Chương 18: Thông Ngôn Hay Thư Ký

Từ Làng Vũ Đại Bắt Đầu Thay Đổi Nhân Sinh

Chương 18: Thông Ngôn Hay Thư Ký

Chương 18: Thông Ngôn Hay Thư Ký



Ông Cao quan rất khó tưởng tượng được cái môn đấm bốc rốt cuộc nó là gì mà lại lợi hại như vậy.


Lợi hại ở đây là vì thời gian 5 năm mà ông Cao quan cho rằng Chí học Boxing, phải biết cặp rằn Nguyễn Bá Đạt chính là học trò của ông Cao, đứa học trò này của ông tư chất rất tốt, đã luyện võ từ khi 5 năm tuổi, hiện tại cũng đã có 25 năm vậy mà không phải đối thủ của Chí?.


Cặp rằn hiển nhiên không yếu, ngay cả Chí cũng phải công nhận như vậy tuy nhiên thời đại này không có các thiết bị phụ trợ, không có dinh dưỡng bổ sung thì việc khai phát thân thể con người rất chậm, việc rèn luyện gặp rất nhiều vấn đề.


Cặp rằn luyện võ cũng theo chủ nghĩa tự vệ tức là để cường thân kiện thể sau đó bảo vệ bản thân còn với Chí thì võ không phải thứ để tự vệ mà là một loại vũ khí, là vũ khí giết người.


Cách tiếp cận với võ học của hai người khác nhau, bản chất cũng khác nhau, đấy là chưa kể cặp rằn nghe lệnh ông Cao chỉ muốn thử Chí còn Chí thì không nể nang gì, nếu không phải thân phận cặp rằn đặc thù thì đến cả giết đối phương Chí cũng dám làm


"Anh Chí này, anh có muốn thay Bá Đạt làm việc cho ông quản ngục hay không, tôi có thể giới thiệu anh cho ông quản ".


Ông Cao trước đây vốn không nghĩ đến việc này, ông muốn gặp Chí thuần túy vì bài thơ Nhớ Rừng, vì ẩn ý bên trong từng câu từng chữ, với ông thì Chí là một nhà nho yêu nước, một thi sĩ bất bình với chế độ hiện tại, muốn thay đổi đất nước này nhưng lại chỉ có thể bất lực thở dài, sức người có hạn mà.


Ông Cao cảm thấy Chí giống mình, một nhân sĩ yêu nước như vậy nhất định phải kết giao nào ngờ Chí lại khác so với những gì ông Cao tưởng tượng.


Ông Cao văn võ song toàn.


Đội Trời Đạp Đất Ở Đời

Dọc Ngang Nào Biết Trên Đầu Có Ai.


Đây là một câu thơ miêu tả Từ Hải trong truyện của cụ Nguyễn Du, một đôi câu thơ rất được ông Cao tâm đắc, ông Cao cảm thấy hai câu thơ này dùng để miêu tả về mình hồi trẻ cực kỳ thích hợp.


Chỉ là hiện tại ông Cao cũng không phải là ông Cao của nhiều năm trước, đã không còn dám nói 'Dọc Ngang Nào Biết Trên Đầu Có Ai ', ông Cao hiện tại là một nhà nho yêu nước, một người muốn thay đổi cái xứ An Nam này chỉ là ông Cao không nhìn thấy đường.


Từ phong trào Đông Du của cụ Phan đến phong trào Yên Thế của anh Học, anh Chính, tất cả đều đã thất bại.


Ông Cao học rộng hiểu nhiều, quan hệ khắp nơi nhưng ngay cả thế ông Cao cũng cảm giác mình như đang trong một cái nhà tù không có lối thoát, cái tương lai trước mặt ông Cao, cái tương lai của xứ An Nam trong mắt ông Cao là một màu đen, đưa tay không thấy được năm ngón.



"Chọc Trời Khuấy Nước Ở Đời

Dọc Ngang Nào Biết Trên Đầu Có Ai ".


Ông Cao lại nhẹ ngâm lên câu thơ này, nhưng lại không phải dành cho mình mà là dành cho Chí.


Chỉ là ông Cao ngâm cho chính mình nghe, Chí cũng không nghe thấy được.


Chí lúc này còn đang bị câu nói của ông Cao gây ra chút ảnh hưởng.


Vị trí cặp rằn thật sự là mục đích của Chí nhưng qua ngày hôm nay Chí lại có suy nghĩ khác.


