Từ Làng Vũ Đại Bắt Đầu Thay Đổi Nhân Sinh

Chương 19: Thu Đồ.

Chương 19: Thu Đồ.



Chí hoàn toàn có thể coi là thằng mù chữ.


Một người An Nam có hai ngoại ngữ là tiếng Anh cùng tiếng Bồ Đào Nha ấy vậy mà lại là thằng mù chữ – thoạt nghe thì thấy kỳ lạ nhưng nghĩ kỹ thì cũng thấy bình thường.


Thầy của Chí dù sao cũng là người Mỹ thêm vào một vị sư mẫu người An Nam.


Người Mỹ tất nhiên sẽ không thể dạy người An Nam chữ An Nam.


Người Mỹ cũng sẽ không dạy tiếng Pháp, ấy mới là bình thường.


Cơ vợ An Nam của người Mỹ cũng sẽ không dạy tiếng Pháp, về phần tiếng An Nam, cũng không ai quy định sư mẫu là người An Nam sẽ dạy Chí viết chữ nôm.

Trong năm năm Chí được dạy dỗ bản thân Chí vừa học Boxing, vừa học tiếng Anh còn thêm cả tiếng Bồ Đào Nha thì không có thời gian học con chữ nôm cũng là bình thường.


Ông Cao hiện tại thấy Chí thật thà như vậy, không cần hỏi cũng nói ra suy nghĩ bản thân, nói mình mạnh cái gì, nói mình kém cái gì thì lại bắt đầu cảm thấy quý tài.


Tại cái niên đại này người An Nam rất khó có ai được như Chí.


Thời thế thế thời, An Nam hiện tại đã không còn là An Nam của nhiều năm trước, chẳng phải vì thế mà ông Cao lại ngâm đi ngâm lại bốn câu thơ trong bài Nhớ Rừng.


"Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! "


An Nam trong mắt ông Cao là An Nam của người nước Nam, là An Nam không có sự tồn tại của lũ Thực Dân Pháp.


Người An Nam khi xưa theo nghiệp nho gia, học cái chữ Hán, chữ Nôm, là người An Nam biết lễ nghĩ trên dưới.


Kẻ sĩ phải học được cái thanh cao không xu nịnh, cái sự liêm khiết yêu nước thương dân chứ không phải luồn cúi gọi dạ bảo vâng, sống mơ mơ hồ hồ không chút danh dự.


Người An Nam hiện tại khổ lắm, sống lưng vẫn luôn phải cúi khi gặp người, người An Nam hiện tại đặc biệt là tầng lớp nông dân – tá điền càng sống không có chính kiến chỉ biết nghe lệnh người khác, người ta bảo gì thì làm nấy, gặp sự bất bình cũng chỉ biết cúi đầu chấp nhận coi là đương nhiên.


Gặp quan trên thì vâng vâng dạ dạ, khúm núm co người lại, đến cả mở miệng nói chuyện bình thường cũng không làm được chứ đừng nói là tự mình đứng ra nói ý kiến bản thân, nói mình mạnh điểm nào, yếu điểm nào.


Ông Cao quan càng nhìn Chí càng thấy hợp ý, trong mắt ông Cao thì ngay cả những kẻ trưởng giả học làm sang, cho con cháu đi học ở những cái xứ Tây Dương xa xôi cũng chưa chắc đã được như Chí.


"Anh Chí này, việc thông ngôn hay thư ký ta hãy bàn lại sau, không biết anh Chí vì sao lại bị đưa vào nhà tù này, anh mắc tội gì? ".


Câu hỏi này là một đạo khảm rất lớn, Chí bắt đầu suy nghĩ một chút.


Nếu nói thật ra, Chí cảm thấy không nên, đôi lúc nói thật được rất nhiều lợi ích nhưng đôi lúc thì không.


Quan trọng là Chí cảm thấy mất mặt, vấn đề mặt mũi vẫn là không hạ xuống được, Chí đời trước vào tù không ít lần nhưng chưa bao giờ vào tù bằng cái lý do trời ơi đất hỡi như vậy cả.


Đương nhiên Chí cũng không thể nói dối, nói dối có thể lừa qua nhất thời nửa khắc nhưng không thể nói dối mãi được, ông Cao quan chỉ cần muốn tra thì vẫn sẽ tra được mà thôi.


"Thưa ông Cao, tôi bị kẻ gian hãm hại đẩy vào đây ".


Chí nói câu này, sắc mặt bình tĩnh nhưng ánh mắt của Chí lại không hề bình tĩnh, ánh mắt của hắn thể hiện sự thống hận.


Ánh mắt tất nhiên là giả nhưng sự thống hận có lẽ cũng có vài phần chân thật.

Về phần câu nói kia càng không thể chê được, Chí mở miệng có vài phần cụt ngủn gần như mang ý không muốn nhắc lại, bất kể ông Cao có tin hay không thì thông tin cho ông Cao cũng chỉ như thế, muốn biết rõ hơn thì ông Cao nhất định phải tự mình đi tra.

Ông Cao đi tra mới hợp ý Chí, may mắn thì Chí còn được ra tù sớm, cớ sao không tạo điều kiện cho ông Cao, phải biết câu nói này cũng không tính nói dối.


Đương nhiên Chí hiểu việc ông Cao đi tra cũng không phải đơn giản dù sao ông Cao cũng đang ở trong tù rất khó vươn tay ra bên ngoài, càng quan trọng hơn là Chí cảm thấy ông Cao... tin mình.


Ông Cao thật sự tin Chí, ông Cao cảm thấy Chí không giống như đang nói dối.


Ông Cao gật đầu với Chí sau đó lại hỏi.


