Chương 8: Thời cổ đại

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 8: Thời cổ đại

Bò đến chỗ tên nài tượng giơ cánh tay định kéo tên này lại thì Nguyên Quốc bỗng nhiên giật mình mà rụt tay lại. Bàn tay hắn quá nhỏ đi, cả cánh tay cũng nhỏ lại và trắng hơn, không phải kiểu trắng bệch do mất máu mà là da trắng hơn. Nguyên Quốc từ từ giơ cánh tay phải và trái lên ngạc nhiên mà ngắm nhìn, rõ ràng đây không phải tay của Nguyên Quốc hắn mà là tay của một đứa trẻ thiếu niên mà thôi.

- Chả nhẽ linh hồn ta xuyên vào một cậu bé thiếu niên thời cổ đại....?

Nguyên Quốc lẩm bẩm mà tự hỏi. Cái này có thể lắm vì trong mấy truyện xuyên không toàn có màn này không hà. Nhưng hắn lại lắc đầu phủ nhận.

Rõ ràng không thể nào linh hồn nhập vào người khác được, vì hắn vẫn đang mặc áo phông, quần jeans lưng đeo ba lô, mà vết thương ở ngực vẫn còn. Điều này chứng minh hẳn hắn vẫn là Nguyên Quốc. Tức tốc móc cái gương trong ba lô ra thì đập vào mắt hắn trong gương là một cậu bé tầm 14, 15 tuổi. Nhưng là khuôn mặt của Nguyên Quốc lúc 14 mà thôi. Hắn ngớ người mà lầm bầm:

-Vậy mà ta trẻ ra 10 tuổi, đây đây là chuyện gì xảy ra...

Nguyên Quốc cố bóp chán mà tưởng niệm lại hình ảnh họ Vương túm tóc Lan, vậy mà hai người bọn họ cũng nhỏ đi một mảng tuổi như Nguyên Quốc vậy. Có lẽ làdo tác dụng của đường hầm thời không. Nguyên Quốc thầm nghĩ và cũng bỏ qua chuyện đó.

Việc càn thiết là xem xét tên nài tương ra sao. Nếu tên này đã chết thì Nguyên Quốc bắt buộc phải chờ con voi này di chuyển qua cành cây nào sẽ bám lấy mà thoát thân. Có thách kẹo Nguyên Quốc cũng không dám tụt xuống trước mặt con voi này.

Trở về tuổi 14 thì sức mạnh mất đi thật nhiều. Hắn phải vất vả mới dùng một tay kéo người nài tượng này về phía chiếc ngai rộn rãi trên lưng voi.

Vậy mà tên nài tượng này còn sống, nhưng mạch yếu ớt và hơi thở cực mong manh. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì chắc tên này không thể sống quá ngày hôm nay rồi.

Việc đầu tiên là rút mũi tên ra, rất may là khi máu đen trào ra ngoài không mang theo bọt khí, điều này chứng tỏ không thủng phổi. Đây là một tin tốt, có lẽ tên nãy cũng ngất đi do mất máu. Thế nhưng chắc tên này mất nhiều máu hơn Nguyên Quốc nhiều vậy nên không có khả năng tự hồi tỉnh.

Nguyên Quốc kiểm tra toàn thân hắn xem còn vết thương nào không thì thấy còn một vết tên bắn tại đùi nhưng gã này đã rút mũi tên ra, có lẽ đây mới là nguyên nhân kiến hắn mất máu đến gần chết như vậy.

Xử lý xong vết thương và sát trùng đầy đủ cho tên thương binh cuối cùng là băng bó lại. Lúc này không thể dùng băng trong hộp ý tế được. Vì chúng số lượng có hạn cần phải để dành cho những lúc quan hiểm hơn.

Chiếc áo phông đã khô được xẻ ra để làm băng cho tên nài tượng. Tuy rằng không quá vệ sinh nhưng ít ra vẫn tốt. Tiếp theo Nguyên Quốc đút cho tên này một ít nước có pha đường và muối. Việc bổ xung hai thư này là rất quan trọng cho người mất máu. Đường và muối thì Nguyên Quốc không thiếu. ít ra đủ dùng cả tuần vì hắn nay phải lang thang trong rừng lăn lộn với các khu khảo cổ nên mấy thứ này được hắn chuẩn bị cực kĩ.
Đúng như sự mong chờ đến tầm xế chiều thì tên Nài Tượng lơ mơ tỉnh lại. Nguyên Quốc vẫn ngồi một bên của tên này, hắn không sợ tên này sẽ làm hại đến mình vì giờ đây tên nài tượng quá yếu ớt rồi.

