Chương 23: Tinh thần Việt

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 23: Tinh thần Việt

Việc thu thập chiến trường cực kì cần thiết vì nếu để lộ ra dấu vết có một đám Đông Ngô quân bị phục sát (Mai phục và giết) nơi này thì kế hoạch của Nguyên Quốc sẽ thất bại hoàn toàn. Tất cả vết tích đều được nhóm dân phu sử lý gọn gang xác chết bị lột sạch sẽ rồi đem chôn trong rừng. Không phải Nguyên Quốc có thú vui biến thái mà họ cần những bộ quân phục Đông Ngô cho những lần hành động tiếp theo.

Qua khai thác thì nhóm dân phu này là binh lính chuyên nghiệp, tức là binh thường trực đóng tại thành Khúc Dương. Tuy Khúc Dương thành chỉ là một thành đất cao chưa đến 4m nhưng nó lại có ý nghĩa quá quan trọng về mặt chiến thuật quân sự. Nơi đây chắn ngang con đường đổ bộ của quân Bách việt từ Nam Hải và Thương Ngô xâm nhập Giao Chỉ. Đồng thời nó cũng có thể canh giữ luôn vị trí của biển Vân Đồng và vịnh Bái Tử Long. Nhưng thành Khúc Dương thất thủ chỉ trong một buổi sáng, nguyên nhân thì chính là thế giặc mạnh, nhưng dù có mạnh đến mấy thì 1 vạn quân Dương Việt cũng không thể công phá 2 ngàn lính thường trực thuộc Thành Khúc Dương chỉ trong một nốt nhạc như vậy. Sự việc chính là sự phản bội của tên Thủ bạ Trương Hiên cháu trai của Trương Trọng.

Sự việc này có nhiều uẩn khúc bên trong cần được giải thích một cách rõ rang. Sĩ Nhiếp Chính là quan nhà Hán được Hán Hiến Đế cho làm Thái Thú Giao Chỉ, nhưng sau đó Sĩ nhiếp lại tiến cử hai em của mình là Sĩ Nhất và Sĩ Vũ làm Thái Thú Hợp Phố và Nam Hải. Kể từ đó một giải Giao Châu thuộc quyền quản lý của Sĩ Nhiếp. Người này tuy là người Hán nhưng độ lượng khoan hậu, khiêm tốn, kính trọng kẻ sĩ, người trong nước yêu mến, đều gọi là vương. Danh sĩ nhà Hán tránh nạn sang nương tựa có hàng trăm người. Lúc này Hán triều đang thời kì đầu cảu Giặc khăn vàng rồi loạn Đổng Trác, tiếp theo là quân phiệt các nơi các cứ phân quyền. Sĩ Nhiếp vo hình chung thoát hẳn khỏi sự khống chế của nhà Hán mà thành lập như một quốc gia riêng vậy.

Cùng với chiến loạn của trung nguyên thì người hán di cư chạy loạn qua nương nhờ Sĩ Nhiếp ngày càng nhiều. Tại giao Châu trong gần 30 năm một phong trào hán hóa lầ thứ nhất đặc biệt nở rộ đối với các tộc Việt sinh sống tại đây. Thế nên nó tạo cho Quận Giao chỉ có một phong cảnh cực kì đặc biệt, người hán và những người Việt cổ bị hán hóa nhiều thì sẽ sống tại thành trì, cày ruộng sinh hoạt, tạo các làng nghề như dệt vải, trồng dâu nuôi tằm thủ công mĩ nghệ đều là xung quanh các thành trì cả. Còn mộ bộ phận thứ hai đó chính là những người Việt cổ vẫn giữ nguyên bản sắc từ thời Văn Lang thì sống thành các bộ lạc rải rác khắp nơi.

Tuy Sĩ Nhiếp là một người Hán nhưng cũng không thể phủ nhận công lao của ông ta trong việc truyền bá văn hóa mà ở đây cụ thể là Nho học. Một số sử gia phong kiến chính thống, trong đó có Ngô Sĩ Liên, đánh giá rất cao Sĩ Nhiếp, gọi ông là Sĩ Vương, sánh ngang với các bậc vương giả, đồng thời coi Sĩ Nhiếp là ông tổ của Nho học ở Việt Nam

Nhưng các sử gia hiện đại cảu Việt nam lại cho rằng đánh giá Sĩ Nhiếp quá cao là không chính xác: "Nhà làm sử thường cho nước ta (Việt Nam) có văn học là khởi đầu từ Sĩ Nhiếp. Cái ý kiến đó có lẽ không phải. Vì rằng từ khi nhà Hán cai trị đất Giao Chỉ đến đời Sĩ Nhiếp đã được hơn 300 năm, người Giao Chỉ đã có người học hành thi đỗ hiếu liêm, mậu tài. Vậy nói rằng đến ông Sĩ Nhiếp mới có Nho học thì chẳng sai lắm ru. Hoặc giả ông ấy là một người có văn học trong khi làm quan, lo mở mang sự học hành, hay giúp đỡ những kẻ có chữ nghĩa, cho nên về sau mới được cái tiếng làm học tổ ở nước Nam, tưởng như thế thì có thể hợp lẽ hơn".

Nhưng nói gì thì nói Sĩ Nhiếp cũng đã có công trong công việc kiến thiết một số mặt tốt hơn về kinh tế và xã hội cũng như văn hóa cho các tộc Việt tại Giao Châu. Mặc dù những việc làm đó chỉ mang mục đích tăng cường lợi ích cho hệ thống thống trị với đa số người hán sống trong các thành trì của Giao Châu. Tuy số lượng người hán chỉ có vài trăm người nhưng chúng lại thống trị cả một dân tộc có đến gần triệu người.