Chí chưa hẳn đã thích hợp làm cặp rằn dù sao Chí cũng nhìn ra thằng cặp rằn có địa vị cao như vậy trong Trại Yên Thế là vì ông Cao, vì nó có quan hệ với ông Cao.


Tuy Chí không rõ ông Cao là ai nhưng theo Chí ông Cao là tù chính trị hơn nữa thuộc dạng đặc biệt.


Chí không biết dùng từ miêu tả ra sao cho nó chính xác nhưng ông Cao cũng giống như dạng tù nhân bất cứ lúc nào cũng có thể ra ngoài, loại quan viên bất cứ lúc nào cũng có thể phục chức vậy.


Chí không biết miêu tả sao cho đúng nhưng Chí có thể lấy ví dụ minh họa.


Trận Trân Châu Cảng nổi tiếng tất nhiên sẽ đi kèm với những con người nổi tiếng - Walter Short


Vị tướng này là con dê thế tội kinh điển trong chiến dịch Trân Châu Cảng.


Tất nhiên Chí không có cảm tình gì với người này, có gặp bao giờ đâu mà có cảm tình?, cũng chưa từng muốn lên án hay bảo vệ vị tướng này làm gì, Chí chỉ biết giả sử thế giới này có thần thánh đi chăng nữa thì thần hay thánh ở trận Trân Châu Cảng cũng chỉ có chết.


Trong tình hình quân Nhật tập kích bất ngờ với quân lực mạnh đến mức khó mà tưởng tượng thì bất cứ ai cũng sẽ thất bại trừ khi 'biết trước '.

Hiển nhiên Walter Short không biết trước vì vậy có tài giỏi thế nào đi chăng nữa vị tướng này cũng chỉ có thể chấp nhận kết quả đã an bài sau đó bị gán tội.


Tội lớn nhất của vị tướng này là làm mất mặt nước Mỹ, mất vị thế của nước Mỹ trong mắt đồng minh.

Nước Mỹ cần một con dê thế tội, để thế giới biết không phải vì hải quân của nước Mỹ yếu, không phải vì quân Mỹ không mạnh mà là vì sai lâm cá nhân, sai lầm của Walter Short dẫn tới thảm bại trận Trân Châu Cảng.


Như vậy có nghĩa là người Mỹ không sai, nước Mỹ không sai, sai chỉ có thể là vị tướng Walter Short.


Theo Chí thì ông Cao cũng tương tự như vậy, ông Cao vào tù mà vẫn 'Vip' như thế tức là không vì tội trạng mà vì đứng ra gánh chịu trách nhiệm thì đúng hơn.


Hoặc là ông Cao cả đời ở trong này hoặc là đợi một thời gian có thể đi ra, một khi đã đi ra đường làm quan nhất định rộng mở.


Tại sao Chí phải suy nghĩ nhiều như vậy vì ông Cao?, đơn giản là bởi Chí biết mình không phải thân quen gì với ông Cao.


Để ông Cao mở miệng giúp Chí là một cơ hội rất khó được, gần như chỉ có một lần mà cái cơ hội này chỉ để xin thành cặp rằn thì nó phí quá.


Thằng cặp rằn có địa vị cao là bởi nó có ông Cao sau lưng, nó mất cái chức cặp rằn cũng không ảnh hưởng gì nhiều trong khi Chí có lên làm cặp rằn cũng chẳng thể tốt hơn nó mà còn kém xa lắm.


"Thưa ông Cao, Chí tôi xưa nay không thích tranh đoạt với người, anh Bá Đạt đã làm rất tốt, Chí tối sao lại đi tranh với anh ấy hơn nữa ông quản cũng dùng quen anh Đạt, Chí tôi thay vào cũng sợ làm không tốt, phật ý ông quản thì lại không tiện ông Cao ".


"Chi bằng ông Cao hỏi ông quản, không biết ông quan quản có cần thông ngôn hay không ".


Cặp rằn so với thông ngôn thì kém nhiều lắm.


Cặp rằn là đầu gấu được chiêu mộ làm việc còn thông ngôn còn được gọi là quan thông ngôn, là chức quan hẳn hoi.


Tất nhiên Chí thân là tù phạm nào có được làm quan nhưng kể cả thế thông ngôn vẫn cứ hơn cặp rằn, đấy là chưa kể làm thông ngôn còn được gần quan quản ngục, lợi ích rất lớn.



