Chương 47: Gladius Pompeii
Chính vì lẽ đó mà Nguyên Quốc quyết định ung dung ở lại bố trí nơi này. Tất nhiên không thể không tăng binh cho khúc dương được. 100 ngưu kị được cử về Khúc Dương cùng 250 binh hỗn hợp trèo bè qua sông. Voi thì chịu hẳn rồi chúng mà đi xuống gần bờ sông thì rất dễ sa lầy.
Giờ đây 350 binh đã quay lại cứu viện Khúc Dương do trâu có thể dễ dàng bơi qua sông. Thậm chí kị minh còn ngồi trên mình trâu mà bơi qua, đội hình này chả khác gì binh chủng thủy xa của hiện đại, địa hình nào cũng chơi.
Giờ đây tại Bờ Đông là cảnh tượng lao động hăng say của 800 nô lệ cũ giờ đây đã biến thành thủy binh Đại Việt. Thêm vào đó là sự lao động cưỡng ép của hơn 400 tù binh Đông Ngô. Họ đang khai thông để đẩy 9 con thuyền mắc cạn ra khơi. Chiếc thuyền chiến bị cháy chỉ có thể cứu ra một phần lương thực và hàng hóa ở ngăn đáy mà thôi. Còn phần lớn đã cháy hỏng rồi.
Có được chiến 9 chiến thuyền cỡ trùng này thì Nguyên Quốc đã có thể chở được gần ngàn quân dong ruổi cơ động rồi. Com số này là khá tốt trong hoàn cảnh này rồi. Nên nhớ nếu theo đường sông từ của Nam Triêu tiến vào sông Bạch Đằng, rồi đi vào nhánh Trúc Động. Từ đây thủy quân của Nguyên Quốc có thể uy hiếp tất cả các thành Liên Lâu, Bắc Đái và Cổ Loa. Quan trọng là đi bằng đường thủy Nguyên Quốc có thể mang theo lương thực, các máy móc và đại lượng thuốc men. Nếu có đủ số lượng tàu thuyền và tay chèo thì đến cả Voi chiến hắn cũng vận chuyển đi được. Chỉ cần 3 ngày là có thể từ Khúc Dương theo đường thủy mà tới Cổ Loa, quan trọng nhất là quân sĩ không mệt mỏi.
Giờ đây 400 tù binh Đông Ngô thì mặc đồ nô lệ. Còn 400 tên đã từng là nô lệ kia lại nghiễm nhiên biến thành thủy binh rồi. Vì số lượng thuyền lên đến 9 chiếc nên cần 720 tay chèo, do đó dù thoát kiếp nô lệ nhưng 300 tên Việt tộc gốc Hán vẫn phải chèo thuyền. Nhưng Nguyên Quốc đã nói rồi, chèo thuyền cũng có ăn cũng được trả lương như đi lính. Thế là mấy tên Hoa kiều này vui như chảy hội. Đơn giản thôi, làm lính phải chiến đấu. Có khi chết ấy chứ nhưng làm tay chèo chui trong bụng thuyền chả mấy khi trúng tên mà chết. Đãi ngộ thì như nhau, thế nên chọn làm chèo thuyền hóa ra lại tốt hơn, sự đời nó vậy đấy. Mới mấy phút trước những tên này còn xụ mặt vì không được lựa chọn làm binh, giờ lại vui vẻ ha ha vì được làm tay chèo, đúng là Tái Ông mất ngựa chưa chắc đã là chuyện buồn.
Phải đến cuối buổi chiều thì 9 chiếc thuyền mới được khai thông hoàn toàn mà ra khơi. Chúng được chèo ngược dòng mà lửng lơ đi về phía thành Khúc Dương.
Lại nói về Thành Khúc Dương trận chiến dài kì hơn nhiều so với trận thủy chiến bên bờ Đông sông Lục Hải. Lúc này mặt trời đã gần lặn rồi. Dưới tường thành là một cảnh máu me ghe rợn,trên tường thành là một mảng hỗn độn tranh đấu. Phải nói rằng quân Dương Việt, Mân Việt, hay Điền Việt đều là những tay cừ khôi trong công thành chiến. Họ leo thang như đi đất bằng. Có nhưng kẻ còn như thạch sùng mà bám vào thành đất trèo lên. Quân số của hai bên gần như tương đương, quân của Đại Việt thì có địa lợi khi họ đứng vững trên thành mà tấn công người leo lên. Nhưng mà quân Dương Việt và Mân Việt lại có kinh nghiêm tác chiến phong phú hơn, vì ít nhất bọn chúng là lính tinh nhuệ của từng bộ lạc các vùng gồm Uất Lâm, Nam Hải và Thương Ngô. Thành thử ra sau khi tiêu diệt hơn 200 lính Đông Ngô thì quân Đông Ngô cũng bắt đầu tiến lên được đầu thành và chiến đấu. Thương vong của quân Đại Việt bắt đầu mở rộng. Cái này đơn giản vì 500 dân binh được luyênh tập quá ít trong khoảng thời gian vừa rồi. Họ còn phải tiến nhành trồng khoai trên đồi thế nên mỗi ngày chỉ có 1/2 tiếng luyện tập mà thôi.