- Ngươi tên là gì?

Tên Nài tượng mở to hai mắt mà ngẩn ngơ nhìn Nguyên Quốc.

- Ngươi tên gì?

Tên nài tượng vẫn ngơ ngáo nhìn Nguyên Quốc lắc đầu. Nguyên Quốc ngắm nhìn kĩ tên này, rồi để ý đến chiếc hoa văn khắc trên chiếc búa đồng vẫn treo lủng lẳng bên hông của hắn, rõ ràng đây là hoa văn họa tiết của Người Việt cổ. Đối với Nguyên Quốc một khảo cổ gia thì điều này không khó để hắn phân biệt. A lên một tiếng trong đầu Nguyên Quốc nghĩ: " Ôi thôi xong giờ đây Việt tộc chưa phân biệt Kinh-Mường khả năng cao mình nói tiếng kinh hắn không hiểu" Vận dụng hết kiến thức "ngoại ngữ" mà hắn đạt được khi lăn lộn cùng bà con miền ngược khi săn lùng các di chỉ, Nguyên Quốc cố dặn ra một câu tiếng mường:

- Mày tên gì.

Tên nài tượng lúc này mặt mày rạng rỡ há miệng trả lời.

- Tao tên Chó To, mày tên gì?

Nghe tên nài tượng trả lời xém chút Nguyên Quốc té ngã xuống đất. Cố bấm bụng ní cười Nguyên Quốc trả lời tên nài tượng bằng tiếng Mường:

- Ta họ Lý tên Nguyên Quốc…

Nghe đến tên Nài tượng co lại nép sát phía sau của chiếc bành ngai trên lưng voi, hắn phóng ra tư thế phòng thủ đối với Nguyên Quốc.

- Mày là giặc Bắc? - Tên nài tượng rít qua kẽ răng gương mặt vặn vẹo, điều này chỉ chứng minh một điều hắn rất căm thù giặc Bắc. Thông qua đó có thể thấy tính dân tộc của tên người Việt cổ này khá cao (chí ít cao hơn một vài kẻ).

- Không phải, tao là người Việt. - Nguyên Quốc cố gắng giải thích cho hắn để tránh đi hiểu lầm và địch ý không nên có.

- Mày tộc Việt nào Dương Việt, Tây Âu, Lạc Việt, Ư Việt hay điền Điền Việt? Tại sao mày có họ Lý.

Điều này thì Nguyên Quốc quả thật khó giải thích rồi. Thời này xã hội của người Việt cổ phân cấp rất rõ rang chỉ có quý tộc mới có họ mà thôi. Mà trong đó có bốn họ chính là: Đinh, Quách, Bạch, Hà gọi chung là Lang đạo. Có thể hình dung hệ thống xã hội lúc này của người Việt cổ chia làm tầng lớp quý tộc (Lang), và tần lớp dân thường (Jan: dân). Trong Lang cũng có phân ra chi trưởng (Cun) và chi thứ (Đun). Mag thường dân cũng phân ra ba cấp Âu Eng (Âu anh) là lớp tiếp cận quý tộc có thể được phân ruộng đất tốt có quyền sai khiến các Âu ún (Âu em). Và tần lớp thấp nhất đó là Noóc K,Loi (Nóc Trọi) có thể coi như là nô lệ cũng được, họ bị khinh miệt và đối sử thậm tệ trong cộng đồng. Đối với một người học ngàng Khảo cổ khoa Lịch Sử thì Nguyên Quốc phải biết qua về những điều này. Chính vì thế hắn lại càng khó giải thích về cái họ Lý của mình. Nếu quả thật cứ giữ nguyên cái họ này thì hắn không bao giờ có thể nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng những người Việt Cổ. Nếu như vậy hắn càng không biết mình đang ở chính xác thời điểm nào để có thể ứng đối một cách tốt hơn với tình huống.

