Chương 36: Xây dựng một hệ tư tưởng

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 36: Xây dựng một hệ tư tưởng

Dẫn quan nhập thành tiếp theo là đến màn "đấu tố" rồi, nhưng Nguyên Quốc tổ chức đấu tố theo hình thức nhân đạo chứ không phải …. Có hơn 100 hán dân được tụ tập lại để tiến hành xét xử. Người làm quan tòa tất nhiên là Nguyên Quốc rồi. Những người dân sống xung quanh thành Khúc Dương thì quá rõ nhóm người này rồi. Ai tử tế, ai áp bức họ thì đều tại đó cả, nhóm quân sĩ Đông Ngô rút quá nhanh và quá triệt để làm cho những người này phản ứng không kịp mà đọng lại. Khi họ muốn chạy thì quân Đại Việt đã nhập thành rồi, ra vậy mới có tình cảnh lúc này đây.

Xong màn kể tội của dân chúng mà màn định tội rồi. Nhưng đúng lúc này lão trung niên râu cá trê lao lên khóc lóc thảm thiết.

- Bẩm thủ lĩnh minh xét, chúng hạ nhân chỉ là hạ nhân của Trương gia mà làm theo lệnh chủ thôi. Đã là chó thì lam sao được cãi chủ. Tên khốn ấy chạy rồi thì mong thủ lĩnh than cho chúng tiểu nhân một ngựa mà không giết.

Tên này nói năng rất lưu loát hắn là hạ quản gia của nhà họ Trương. Nay Trương Hiên bỏ chạy cùng với Lục Kiên chính vi thế tên này bơ vơ mà quay qua mắng cả chủ nhân.

- Ngươi đã là gia nhân của họ trương, tự ngươi nhận là chó của họ Trương, giờ ngươi quay lại cắt chủ loại người này ta cực ghét… quân đâu lôi tên này ra… xung vào làm nô khai thác than.

Vậy mà Nguyên Quốc không giết, giết người để giải quyết vấn đề gì đâu. Sử dụng họ để tạo ra thêm lợi ích thì mới là khôn ngoan nhất. Đúng lúc này một tên trẻ tuổi mặt mày khá sáng sủa bò ra từ trong đám người mà thưa.

- Bẩm đại nhân, người xử lý quả thật rất độ lượng làm học trò kính phục muôn phần, kính xin đại nhân cho học trò nói đôi lời được chăng.

Vậy mà là một kẻ xưng học trò.. Cách ăn nói khá nho nhã thế nhưng trong phục của hắn lại là của nông dân hết sức bình thường kiểu chân lấm tay bùn. Khá thú vị Nguyên Quốc nhìn về phía hắn mà nói.
- Ngươi tự xưng là học trò, chắc là người đọc qua sách vở… nói ra họ tên rồi trình bày. Ta cho ngươi đứng lên nói chuyện.

Tên học trò này có vẻ ánh lên nét vui trên mặt sau đó lồm cồm bò dậy, phủi bụi bẩn trên quần áo, vuốt vuốt lại nếp nhăn sau đó mới chắp tay mà thưa.

- Bẩm đại nhân, học trò họ Cao tên Thích tự Học Hiếu, là hàn môn đệ tử người nước Lỗ, vì trung nguyên binh đao loạn lạc lỡ phạm phải điều mà phải bỏ trốn qua đây. Nhưng quả thật học trò đến nơi này thì sinh hoạt như người dân cũng cày cấy nôi trồng, không hề gây tội với người dân nơi đây. Chuyện mà Học trò muốn thưa đó là những người dân tại đây đa phần là nạn dân chạy loạn đến Giao Châu, được Trương gia thu nhận. Trừ một số người như Quản Gia và Gia đinh từng nghe lệnh chủ mà ức hiếp Việt dân ra thì những người còn lại cũng sống bình thường như bao người Việt dân khác. Kính mong đại nhân soi xét…

Ngẫm nghĩ một lát Nguyên Quốc liền hỏi những người ở dưới kia.

