Chương 16: Thượng binh phạt mưu

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 16: Thượng binh phạt mưu

Một khi đấu trí tan giã thì đó chính là cái dấu chấm hết to tròng cho một đạo quân, binh lính Dương Việt đang bị tàn sát không còn lại một ai. Thật ra tinh thần của quân Đại việt không hề cường đại một chút nào, họ chỉ là linh mới mà thôi. Chỉ có năm tên cận vệ của Bạch Công Ngưu mới là chiến binh thực sự. Năm người này xếp vào hai hàng đầu tiên của trường thương trận và chính là linh hồn dẫn dắt toàn trận trong những giây phút khó khăn. Điều quan trọng hơn là đội quân chim non Của Đại Việt có niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng vì bên họ có đệ tử của tiên nhân. Chính niềm tin này đã khiến họ trụ vững dù trên người đầy những vết thương.

Đến lúc này thì mười người có nhiệm vụ làm mồi và dãn dụ quân địch đã quay lại chiến trường nơi đây, sau một lúc thì bong dáng của 20 tên đuổi theo họ cũng xuất hiện. Bọn đuổi theo vậy mà mang theo toàn là cung tên. Cũng may mắn mà 10 cung thủ của Đại Việt dẫn đi được 20 cung thủ Dương Việt nếu không thì 20 người này sẽ lại gây ra tổn thất không nhỏ cho quân trường thương binh.

Khi 20 cung thủ của Dương Việt tộc đuổi đến gần chiến trường thì họ mới phát hiện ra điểm không đúng. Lúc này thì 20 cung tiễn thủ của Đại việt đã xắp hàng sẵn mà đợi họ, một loạt tiếng phạch phạch vang lên, đây là tiếng dây cung bật trong không khí, tiếp theo là tiếng víu víu của mũi tên lao trong không gian.

Vội vàng lăn mình để né tránh nhưng các cung thủ Dương Việt vẫn có một vài người bị trúng tên mà kêu la tán loạn. Tiếp theo đó là tiếng gào rú vang lên, thớt voi chiến bị thúc dục mà lao ầm ầm về phía về phía cung thủ Dương Việt. Sau một hồi đuổi giết các cung thủ Đại Việt trong rừng già thì các cung thủ nay đã quá mệt mỏi rồi, họ quay đầu chạy nhưng tốc độ chạy được bao nhiêu. Các cung thủ trên lưng voi mặc sức nhắm bắn vào lưng những kẻ đang bỏ chạy kia. Nguyên Quốc cũng đang … tập bắn. hắn là 1 trong 3 cung thủ trên lưng voi. Khi nãy với đội hình khá đông các đao thủ đông Ngô thì Nguyên Quốc hắn bắn khá tốt, kiểu nhắm thằng này thằng kia chết, xong lúc này đây các cung thủ Dương Việt chạy tứ tán thì mô chuyện khác hẳn, sự yếu kém trong kĩ thuật bắn cung của hắn lộ rõ rang. Người tàn sát các cung thủ đang bỏ chạy lại là hai tên cung thủ còn lại. Cái môn bắn cung này phải luyện tập rất lâu, nhất là cung đơn sơ không có thước ngắm không có dụng cụ hỗ trợ như thế này. Nhưng Nguyên Quốc phải học và thích ứng với môn này. Chiếc nỏ của hắn tuy bá đạo nhưng lại kém đi tốc độ, chỉ thích hợp ám sát mà thôi.

Chiến đấu kết thúc, quân đông Ngô sai lầm chiến thuật mà hơn 100 quân gần như bị giết hoàn toàn, chỉ còn lại 20 người đang bị bắt trói làm tù binh. Quân Đại Việt thì chết 7 trường thương binh bị thương 20 người nhưng không quá nặng. Đây là một chiến quả quá tuyệt vời đối với một đạo quân mới toanh như thế này.