"Anh Chí, vì sao anh lại muốn làm thông ngôn? "


Chí nghe vậy không cần suy nghĩ mà đáp.


"Thưa ông Cao, tôi làm người đơn giản chỉ muốn hướng cuộc sống tốt lên một chút mà thôi, dùng bản lĩnh của mình cải thiện cuộc sống, hướng đến những thứ mỹ diệu hơn trong đời là việc bình thường không thể bình thường hơn được ".


Con người hướng chỗ cao mà đi, ông Cao cũng hiểu hơn nữa ông Cao càng thêm thích Chí.


Như Chí nói như vậy, dùng bản lĩnh của mình cải thiện cuộc sống, cải thiện tương lai của chính mình chẳng phải bình thường sao?.


Con người ai chẳng có mục tiêu, ai chẳng muốn mình sống tốt hơn?.


"Anh Chí, vậy sau này nếu anh ra tù anh có ý định làm gì? ".


Câu hỏi này có chút vượt quá trao đổi bình thường, nó đã biến thành khảo nghiệm, ông Cao đã bắt đầu tò mò, bắt đầu muốn biết Chí có ý định gì trong tương lai.


Trong mắt ông Cao, Chí làm người không xu nịnh, biết trước biết sau, sống lưng thẳng tắp lại chân thật dám nghĩ dám làm.


Chí biết tiếng Anh cùng tiếng Bồ Đào Nha, bản thân lại là người có võ, trong cái thô bên ngoài là nét tinh tế mềm mại bên trong, người như vậy há chẳng phải là nhân tài hay sao?.


"Thưa ông Cao, sau khi ra tù Chí tôi muốn làm ăn nhỏ lẽ kiếm vài đồng đông dương sau đó rời khỏi An Nam, đi đến các quốc gia lân cận, đi đến Tây Dương, đi đến tân lục địa ".


"Chí tôi muốn biết trời này cao bao nhiêu, đất này rộng bao nhiêu, muốn biết các quốc gia trên thế giới sống như thế nào, khác biệt gì với dân An Nam ta, muốn học hỏi cái hay cái tốt của họ mang về dạy cho người An Nam, ít nhất Chí tôi cũng muốn dùng đôi bàn tay này xóa đi một chút mây đen trên bầu trời An Nam ".


Câu nói này của Chí có 5 phần thật cùng 5 phần giả.


Thật ở chỗ Chí muốn rời khỏi An Nam, muốn đi rất nhiều nơi khác.

Giả tất nhiên là phần còn lại.

Chí có thể làm ác nhân nhưng không thể làm một vĩ nhân như con người kia.

Trong hàng tỷ người trên thế giới này cũng chỉ có vị vĩ nhân kia là duy nhất, là con người có thể thay đổi cả một thời đại.

Nếu đây là một quốc gia khác không phải An Nam thì Chí có lẽ cũng muốn nếm thử một chút nhưng An Nam thì không bởi đơn giản đây là quê hương của mẹ nuôi.


Chí không thể biết được liệu mình can thiệp vào An Nam thì có gì xảy ra.


Hiệu ứng hồ điệp là thứ chẳng ai có thể nắm trong tay được, là tốt hay là xấu?.


_ _ _ __ _ _


Câu trả lời của Chí khiến ông Cao mở to mắt, trong ánh mắt của ông Cao thậm chí có kinh ngạc, có thất thố, có cả kích động.


Dạng lời nói này rất nhiều năm trước cụ Phan Bội Châu đã nói.

Cụ Phan Bội Châu thất bại không có nghĩa là dạng tư tưởng này thất bại, muốn xua tan cái màn đêm che phủ bầu trời An Nam kia thì nhất định phải rời khỏi nó đã, phải đi nhìn cái thế giới này, trời kia cao bao nhiêu, đất này rộng bao xa.


Phải xem các quốc gia khác, các dân tộc khác thế nào, liệu bọn họ có chịu khổ như người An Nam hay không.


Phải xem cái tốt cái xấu của người ta, học hỏi người ta, rút ra kinh nghiệm của chính mình, chỉ có mở rộng tầm mắt, kiến thức, tâm thái mà tiếp xúc với những mặt tốt, những mặt được gọi là tiên tiến, văn minh của cái thế giới này thì mới có thể giúp đỡ người dân ở quê nhà.


Ông Cao nhìn chằm chằm vào Chí, rốt cuộc ông Cao... cho Chí một cái đáp án.


"Anh Chí, anh không biết tân ngữ cũng không biết tiếng Pháp thì khó mà làm thông ngôn được hay như thế này đi, để tôi nói với ông quản ngục cho anh làm thư ký sau đó có thời gian rảnh anh lại tới đây, tôi dạy anh cái chữ ".


"Người Nam không biết chữ Nam là không được, tôi dạy anh tân ngữ, dạy anh chữ nôm, dạy anh tiếng Pháp ".



"Đợi anh học được tất cả, anh lại xin làm thông ngôn cũng không muộn, nếu có thời gian tôi lại dạy anh, chữ Hán ".


"Cái con chữ Nôm, cái chữ Hán mới là quốc hồn của người Nam, cũng không thể để mất, không nên sính cái chữ Tây, cái chữ Tân mà mất đi cái quốc hồn, cái nét đẹp trong ngàn năm văn hóa của người nước Nam ta ".


Một câu nói này, có ý đúng mà cũng có ý sai.


Đúng sai là do người, ông Cao chỉ đứng ở góc độ của ông Cao mà nói.


Tất nhiên đúng hay sai thì Chí không quan tâm lắm, Chí chỉ biết qua câu nói này... Ông Cao muốn thu đồ.


Một Chữ Cũng Là Thầy – Nửa Chữ Cũng Là Thầy.