Ông Cao quan nghe được câu trả lời của Chí thì trầm ngâm một chút tựa hồ đang đắn đo suy nghĩ.


Chí thấy ông Cao quan tỏ ra như vậy cũng chủ động tiếp lời.

"Thưa ông Cao, Chí tôi theo thầy năm năm, ngoại trừ môn Boxing ra còn được thầy dạy Anh ngữ, theo thầy tôi nói tiếng Anh của tôi cũng đã rất tốt rồi, ngoài ra thầy còn dạy tôi chút tiếng Bồ Đào Nha thầy tôi là người Bồ Đào Nha lớn lên mới theo cha mẹ sang Mỹ, tôi cũng có thể nói được một chút tiếng Bồ Đào Nha ".


Chí biết hắn kể ra những ưu thế này cũng chưa đủ bởi vì đi song song với ưu thế thì Chí cũng có rất nhiều điểm không được.


Chí có thể nói tiếng Việt, giao tiếp không thành vấn đề nhưng trên thực tế... Chí mù chữ.


Tại thế giới này hoặc tại cái thời đại này, người An Nam chủ yếu dùng chữ nôm mà chữ nôm nằm ngoài phạm vi hiểu biết của Chí, chủ nhân của thân thể này càng không thể biết chữ.

Con chữ trong thời này thực sự quý lắm, thằng tá điền thấp hèn sao mà học được con chữ?


Ngoài vấn đề này ra, đây là An Nam chứ không phải Hongkong hoặc Thượng Hải, nếu là hai nơi này thì Chí biết tiếng Anh sẽ có một khởi đầu rất tốt.


Tại An Nam, tiếng Anh không có quá nhiều chỗ đứng, đây là địa bàn của người Pháp, là thế giới của người Pháp.


Quả nhiên nghe Chí nói vậy, ông Cao quan ánh mắt hơi sáng lên hứng thú nhìn Chí sau đó mới hỏi vấn đề trọng tâm.


"Vậy anh Chí có biết nói tiếng Pháp không? ".


Vấn đề này quá chí mạng, Chí chỉ có thể ăn ngay nói thật lắc đầu.


Ông Cao thấy vậy tỏ ra tương đối nuối tiếc sau đó lại hỏi.


"Vậy anh Chí có biết toán thuật không? ".


Toán thuật trong miệng ông Cao chắc chắn không phải Sin – Cos, đạo hàm, đồ thị hàm số, hình học không gian mà là thuật tính toán, là nhân chia cộng trừ.


Nếu là nhân chia cộng trừ thì Chí cảm thấy mình làm được hơn nữa còn làm tốt.

Khó hơn thì Chí không được, nhưng chỉ là vấn đề cơ bản hiển nhiên không có vấn đề.


Nghĩ tới quá khứ của mình, Chí khẽ gật đầu với ông Cao quan.


Hắn cảm thấy hắn làm được.


Ông Cao quan thấy vậy nghĩ nghĩ một chút rồi nói.


"Anh Chí này, anh không biết tiếng Pháp thì không làm thông ngôn được đâu nhưng tôi thấy anh khỏe mạnh, lại hiểu tính toán cũng biết cả tiếng Anh, tôi đề cử anh làm thư ký của quan quản, không biết anh thấy thế nào? ".


Thư ký tại thời đại này rất khác thư ký của nhiều năm sau tuy nhiên Chí không quan tâm lắm, không làm được ông thông ngôn thì theo quan quản làm thư ký cũng được, chỉ cần gần quan là được nhưng lúc thế này Chí càng phải nói thật.


Chí đầu tiên gật đầu, hai tay chắp vào theo phong cách của người An Nam, cúi đầu với ông Cao.


"Đội ơn ông Cao nhưng mà Chí tôi sợ làm không có tốt... Chí tôi xin làm thông ngôn vì nghĩ mình biết tiếng Anh, nếu quan trên nói tiếng Anh, Chí tôi lại chuyển nó thành thứ tiếng người An Nam mình hiểu rồi nói cho mọi người chứ xin làm thư ký thì khó quá, Chí tôi... chỉ nhận ra vài con chữ, không biết đọc cũng không biết viết, chỉ sợ không làm được vị trí này ".




_ _ _ _ _



Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc

Nợ tang bồng vay trả trả vay

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể

Nhân sinh thế thuợng thuỳ vô nghệ

Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh

Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh

Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