Cắn răng một cái Nguyên Quốc quyết định thay đổi họ của mình, đó là việc làm không đúng với tổ tiên cảu hắn thế nhưng cái họ hắn đổi lại là tổ tiên của tổ tiên nên xem ra cũng là không bất kính:

- Tao họ Lạc mày nghe nhầm. Không phải Lý…

- Lạc… mày là con cháu Lạc tướng thời Vua Hùng…

- Mày cũng biết nhiều nhỉ..

- Tao là Âu Anh trong Mương (Tầng lớp khá cao trong một Mương đơn vị hành chính của Việt tộc thời này) Tao được dạy nhiều câu hát về Văn Lang quốc.

Thì ra đây là cách truyền dạy kiến thức của người Việt Cổ, họ vẫn chưa có chữ viết của mình nên sẽ truyền dạy thong qua những câu hát, những trường ca để làm cho con cháu không thể quên lịch sử gốc gác tổ tiên.

- Đúng rồi tao là con cháu Lạc Tướng họ gì quên rồi, nhưng tao là Lang đạo (Tầng lớp quý tộc). tao lấy Lạc làm họ luôn. Mày ở Mương nào có xa không… vì sao mày bị thương?

Nguyên Quốc vật dụng đủ kiến thức lịch sử mà bịa bừa ra một cái xuất xứ có vẻ hợp lý rồi hỏi tên nài tượng tên Chó To này.

- Dạ Dạ(câu thưa gửi mang tính chất kính trọng cảu người Việt cổ). Eng (em: cách xưng hô thể hiện địa vị thấp) là người thuộc Mương Ka tại huyện Kê Từ. Eng theo các Lang Cun của Mương hỗ trợ Vua Sĩ Huy đánh đuổi giặc Bắc, thua rồi, Lang đạo chết hết.

Theo câu trả lời của tên này thì Nguyên Quốc có được rất nhiều thông tin. Thứ nhất hẳn đây là năm 226 sau Công Nguyên. Khi này Sĩ Nhiếp Châu Mục (quan cai trị một châu thời Đông Hán) Giao Châu vừa qua đời Đông Ngô Tôn Quyền liền chia Giao Châu (cũ) của Sĩ Nhiếp thành hai Châu là Quảng Châu và Giao Châu (mới). Trong đó Quảng Châu bao gồm Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô (Một phần Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc kiến thời này cảu Trung Quốc). Và Giao Châu chỉ còn lại Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố (Giao Chỉ lúc này là đồng bằng Bắc Bộ kéo dài cho tới Móng Cai ngày nay. Hợp Phố là thuộc vùng ven biển Của Quảng Đông & Quảng Tây thuộc Trung Quốc tiếp giáp với Móng Cái, Ngày nay là các huyện Trạm Giang, Mậu Danh, Thành Cảng, Bắc Hải, Khâm Châu).
* Các bạn có thể vào đây tham khảo để rõ hơn nhé: https://www.facebook.com/profile.php?id=100024025355502&hc_ref=ARRh4r_UCs78g0rYIrTqmN5jTfGW36LfiupA0yHyQ2TFfWiTDKF9Gag3o4XmFCUI5eY&fref=nf


Sau đó Tôn quyền lại bắt Sĩ Huy đi làm thái thú Cửu Chân, vậy nên tên này chống lệnh mà đưa quân chiếm lĩnh Giao Châu. Lúc này Thứ sử Lữ Đại bèn xua quân sang đánh dẹp. Do nghe lời chiêu dụ, Sỹ Huy cùng năm anh em ra hàng. Lữ Đại giết chết Huy, còn mấy anh em thì đem về đất Ngô làm tội. Dư đảng của Sỹ Huy tiếp tục chống lại, khiến Lữ Đại mang quân vào Cửu Chân giết hại một lúc hàng vạn người.

Lúc này đây hẳn là đang trong giai đoạn các bộ hạ Sỹ Huy chống cự và gặp đàn áp dã man từ quân Ngô. Nắm được tình hình thì Nguyên Quốc cũng chắc chắn hơn về mặt lên đối sách để tồn tại ở nơi này rồi lập kế hoạch cứu Lan.