Nhưng nó đi cũng phải nói lại, binh lính thời này rất ít có lực lượng chính quy thường trực. Toàn là lúc có chiến thì chưng binh từ nông dân, lúc ngưng chiến thì về quê làm ruộng. Lực lượng chính quy của mỗi thế lực đều có hạn nhưng đều được trang bị và huấn luyện khá tốt. Nhưng nhóm binh lính các dân tộc miền núi này khá đặc biệt, vì họ sống trên núi và quen đấu tranh với thú dữ, cộng thêm các bộ lạc hay tranh chấp vậy nên sức chiến đấu của nhóm này cao hơn những nông dân trồng lúa đơn thuần.
Trong trận chiến mang tính chất quy mô nhỏ này thì không có một lính Dương Việt nào chạy thoát số bị thương còn có thể sống là 12 người, bị bắt là 22 người, số còn lại thì bị giết chết hoặc bị thương quá nặng không còn khả năng sống sót nên theo tinh thần nhân đạo mà Nguyên Quốc ra lệnh kết liễu cho họ bớt đau đớn.

Về chiến lợi phẩm thì bọn quân đại việt thu được 112 bộ giáp da, tuy có tổn hại nhưng hoàn toàn có thể tận dụng sửa chữa mà dùng. Cung sừng phức hợp 40 thanh, trong đó hỏng 7 thanh do Voi chiến dẫm đạp không có khả năng sửa chữa. Kiếm 2 lưỡi dài 40 thanh, kiếm hai lưỡi ngắn 20 thanh, trường mâu 43 thanh.

Mũi tên thu được đa phần là tận dụng lại các đầu bằng sắt còn lại thân tên đều bị gãy cả rồi. Đến trưa ngày hôm đó thì quân Đại Việt đã kéo toàn bộ gần 70 xác chết về phía cổng trại. Qua khai thác đám tù binh thì Nguyên Quốc biết được kẻ thống lĩnh doanh trại này là một võ quan bách hộ người Đông Ngô chứ không phải người Dương Việt, vậy nên kế hoạch cường công doanh trại biến thành đe dọa và chiêu hàng.

Bảy mươi xác chết đó là để đe dọa, binh sĩ Đại Việt lập doanh trại ngay đối diện doanh trại của quân Đông ngô, cách nau chỉ tầm 200m mà thôi. Đây là khiêu khích trắng trợ, ngay mặt bao vây không cho quân địch thoát thân. Đến chiều ngày hôm đó Nguyên Quốc lấy một đoạn tre vót thật mịn sau đó dùng than củi nguệch ngoạc mấy chữ Hán phồng thể. Nội dung đơn giản là " Đầu hàng không giết cho về nhà. Không đầu hàng giết không tha".

Đối với các khảo cổ gia thì họ đồng thời cũng các nhà ngôn ngữ học, vì ngành cảu họ bắt buộc phải nghiên cứu các loại ngôn ngữ cổ, kể cả chữ hán, chữ nôm, hay thậm trí bộ chữ của triều tên, Nhật Bản đều là môn học bắt buộc của họ. Tuy rằng Nguyên Quốc chỉ có thể viết và đọc theo kiểu phiên âm ra hán việt, nhưng như vậy là quá đủ để viết một bức thư chiêu hàng đơn giản. Nguyên Quốc cũng lo lắng tên kia là võ tướng không biết bao nhiêu chữ nghĩa thế nên hắn viết hết sức ngắn gọn và dễ hiểu. Thẻ tre được một binh sĩ mang tới doanh trại của quân Ngô. Thời kỳ này vẫn có cái lệ đấu tướng, không giết sứ giả v.v… nên Nguyên Quốc cử một binh sĩ Đại Việt đi cũng không lo lắng an toàn cho hắn chút nào.