Cũng may mắn mà Đại Việt thực hiện chế độ trang bị toàn dân vật nên ai cũng có một bộ giáp mây chắc chắn, Kiếm của Đông Ngô chém khó đứt. Thế nhưng kiếm của đông Ngô cực nặng, đến tân 3,5 kg nên kể cả chém không đứt giáp thì nó cũng như cái chùy mà đập thẳng vào cơ thể. Nứt xương, nội thương là hoàn toàn có thể xảy ra, nếu đánh trúng đầu khả năng tử vong rất cao. Khi hai quân nhốn nháo một chỗ thì cung tiễn thủ dân quân rất khó có thể bắn được kẻ địch vì rất dễ ngộ thương quân mình. Nhung tình thế có vẻ khá khẩn trương nên Lê Loi hạn lệnh bắn thẳng vào đám đông không càn phân địch ta. Đơn giản vì mũi tên đồng không thể hại chết được quân mình, cùng lắm là tổn thương mà thôi. Nhưng nếu quân địch trúng tên thì chết chắc.
Mệnh lệnh đưa ra hiệu quả rõ ràng, quân Đông Ngô trở nên bối rối cực kì, họ dần vị đẩy lui xuống dưới thành. Su một hòi bỡ ngỡ vì sự máu tanh của cận chiến thì 500 dân binh đã bắt được nhịp chiến đấu, giờ đây kiếm hai lưỡi của họ trở nên cực kì lợi hại. Nhưng giờ dây dân binh chỉ còn lại gần 400 thôi, trong phút chốc thất thần bỡ ngỡ do cận chiến máu tanh mang lại mà gần năm mươi người thiệt mạng, 50 người khác phi thương phải rời khỏi đội hình chiến đấu.
Điều đáng kinh ngạc là những dân quân còn lại sau một lần bỡ ngỡ do sự hung hãn của quân thù thì giờ đây họ đã bắt được nhịp độ trận chiến. Và.. điểm đáng nói ở đây là kiếm hai lưỡi của họ trở nên hiệu quả ngang ngửa thanh Katana của binh sĩ chính quy. Đâu là điểm lý giải chi điều này thì các đan quân này không biết vậy nhưng họ tưng bùng chiến đấu như những con bò mộng thực sự. Đôi lúc có cảm giác họ dễ chém hoặc đâm trúng quân Dương Việt hơn cá những quân chính quy được luyện tập kĩ hơn họ. Điều này làm cho ngay cả quân chính quy cũng trở nên quá ngạc nhiên. Rõ ràng katana của họ dài hơn sắc hơn nhưng lại khó đánh trúng đối thủ hơn. Mà thanh kiếm được Thủ lĩnh Nguyên Quốc gọi bằng một cái tên rất khó đọc Gladius Pompeii này chỉ có chiều dài 55cm nặng 1 kg mà thôi. Nhưng không hiểu sao chúng hiệu quả đến vậy trong cuộc chiến đấu này. Lý Tứ nhìn thấy tất cả điều này và hắn nhất định phải báo lại thong tin quan trọng này cùng Nguyên Quốc.
Quân Dương Việt tấn công không biết mệt mỏi nhưng lần lượt bị đánh lui, quân số cảu họ quá ít để công thành trì. 1200 quân của họ giờ chỉ còn lại 600, đa phần là chết trong quá trình tiến lên đầu thành. Điểm quan trọng giờ đây trong 600 quân thì đến 300 là cung thủ, họ không thể nào dùng 300 người mà leo thành chiến đấu cùng 800 binh sĩ có sự hỗ trợ của 300 cung thủ hai bên. Đấy là tự sát mà không phải chiến đấu. Trời đã không còn sang rõ nên Lăng Phúc phải bịt vết thương trên vai mà hạ lệnh lui binh để lại đằng sau 600 xác chết rải rác khắp nơi.
(hình ảnh cho https://www.facebook.com/photo.php?fbid=120516502092528&set=a.104937783650400.1073741827.100024025355502&type=3&theater)