Chương 25: Sấy gỗ công nghiệp sơ khai
Thám báo được dải đi xung quanh phụ cận thành trì Khúc Dương, chỉ cần đại quân ở đây có động tĩnh thì Nguyên Quốc phải là người được biết sớm nhất để lên kế hoạch liệu địch. Vì binh sĩ mở rộng đến 400 người nên doanh trại cũng phải mở rộng ra rất nhiều. Thế nhưng họ không xây dụng kiên cố mà chỉ là tạm bợ. Nguyên Quốc không định chơi trò thủ thành tại đây, đơn giản khu mỏ là đường cụt, nếu bị bao vây thì đảm bảo chết không có chỗ trôn.
400 binh sĩ vẫn chăm chỉ luyện tập, những ai chưa có vũ khí thì luyện tập cùng thanh tre và khúc gỗ. Còn 100 binh hậu cần thì chỉ tập trung vào chế tạo vũ khí mà thôi, họ bị tách hẳn ra với công việc chiến đấu. Luyện tập của họ chỉ mang tính thư giãn 1 tiếng 1 ngày với đao thuẫn.
Lần này đánh tan hai đạo quân tổng công 300 lính Đông Ngô nên số lượng thép non thu được lên tới 900kg, tức là gấp đôi lần trước, nhưng số binh sĩ thực chất chỉ tăng thêm 200 người vậy nên việc trang bị vũ khí thép rất là dư giả. Vì việc rèn đúc Nguyên Quốc tiến hành theo kiểu dây truyền thế nên 100 tay thợ đồng này rất nhanh quen thuộc với chú tạo thép. Tuy rằng không thể so sánh với các tay thợ lành nghề của mấy trăm hay cả ngàn năm sau nhưng so với thòi này thì đã là quá tốt.
Lần này rèn kiếm Katana Nguyên Quốc có một số điều chỉnh, đó chính là chế tạo chúng dày hơn một chút, vì trong trận chiến vừa qua đã có một số trường lợp vì thanh đao quá nhẹ mà không thể tạo ra lực chém ưng ý khi va chạm với Kiếm Hai lưỡi nặng 3,5kg. Nguyên Quốc quyết định nâng trọng lượng thanh Katana phiên bản việt hóa lên 1,8kg tức là nặng hơn thanh Katana chính hiệu nửa Kg. Điều này tăng lực chém cũng như độ bền cho thanh kiếm.
Sau một tuần nỗ lực cố gắng thì 100 binh sĩ hậu cần đã rèn ra 50 thanh Katana dài và 100 thanh Katana 80cm cộng thêm 50 đầu thương Tam lăng thứ. Tổng cộng họ chỉ mới dùng hết 300kg thép mà thôi. Còn đến 600kg thép chưa dùng đến xong Nguyên Quốc không tính dùng chúng chế tạo mũi tên mà hắn trích hẳn 400kg thép để chế tạo các dụng cụ như búa chim khai thác than đá, đục bào, dao và các loại dụng cụ dùng cho sản xuất khác. Nguyên Quốc dành hẳn thời gian ra để hướng dẫn một nhóm dân thiếu niên to cao hoặc các thanh niên chưa tham gia quân ngũ sử dụng các dụng cụ làm mộc bằng thép này. Nói đùa gì chứ thợ mộc cũng rất quan trọng trong việc phát triển kể cả sinh hoạt cũng như trong chiến tranh. Chỉ cần nhìn số lượng cung tên được làm ra nhiều không kể hết thì biết được rằng khi có dụng cụ tốt thì năng suất lao động sẽ cao lên bao nhiêu. Điều này trước đây không thể thực hiện được với các dụng cụ bằng đồng. Cung tên phức hợp giờ đây dã được lọc tốt hơn, vót nhẵn hơn và mỗi cánh cung được ghép bởi 3 thanh luồng già vót mỏng chứ không phải hai thanh luồng thô kêch trước đây nữa. Mũi tên vậy mà có thể bay xa thêm 20m tức là đạt đên 110 m đây là một trong những điều đáng khích lệ cho những phụ nữ và trẻ thiếu niên trong khu trại rồi.
Đã qua một tuần nhưng những thám báo báo về Thành Khúc Dương vẫn chưa động tĩnh. Trong khi đó sĩ kí của quân Đại Việt đã lên cao nhất. Vũ Khí trang bị đã sẵn sang, luyện tập cũng được những tiến bộ đáng kể, nhất là 200 dân phu tải lương vốn là quân sĩ chính quy nên sức tiến bộ của họ là vượt trội. Nếu Khúc Dương không động và có thêm thời gian thì Nguyên Quốc quyết định chế tạo thêm vũ khí. Cái hắn nghĩ tới là đại nỏ có thể bắn những mũi tên to như cây lao và xa cả trăm mét. Về cấu tạo nỏ hắn chả xa lạ gì, chính cái nỏ thép mà Nguyên Quốc luôn kè kè sau lưng chính là minh chứng rõ nhất.
