Chương 41: Trang bị toàn dân
Giáp mây của quân Đại Việt là có rất nhiều bởi vì từ khi cá lò sấy ra đời thì người Đại Việt chỉ cần vào rừng chặt mây một buổi thì sang hôm sau họ tự đan cho mình được một bộ giáp mây rồi. Không những thế những bộ giáp mây mà họ tự trang bị cho bản thân giờ đây còn được gắp thêm hộ tâm kính bằng đồng ở ngực. Cũng không hiểu ai đẻ ra cái kiểu phong trài này nhưng đây là yêu cầu của Nguyên Quốc trang bị hộ tâm kính thép treo trước ngực cho binh sĩ chuyên nghiệp. Ròi từ đó những bộ giáp tự chế của người dân cũng hùa theo mà lấy một miếng đồng để làm hộ Tâm kính. Nên nhớ quặng đồng giờ đây tại Khúc Dương rất nhiều, có 3 mỏ nhỏ cung cấp tiên tục. Những thằng bé con làm việc phụ giúp trong công xưởng chế tạo vũ khí của Quân Hậu cần tự học được những kĩ thuật đúc đấy. Than sẵn, quặng sẵn, dụng cụ sẵn thế là chúng tự tạo lò bằng đất sét và trấu mà đúc chơi. mà quả thật chúng đục được chứ không phải đùa.
Tất nhiên việc này bị phát hiện và nghiêm cấm. Do đồng,sắt,than là các tài nguyên chiến lược của Đại Việt bo lạc. Thế nhưng Nguyên Quốc có một dự định đó là xây dựng toàn dân là chiến sĩ, vì tộc việt bây giờ cộng cả lại từ trẻ sơ sanh đến cụ già được 400 ngàn người là cùng. Mà lại còn rải rác khắp nơi, và lần này cồn bị Đông Ngô tàn sát nhất là số binh lính bị đánh ép vào Cửu chân. Trong lịch sử thì tại Cửu Chân Đông Ngô binh tàn sát 4 vạn người Việt tộc, tức là chiếm 1/10 dân số Giao Châu lúc này rồi. Và tệ Hại hơn nữa đó lại là 4 vạn người đó lại đa phần là chiến binh của Việt Tộc. Vậy ra giờ đây bất kì một thành viên nào của Đại Việt Bộ lạc cũng đều cần vũ trang thì mới tạo thành sức mạnh thực sự được. Nhưng không thể tự do mà lấy đi đồng, sắt một cách vô tổ chức như vậy. Do đó chính sách lao động đổi lấy Đồng quặng cũng được đưa ra, ngoài ra lương thực phân phát cũng liên quan đến lao động. Có những người lao động nhiều còn dư ra tích lũy lương thực và quặng đồng, dùng nó để trao đổi những vật dụng cần thiết.
Chỉ trong vài ngày khi sắc lệnh này được ban ra thì các lò rèn tư nhân mở ra khắp nơi. Mà các thợ rèn đúc đồng lại là các thiếu niên đang phục vụ kiểu chân chạy trong quân hậu cần khu. Ngoài giờ làm việc ở khu quân doanh thì bon này trở về nhà với lò rèn tư nhân của mình. Cứ tầm 10 đứa trẻ ranh tự mở lò rèn đúc đồng. Sản phẩn của chúng thì khá là tệ, nhưng cũng có hình có dáng. Ban đầu bọn này chỉ lấy tiền công lao động hằng ngày của mình quy đổi thành than đồng sau đó tự đúc dao kiếm cho bản thân kiểu chơi bời nghịch ngợm. Nhưng sau đó chúng nhận được đơn đặt hàng rất nhiều từ bà con lối xóm, do quân doanh bận chế tạo cho quân đội, và những vật dụng thép mang tính thiết yếu cho sản xuất vậy nên những mặt hàng gia dụng và trạng bị vũ trang đồng cho toàn dân họ lo không được.