- Các ngươi tự nghĩ mình là người hay là chó của họ phương như tên quản gia kia vừa nói?

Mấy người Hán bên dưới run lẩy bẩy, họ không hiểu ý của vị thủ lĩnh bộ lạc này hỏi là có ý gì. Nhỡ may trả lời sai thì lại như vị quản gia kia bị đày đi khai thác than thì khổ.

- Các ngươi có một khắc thời gian để trả lời. Ta không có thời gian tại đây để bàn luận nhiều với các ngươi. Còn ngươi Cao Thích, ngươi đi theo ta… ta sẽ dạy văn tự người Việt cho ngươi. Dạy "Nhân học" của người Việt cho ngươi. Nếu ngươi là người có ích ta sẽ trọng dụng….

Thời gian từng lúc đi qua rồi đám Hán dân phía dưới cũng có những người huyết khí cương phương không chịu nổi mà gào thét lên:

- Ta là người… không phải là chó… thủ lĩnh… ta là người….

Có người nói thì như bệnh dịch mà lan qua cả nhóm người nhao nhao. Nguyên Quốc lúc này chỉ mỉm cười mà đưa tay ra lệnh ngưng lại. Cả đám Hán dân im bặt, lúc này Nguyên Quốc mới từ tốn mà nói với họ:

- Ta cho các ngươi một lần nữa lấy lại tôn nghiêm mà làm người. Các ngươi dòng máu Hán, dòng máu Lạc Việt, Âu Việt hay các Việt tộc khác nếu đã vào bộ tộc của ta sẽ trở thành con dân của ta, tất cả đều công bình như nhau. Ai không muốn ở lại ta cấp cho chút lương thực mà tự rời đi. Ai ở lại thì phải lao động mới có ăn. Ruộng đất không có thì khai hoang, gia súc, vật dụng ta cấp cho các ngươi. Ai không thích làm nông thì có thể đi lính, ai có thể làm nghề thủ công thì đi làm nghề, ai có năng lực thì có thể làm quan.. Ở chỗ ta Sĩ, Nông, Công, Thương đều công bằng ai cũng như ai. Chỉ cần hữu ích với xã hội thì địa vị ngang hàng…. các ngươi đi hay ở tùy quyết. Riêng mấy gã gia đinh thì bị phạt cưỡng bức một năm lao động tại mỏ than, sau một năm có thể lựa chọn đi hay ở. Các ngươi có ý kiến?

Đây là một việc làm hết sức nhân từ đối với những người Hán này rồi, vì nhóm này có trở về Trung Nguyên cũng là tứ cố vô thân mà thôi. Địa vị trước đây của họ là thằng nô con ở nhà họ Trương, nay thoáng một cái thì biến thành người tự do, có thể có nhà có ruộng có gia đình riêng. Có kẻ ngu ngốc cũng không dại mà rời đi. Mấy kẻ gia đinh thì cũng tự nhủ cố cải tạo cho tốt, hết thời hạn thì kiếm một mảnh đất mà an cư lạc nghiệp.

Cuối cùng thì 135 Hán người tán đi có 20 gã phải di cải tạo 21 gã xin đi lính cong lại thì quyết thanh nông hộ. Riêng tên Cao Thích thi được ở lại ben cạnh Nguyên Quốc, tên này đã trải qua đọc sách, lại biết cả Hán cả Việt vậy nên khá thích hợp để đào tạo. Nguyên Quốc dự định sẽ mở lớp dạy chữ cho nhân dân nhưng công việc hắn quá nhiều nên phải tìm một số người thay thế.