Nguyên Quốc muốn cho tên bách phu trưởng kia một đêm để suy nghĩ, nói thật cái chuyện đầu hàng hay đánh chỉ là một ý niệm đằng nào thì với Voi chiến hỗ trợ thì quân Nguyên Quốc sẽ nắm chắc phần thắng. Nhưng Nguyên Quốc không muốn hi sinh thêm tính mạng binh sĩ nữa rồi. Hôm này đã có quá nhiều người bị thương và có tớ 7 người chết đấy. Chiến tranh là tiêu hao sinh mệnh, có câu nói: "Cố thượng binh phạt mưu, kì thứ phạt giao, kì thứ phạt binh, kì hạ công thành, công thành chi pháp, vi bất đắc dĩ". Trong cuộc chiến, thượng sách là dùng mưu trí thắng địch, sau đó là thông qua đường ngoại giao, thấp hơn là dùng vũ lực tấn công. Hạ sách cuối cùng là đánh thành. Đó là cách bất đắc dĩ khi không còn cách nào khác. Nguyên Quốc cũng khá tâm đắc điều này đối với binh pháp Tôn Tử thế nên hắn áp dụng ở tình huống này.

Tình huống không có gì bất ngờ sảy ra, đến sang ngày hôm sau thì tất cả 50 binh sĩ Dương Việt tộc và tên Bách Phu trưởng người đông Ngô giải giáp quy hàng. Cả doanh trại quân Đông Ngô giờ đây lại biến thành nơi trú quân tạm thời của Tân bộ lạc có tên Đại Việt.

Lúc này đây toàn bộ khu mỏ có tới hơn 200 tráng đinh chứ không phải 100 như tên Bạch Công Ngưu tuyên bố, vì nơi đây không chỉ có tráng đinh của bộ lạc hắn mà có cả tráng đinh của các bộ lạc khác bị bắt đi khai thác hầm mỏ. Quân đội của Nguyên Quốc nhanh tróng mở rộng đến 250 người. Trong đó có vài người bị thương vẫn đang được chăm sóc. Nhưng tình trạng vết thương của họ chuyển biến cực tốt, không phải Nguyên Quốc cho họ dùng những viên thuốc kháng sinh quý báu của mình mà đó là những vị thuốc dân gian mà Nguyên Quốc biết được. (Có người tự hỏi tại sao cái gì main cũng rành vậy trả lời đơn giản hắn là main) Điều này cũng không khó đối với Nguyên Quốc vì đơn giản mỗi võ sư đều là thầy thuốc, nhất là những bài thuốc về chữa thương nội ngoại thì ho càng rành. Thầy Tiến sư phụ của Nguyên Quốc cũng là bậc thầy trong làng thuốc nam về chữa nội ngoại thương. Vậy nên hắn học được cũng không có gì la lạ. Tuy không cao thủ như thầy Tiến thế nhưng những bài thuốc của Nguyên Quốc đã vượt trội so với thời điểm bây giờ rồi.

Đơn giản về thuốc kháng sinh tự nhiên có thể dùng bột gừng, tỏi, Cây lô hội ép ra dầu có thể làm mau lành vết thương, giảm đau chống viêm và có tính kháng sinh mạnh, mà mạnh nhất trong các loại kháng sinh tự nhiên có lẽ là tinh dầu ép ra từ cây kinh giới dại.

Tiếp theo đó là về các bài thuốc Kim sang dược (thuốc cầm máu ngoại thương), thứ này cực kì quan trọng với binh sĩ nó bao gồm: Nguyên liệu: Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao cháy đen, lá chuối hột khô sao cháy đen, than tóc. Cũng có thể dùng: Lá trầu không 2 phần, lá gai làm bánh 2 phần, hạt cau già 1 phần. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng lại. Mà cao cấp hơn là bột sâm đại hành tán mịn. Những thứ này đều được Nguyên Quốc truyền lại cho người dân còn lại trong rừng để tìm kiếm nhiên liệu. Cũng may vì thế những binh sĩ bị thương không ai nhiễm trùng hay vết thương bị phù nề. Có lẽ sát trùng tốt nhất là rượu mạnh nhưng Nguyên Quốc chưa có thời gian mà chế, quan trọng là lương thực của quân đội không đủ để chế tạo ra nhiều rượu mạnh như vậy.