Tất nhiên nhận đơn dặt hàng phải có tiền công. Đôi khi là lương thực, đôi khi là quặng đồng, đôi khi lại cả tha đá nữa. Vì đây là "lương" mà nhân dân nhận được. Nguyên Quốc nghĩ đến việc đúc tiền nhưng việc chiến sự quá lu bù nên hắn chưa làm nổi. Nhưng hình thức trao đổi… T…. (tự hiểu) đã manh nha rồi. Chính điều này sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ví tụ như thế này: Ông biết không lò rèn thằng cu Lê Búa thành Đông rèn cái bát tốt hơn nhiều thằng cu Nguyễn Rìu này…. Bà không biết chứ thằng Rìu rèn Kiếm tốt hơn thàng Búa. Cứ như vậy sẽ có cạnh tranh, rồi tên nào ít khách sẽ phải đi học hỏi nhiều hơn, gây nen sự tiến bộ lớn trong việc chế tác. Ngoài ra giáp mây cũng là một Mặt hàng rất được ưa chuộng trong buôn bán. Nhất là loại 2 lớp mây một lớp da thú bên trong thêm một cái hộ tâm kính đồng giá đắt vô cùng. Không thấy lão Thỏ cuối thành Tây cùng đội đi săn vào rừng bị báo vồ sao. Nếu không có tấm giáp, và thanh kiếm hai lưỡi bằng đồng thì chết lâu rồi, mà còn nhiều điển hình khác khiến cho áo giáp rất được giá. Giờ gặp nhau chào hỏi là phải khoe nhà tao cáo bao nhiêu cái áo giáp, bao thanh kiếm, bao cái cung và có bao nhiêu ruộng đang trồng khoai.
Nói đi nói lại cuối cùng để biện hộ cho cái đạo dân quân level thấp nhao nhao ở hai bên cánh quân chủ lực và dân quân cấp cao. Bởi họ thực sự chỉ là phụ nữ, người già và thiếu niên mặc giáp mà thôi. Song sức đe dọa của họ hông hề thấp vói những mũi tên bắn từ hai mé tường thành xuống.
Quân Đông Ngô bắn trả quyết liệt, cung thủ của họ nấp sau "xe tre" mà bắn, quân đao thủ thuẫn lại nấp sau cung thủ mà giơ thuẫn lên chống tên, trường mâu binh mới là đối tượng bị đả kích nhiều nhất vì sức phùng thủ của họ rất yếu trước cung tên, giáp da có lẽ có tác dụng với cung tre yếu của Việt tộc nhưng hông có mấy tác dụng với cung Đông Ngô và cung trợ lực đang bắn từ trên đầu thành xuống.
Nhưng sức người có hạn cung thủ hai bên cũng chỉ giao phong được hơn 20 lần là rão tay cung mà thôi, càn phải nghỉ mệt mới có thể tiếp tục bắn. Bên Đông Ngô trả giá bằn gần 200 mạng để tiếp cận được chân thành trì. Đại Việt cũng có hơn 50 người bị thương mà phải lui xuống tiến hành cầm máu cấp cứu.
Từ sau bức tường tre thì quân Dương Việt túa ra mà vác thang bắc lên tường thành Khúc Dương, cung thủ của họ vẫn cố bắn những lượt tên cuối để yểm hộ cho bộ binh mặc dù đã rã rời chân tay rồi. Quân chính quy và dân quân cấp độ A của Đại Việt đã dừng bắn mà cầm lên vũ khí chuẩn bị cận thân chiến đấu trên tường thành. Nhưng dân quân lôm nhôm thì vẫn lấp ló ở hai bên cánh ngoài cùng mà bắn tên. Họ ỷ vào giáp dày mà không sợ cung tên, cùng lắm trúng thương chảy máu thì đi xuống cầm máu mà thôi. Chỉ có chiến đấu cận chiến thì quân Đại Việt mới dễ tử vong.
500 dân quân cấp cao phân ra một nửa là thuẫn binh kiếm hai lưỡi thép và một nửa là trường thương binh mũi đồng. Hàng cầm thuẫn sẽ đứng phía trước tiến hành va chạm với kẻ địch leo lên. Còn hàng phía sau thì tiến hành dùng thương mà đâm. Nhưng thương của những binh lính thủ thành đã bị chặt cán cho ngắn bớp chỉ còn 2,5 m để tiện thủ thành.