Mọi người tự hỏi làm đại nổ thì khó khăn nhất là gì? Có người nghĩ đến cánh nỏ, dây nỏ, thân nỏ các thứ nhưng sự thật đó lại là hai bộ phận rất ít người nghĩ đến đó là cò nỏ và bộ phận động lực lên dây đà cho nỏ.
Cò nỏ rất quan trọng, vì nếu cấu tạo không đủ chắc chắn và tinh tế thì sẽ có rất nhiều phiền toái. Thứ nhất đó là nếu cò nỏ quá yếu thì nó sẽ khôn giữ được dây nỏ với động lực tích trữ cực lớn. Thứ hai nếu không đủ tinh tế thì lên dây nỏ được nhưng lại không bắn ra ra được. Có những thiết kế lẫy nỏ phải dùng búa đập vào mới có thể làm bung dây nỏ. Như vậy động tác đập sẽ làm lệch đi rất nhiều hướng nhắm mũi tên.(nỏ thời Đường dùng búa để phát động). Bởi lý do này mới tạo nên việc Trọng Thủy lừa Mị Nương lấy cắp lẫy nỏ cấu tạo.
Còn nói về hệ truyền động để lên dây nỏ rất quan trọng. Nếu nó không đủ tinh tế thì phải cần đến hai, ba người đàn ông trưởng thành mới có thể lên dây, điều này sẽ rất khó khăn nếu địa hình tác chiến không cho phép ví dụ lắm nỏ lên xe trâu chẳng hạn. Không thể một lúc 4,5 người đàn ông chen chúc lên dây cho nỏ được.
Nhưng hai điều này đối với Nguyên Quốc chỉ là muỗi. Trong đầu hắn có ít nhất cỡ 10 thiết kế lẫy nỏ hiện đại có công dụng mạnh hơn lẫy nỏ An Dương Vương (https://www.youtube.com/watch?v=X5cOEpVeh8k tham khảo tại đây nhé, ta cũng từng chế một số loại khá dễ dàng). Với kiến thức của người hiện đại thì chế ra một hệ thống bánh răng, ròng rọc để kéo được dây nỏ chỉ bằng một người duy nhất cũng không là thách thức gì đối với Nguyên Quốc.
Vấn đề là những nhiên liệu đều có sẵn chỉ trừ thân nỏ là không được, vì các loại cây như Tùng Sam, Giẻ Đỏ thì đầy ngoài rừng kia kìa, nhưng vấn đề là chúng còn tươi nguyên. Dùng gỗ tươi mà chế tạo dụng cụ thì chỉ cần nó khô đi một chút thì coi như công sức đi tong tất cả gỗ sẽ trở nên cong veo vặn vẹo. Nhưng dụng cụ gỗ là không thể thiếu trong những trận chiến kể cả sau này muốn đóng thuyền để hải chiến cùng thủy quân Đông Ngô thì cũng cần thuyền gỗ vậy. Giờ đây mới bắt đầu chặt gỗ to mà phơi sấy bằng ánh nắng mặt trời thì không thể được rồi. Quá trình này phải kéo dài thời gian cả năm trời là ít.
Nhưng điều này không thể làm khó được Nguyên Quốc, đơn giản hắn sẽ xây lò sấy gỗ, vậy là kế hoạch tạo cự nỏ phải bỏ lửng nửa chừng, nhưng rất nhanh thôi hắn sẽ có được cả đống gỗ Thanh Sam và gỗ Giẻ chất lượng tốt, đến khai đó muốn chế gì thì chế ngay cả máy bắn đá cũng không phải không thể chế ra.
Lò sấy gỗ thì cấu tạo không quá phức tạp. Một hầm chứa gỗ xây bằng đất sét cộng thêm trấu có hai cửa thông. một cửa lắm cánh quạt hút khí trời vào hầm chứa gỗ, một cửa lắp cánh quạt hút khí ẩm từ trong phòng ra. Than đá được đốt ở phía trên trần phả nhiệt xuống thong qua một lớp sang đồng. Điểm quan trọng là hai cánh quạt không bao giờ được ngưng nghỉ. Hệ thống quay cánh quạt qua dây culoa bằng tay được Nguyên Quốc vẽ ra để các thợ đồng chế tác. Thật ra cánh quạt cấu tạo không quá khó rèn, chỉ là họ không biết chức năng có thể thổi gió của chúng thôi. Giờ đây chiếc hầm sấy gỗ đơn sơ đã hoàn thành, những người dân thay nhau quay cánh quạt. Tất nhiên năng suất của hầm này không thể như hầm điện của hiện đại nhưng tốc độ sấy kho gỗ phải nhanh gấp cả mấy chục lần nếu so sánh để khô tự nhiên.
Nguyên Quốc không thể đợi được đến lúc có được thành quả của việc sấy gỗ, mây cũng nhu nhiều loại mộc khác, vì thám báo đã báo lại tin tức Khúc Dương Thành quân Lính đã động rồi.