Chương 30: Kỵ Ngưu
Chỉ thấy 18 kỵ Trâu và một Thớt voi từ trong rừng xông ra mà lao thẳng về hậu tâm của 100 cung thủ Đông Ngô. Nói thẳng một câu trâu húc nguy hiểm gấp mấy lần ngựa húc. Cộng thêm mấy tên cung thủ đang mải mê bắn yểm hộ cho đồng đội. Lúc phát hiện ra thớt voi và 18 con trâu thì đã quá muộn rồi. Mà cung thủ yếu ớt nhất là khi bị cận thân, nhất là khi đối tượng cận thân của họ không phải dạng thường mà là 18 Kỵ Trâu và một con voi to đùng. Nói chung kì chiêu này của ông Nguyên Quốc đúng thật là khó mà đỡ. Chỉ thấy 18 con trâu phi nhanh qua một vòng (vì bị trâm vàm mông) thì ít nhất có đến một nửa cung thủ bị húc bay, chưa kể số bị trường thương đâm trúng mà chết. Nhưng qua một vòng xung phong thì trên tay 18 kỵ Trâu không ai còn thương cả. Đơn giản vì họ chưa quen với dùng thương trên lưng vật cưỡi đang phóng nhanh nên Nguyên Quốc đã dặn dò họ. Đâm xong là buông tay để tuột trường thương, nếu không bị phản lực dội ngược thì có thể gãy tay hoặc bị đẩy bay khỏi lưng trâu.
Lúc này thì Thớt voi mới lao đến nơi, nó chậm hơn đồng đội Ngưu một chút. Thế nhưng sức tàn phá của nó thì bằng cả đội ngưu cộng lại. một vòng dẫm đạp, quất húc làm tán loạn cả đội hình cung thủ. Người chết như dạ xương cốt bị xéo gãy kêu răng rắc. Lúc này thì các Kỵ Ngưu đã quay đầu lại, họ rút ra Katana bên hông mà thúc trâu lao vào đám Cung binh đang chạy tán loạn. Nhớ rõ những lời dạy của chủ công " địch nhân chạy cùng chiều chém đâm thoải mái, địch nhân ngược chiều chỉ cầm chắc đao mà giơ ra thôi, nếu chém thì ngươi gãy tay trước". Giờ đây họ cứ thế mà dập khuôn để làm thôi. Trâu húc cứ việc húc, người chém cứ việc chém. Kỵ ngưu là một cỗ mày sát nhân hiệu suất cực cao, sao trận chém người thật này thì số Kỵ Ngưu này đã tự rút ra những bài học rất đáng giá cho công tác chiến đấu sau này.
Ngồi trên chiếc chòi tre cao 3m ở giữa phương trận Nguyên Quốc nhìn rõ mọi việc. Bảo sao Hổ báo Kị của Tào Tháo lại lợi hại đến vậy, chỉ nhìn 18 tên Kỵ Ngưu chim non cưỡi trâu đang tàn sát 100 tên cung thủ kia là đủ biết. Đến lúc này thì thời cơ kết thúc đã đến, Nguyên Quốc phất cờ ra hiệu cả Trường Thương Binh và đao thuẫn binh đều từng bước ép lên. Đầu tiên là đao thuẫn binh nhảy qua hào chông để tạo điều kiện cho Trường Thương binh nhảy qua. Họ đảm bảo cho trường thương binh với binh khí dài vướng víu khi vượt hào không bị đối phương làm một đòn hồi mã thương.
Quân Đông Ngô thấy voi chiến và trâu điên đang tàn sát đồng đội ở phía sau thì không dám lui về hướng đó mà chạy dạt qua hai bên. Họ thà đối mặt với đinh đồng cắm chân còn hơn bị voi dày xéo. Trong đầu họ nghĩ rằng mình bị đinh cắm chân thì Lạc Việt quân cũng thế. Song nếu họ quay lại mà nhìn kĩ thì có lẽ tuyệt vọng mà dút kiếm tự tử cho xong. Bởi vì chân cảu tên quân sĩ nào của Đại Việt cũng có một đôi xăng đan gỗ. Quai dây có thể làm từ da thú, dây day, nhưng chính xác nó là xăng đan đế gỗ, thêm vào đó đế của chúng được đóng đinh đồng để chống mòn và tạo ma sát tránh trơn ngã.