Nguyên Quốc đã chọn được một số người nhanh nhẹn thông minh người Việt và thêm một tên người Hán đã đọc qua sách này thì hắn muốn tạo ra một nhóm thày giáo đầu tiên. Tất nhiên không phải dạy cái gì mà Nho giáo, cái dạy ở đây là triết học của một số nhà triết học nổi tiếng trên thế giới mà thế kỉ 21 người ta vẫn dùng các tư tưởng ấy. Quan trọng nhất vẫn là quyền bình đẳng giữa người với người. Một dân tộc nếu không có một hệ tư tưởng chủ đạo cà xuyên suốt là không thể phát triển mạnh mẽ được. Vẫn biết văn minh lúa nước đã tạo ra văn minh Đông Sơn mang đậm bản sắc văn hóa cảu người Việt Cổ. Nguyên Quốc muốn giữ lại thứ này và phát triển nó lên một tầm cao mới. Nhưng họ vẫn thiếu hột hệ tư tưởng mang tính triết học và khoa học biện chứng. Nguyên Quốc muốn tạo ra điều này cho dân tộc, nhưng hắn không phải hiền triết mà tự mình nghĩ ra được một mô hình xã hội hoàn chỉnh. Hắn chỉ có thể bắt trước các mô hình vốn có của thế kỉ 21 mà thôi. Nhưng nghĩ đến đó thì hắn có một sự đắn đo đến chết người (Nếu theo TB thì truyện của ta sẽ bị cấm, nên vì thế các chế muốn đọc thì ta phải theo CNCS các bạn đọc cấm ý kiến. Tập trung vào quân sự là chính nhé).

Nhưng rồi Nguyên Quốc nghĩ đến lúc này người Việt cần nhất là gì. Cần nhất là đoàn kết lại thành một khối thống nhất, thành một sức mạnh tập thể không thể lay chuyển. Vậy thì cuộc chiến thần thánh chống Mĩ cứu nước với sức mạnh tập trung của miền Bắc có lẽ là một bài học cần tham khảo. Tất nhiên về sau đó có những cải cách nhất định, xong nếu để phục vụ cho thời chiến thì đó mà một mô hình khá tốt. Vậy nên những bản phác thảo về đường lối cảu hắn đã được đưa ra tất nhiên nó không thể hoàn toàn giống với nguyên bản rồi. Nhưng trên tinh thần thì vẫn như vậy:

1. Ruộng đất được phân theo đầu người, số dư ra sẽ thuộc Bộ Lạc quản lý chung, việc khai khẩn là mang tính chất nghĩa vụ những người tham gia khai khẩn được hưởng 30% số đất đó.
2. Áp dụng thuế và tô quỹ chi tiêu của Bộ Lạc..
3. Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ phiến loạn
4. Xây dựng thị trường theo định hướng của lãnh đạo bộ Lạc.
5. Tăng thêm số công xưởng nhà nước và công cụ sản xuất; khai khẩn đất đai để cấy cầy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung.
6. Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.
7. Kết hợp nông nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt giữa các vùng mà bộ lạc chiếm đóng
8. Giáo dục công cộng cho tất cả mọi người. Xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng như hiện nay
9. Thành lập các hợp tác xã để tạo nên sức mạnh sản suất chung, phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của bộ lạc

Còn về mặt quân hệ xã hội thì dễ rồi, hắn hơi thần thánh hóa địa vị của mình lên một chút rồi bê y nguyên quan hệ nhân tố- gia đình- xã hội vào đó… quan trọng là hai chữ công bằng mà thôi.

Luật pháp cũng rất quan trọng, nó là một khung xương cho cách ứng xử giữa người và người trong xã hội. Tuy rằng không phải là một nhà Luật gia nhưng cũng không quá khó để hắn xây dựng nên một bộ luật giản lược phục vụ cho chính quyền bé nhỏ của hắn. Tất nhiên bộ luật này sẽ được bổ xung và sửa đổi theo thời gian và theo tình hình thực tế. Nhưng đây là một khởi đầu gần như hoàn hảo cho Việt tộc rồi.
(Cái này là dựa theo tuyên ngôn mà viết ra theo tình hình của bộ lạc- chỉ là một giả tưởng cảu tác giả không liên quan chính trị hay bất kì tổ chức pháp nhân nào)

(Viết cái chương này đến mệt mỏi- nếu em xúc phạm phải anh ad nào thì nói qua một câu em sửa đừng âm thầm mà ban luôn nhé, khổ công viết)