Vẫn nói Sĩ Nhiếp có công tiến cử hiền tài "người Giao Châu" đến làm quan cho Hán Triều, điển hình là Lý Cầm, Trương Trọng. Vậy nhưng những người này là Hán tộc chạy loạn qua Giao chỉ mà thôi. Trường học, y tế hay những gì tốt đẹp nhất thì đều nhằm phục vụ cho một nhóm nhỏ người Hán này và con cháu họ. Người Việt được dạy nghề thủ công, được truyền bá tẩy não: trung, tín,hiếu,lễ, nghĩa. Là đối với nhóm hán tộc này mà cung phụng như thần tiên, họ lao động để thành những tấm lụa, ngà voi, thổ cẩm, ngọc trai để Sĩ Nhiếp tiến cống cho Hán Triều, sau này là tiến cống cho Đông Ngô để đổi lấy sự yên thân làm vua một cõi của mình.
(Viết đến đây tôi cũng không biết nhận định người này ra sao, các bạn độc giả tự có ý kiến của mình)

Đúng là dựa vào mồ hôi xương máu lao động của Việt tộc mà Sĩ Nhiếp đã đổi cho mình được 40 năm cai trị an bình Giao Châu. Để đến khi Sĩ Nhiếp chết đi thì Đông Ngô Tôn Quyền xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của dòng họ Sĩ. Đến nỗi còn trai Sĩ Nhiếp là Sĩ Huy đứng lên lãnh đạo các Tộc Việt đánh trả. Đây là cuộc chiến của Hai phe người Hán Tranh dành quyền lợi ăn xương uống máu người việt chứ không hề mang ý nghĩa bảo vệ dân tộc hay gì gì đó mà Lịch sử nêu ra. Nhưng cuộc chiến của hai phe Hán tộc, nhưng người đổ máu chủ yếu lại là Việt Tộc, đây mới là điểm đáng buồn, đáng giận làm sao. Các tù trưởng bọ lạc thuộc Lạc Việt, Âu Việt hai tộc sau 40 năm bị Hán hóa vị tiêm vào đầu cài gì mà trung với Hán, Hiếu với Hán, Tín Hán, Lễ cùng Hán, Nghĩa với Hán. Vậy là họ ào ào xông vào cuộc chiến chẳng phải của mình mà đang đổ máu trên xa trường.

Thật ra nếu để chọn giữa hai người thống trị mình thì người nào tốt hơn dĩ nhiên được ưu tiên. Ở đây Họ Sĩ tốt hơn họ Tôn ở Đông Ngô. Nhưng bản chất chúng đều là thống trị bóc lột cả, chỉ có người Việt đứng lên làm vương đất Việt thì dân việt mới có tự do và tôn nghiêm của mình. Nhưng đấy là nói lý thuyết mà thôi. Đầy Vương người Việt rõ rang vẫn bưng bít nhân dân của họ mà quỳ gối giặc Bắc. Xong những kẻ này trong lịch sử không tồn tại lâu được. Dân tộc Việt có lòng yêu nước nồng nàn, có tinh tần dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ đỉnh phong, có ý trí chiến đấu quật cường " Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lấy Độc lập". Câu nói bất hủ này đã thể hiện tất cả, thà chết không quỳ gối. Thế nên ai, kẻ nào làm trái lại tinh thần dân tộc sẽ bị dân tộc loại bỏ. Và Nguyên Quốc xuất hiện tại đây để lãnh đạo dân tộc để học theo câu nói kia, thà chết không quỳ gối giặc Bắc. Một tấc đất người Việt Không để mất. Hợp Phố Uất Lâm, Nam Hải và Thương Ngô đều phải thu hồi. Máu của người việt chỉ đổ cho tổ quốc họ mà thôi.

Quay trở lại với chuyện thành Khúc Dương. Tên Trương Hiên cháu trai của Trương Trọng nghe theo thư của Chú mình am tổ chức gia đinh lén mở cửa thành. Quân Dương Việt ùa vào đồ sát Binh sĩ Lạc Việt, 2000 binh sĩ chỉ còn lại 400 giời đây họ đang sống như nô lệ, xúc vật bị hành hạ trong thành. Đến lúc này thì những chiến binh Lạc việt đã thấy được bộ mặt thật của lũ thống trị. Chúng thả quân Đông Ngô vào tàn sát hàng loạt binh lính, cướp đoạt nhà dân, hãm hiếp thiếu nữ, đánh đập, giết hại đang ông nếu phản kháng. Trung khi đó bè lũ Hán tộc Trung thành vẫn nhởn nhơ, chúng chỉ là chuyển từ trận doanh họ Sĩ qua họ Tôn Mà thôi. Nhóm Binh sĩ này quỳ khóc van xin Nguyên Quốc thu nhận, họ muốn đánh về Khúc Dương giết sạch Hán tộc trong thành. Nguyên Quốc đồng ý thu nhận họ nhưng không đồng ý giết hết cả trăm hán tộc trong thành vì oan có đầu nợ có chủ, chỉ giết Trương Hiên mà thôi, về sau Hán tộc và Việt Tộc bình đẳng nếu họ ở lại. Còn nếu họ muốn về trung nguyên thì Nguyên Quốc cũng không ngăn cản. Đây gọi là bao dung như biển chứa được vạn song, là một tinh thần thật đẹp của Việt Tộc ta.