Giờ đây quân Đao thuẫn thủ đang khua Katana mà chạy như bay trên bãi đinh để chém giết đối thủ dang quay lưng với họ, đang nghiêng ngả vì chân phải đinh, đang đau đớn mà dãy giụa trên mặt đất. Đây là một trận chiến thắng ngọt ngào và hoàn hảo nhất từ trước đến nay Lạc việt có được. Không một ca tử thương nào khi số lượng quân thù còn nhỉnh hơn họ một chút.
Chiến trường của Voi chiến và Ngưu chiến chả ai dám tham gia, Trường thương binh chỉ đứng từ xa xa quan sát mà thôi. Lại gần nhỡ may trúng đòn oan cũng nên.
Trận chiến tươi đẹp mà kết thúc với tỉ lệ tử vong đôi bên là 412: 0, Nói chung mấy tên không may mắn bị tên bắn chúng phần mền cũng có tới 44 tên nhưng vết thương chả có gì đáng ngại. Chúng tự lôi ra thuốc sát trùng cùng thuốc cầm máu mà bôi cho nhau, tất cả đều hỉ hả về trận chiến thư sướng này. Tù binh có tới 103 tên trong đó có tên tướng giặc là Lăng Phúc, gã này không chết vì Nguyên Quốc hạ lệnh không giết hắn mà thôi. Sĩ quan cấp cao dạng như thằng này thong tin sẽ có ích hơn nhiều.
Điểm hạn chế của quân đội Đại Việt do Nguyên Quốc mới tổ kiến ra cũng bộc lộ rõ trong trận chiến này. Binh sĩ chìm đắm trong thư sướng ai mà nghĩ tới. Nhưng là người từ hiện đại, là người của tương lai, lại là kẻ tỉnh táo nhất nơi này, Nguyên Quốc đã nhìn ra tất cả.
Làm người lãnh đạo là phải nhìn ra những cái mà người ta không nghĩ đến, hay chưa nghĩ đến. Ở điểm này Nguyên Quốc làm khá tốt. Đầu tiên nói về Trường thương tuy bá đạo nhưng lạ quá thiên về phòng thủ, tốc độ không mau. Nếu đối phương không tấn công mà họ phải tiến quân thì việc giữ đội hình là khá mệt mỏi, điều này càn phải huấn luyện tốt hơn và càn thời gian. Về dao thuẫn thủ thì khá toàn điện cả công thủ và tốc độ, kể cả truy kích đối phương cũng khá tốt xong trong cả trận chiến có một số thời gian là họ chơi không mà đứng nhìn Trường Thương đánh nhau không hỗ trợ gì. Vì họ bảo vệ cánh nên nếu không có ai đánh cánh thì họ cứ đứng yên như vậy. Điều này quá lãng phí nhân lực, Nguyên Quốc quyết định sẽ chế cho lũ này một loại binh khí đó là nỏ liên phát có hộp đựng tên, lên cò bằng một thanh đòn bẩy. Tuy lực bắn chỉ 20-25m nhưng tốc độ bắn cực nhanh hỗ trợ tốt cho Trường thương binh bên cạnh họ.
Tiếp theo đó là Kỵ Ngưu nhược điểm, trâu khó chuyển hướng hơn ngựa, vì ngựa chiến có thể chuyển hướng bằng kí hiệu chân đạp bụng, nhưng trâu thì không được học thứ này. Vậy nên Chiến Ngưu phải được dạy dỗ lại cho phù hợp hơn.
Ngoài ra Tượng binh khi đã chiến đấu thì xung quanh nó không thể tiến hành tham gia hỗ trợ, mà một con tượng rất dễ bị vây công, vậy nên Nguyên Quốc quyết phải kiếm thêm tượng để bổ xung thành một đạo quân chính thức kế bên đạo Kỵ Ngưu. Ngày hôm này thây được sức mạnh của kỵ ngưu thì Nguyên Quốc đã mê tít mắt rồi. Chỉ cần bố trí giáp mây dày hơn, bọc da bên ngoài chống lửa thì Kỵ Ngưu có lẽ là át chủ bài trong cuộc chiến trên đất Giao Châu.