Chương 52: Sai lầm
Vốn dĩ Nguyên Quốc định bụng sẽ cải tiến cả giáp mây cho quân Đại Việt nhưng không kịp nữa rồi vì khắp nơi thuộc Lục Hải bộ đã cháy lên các cột lửa báo hiệu. Ngày 28 tháng 11 năng 229 toàn bộ dọc bờ biển và khu tây nam Lục Hải bộ liên tục có khói báo hiệu dấy lên. Điều này chứng tỏ quân Đông Ngô một lần nữa đã tụ tập lại và dùng 2 đường thủy bộ cùng tấn công.
Ngày 28 tháng 11, 300 quân Đông Ngô chủ yếu là Dương Việt quân tấn công cửa ải Đồng Mỏ phía nam Khúc Dương. Khói cầu cứu viện bay lên tới tấp từ các chói liên kế nhau 5km. Cuối ngày 28 thì 1 ngàn quân Đông Ngô theo đường thủy đổ bộ khu vực biển nơi Đại Việt đang khai thác muối lập tức các chòi canh dọc bờ biển kéo dài đến Khúc Dương nổi khói liên hồi.
Tình thế là cực nguy cấp vì quân Đông Ngô đã rút hẳn một nửa binh lực tại toàn bộ Giao Chỉ để tấn công một mình Khúc Dương. Đây là quyết định được đưa đến từ Lữ Đại Thứ Sử đang chiến đấu cùng Sĩ Huy tại Cửu Chân. Hơn ai hết Lữ Đại hiểu được tầm quan trọng của Khúc Dương thành. Nếu để Lạc Việt tộc đứng vững bước chân tại tòa thành trì này thì đường bộ hành quân của quân Đông Ngô coi như bị cắt đứt. Ngoài ra nếu dân chúng Giao Châu biết được tin tức này thì sự bất ổn và phản kháng của dân Âu Lạc hai tộc sẽ gia tăng mạnh mẽ. Với số lượng quân ít ỏi tại miền Bắc Giao Châu thì Lữ Đại không biết sẽ có chuyện gì sảy ra. Nếu hậu quân có chuyện gì thì 3 vạn quân của Lữ Đại sẽ cực nguy hiểm. Vậy ra Lữ Đại điều phó tướng Lữ Chung là em họ hắn cùng 100 binh Đông Ngô chính hiệu theo đường biển quay về Nam Triệu sau đó lãnh đạo cuộc chiến đàn áp sự "nổi loạn" của dân Giao chỉ. Lữ Đại cũng đánh giá đó là nổi loạn thôi bởi thời này thông tin bế tắc vô cùng. Khi mà Lữ Đại nhận được thông báo thì Khúc Dương thành đã biến hóa nghiêng trời lệch đất rồi.
Điểm bất ngờ trong việc tấn công lần này của quân Đông Ngô đó là họ đổ bộ vào khu mỏ muối của Đại Việt. Đây là một bất ngờ cực lớn dành cho quân Đại Việt bởi binh lực của họ tập trung nhiều hơn tại cứ điểm bờ đông sông Lục Hải. Thật ra không có gì khó hiểu ở đây cả. Vì Lăng Phúc trốn được về Bắc Đái nên tin tức về việc thủy quân gặp nạn được quân Đông Ngô biết được, chỉ sau 1 tuần của cuộc chiến bến Đông Sông Lục Hải thì 300 thủy quân Đông Ngô còn lại tại Nam Triệu đã xuất quân. Họ lãnh 2 thuyền Lâu Hạm đi vào vịnh Lục Hải (sau này là Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long). Từ đây quân Đông Ngô thả thuyền nhỏ để thám thính dọc theo tuyến đường mà hạm đội của chủ tướng Lỗ Khang đã đi.
Hơn năm con thuyền nhỏ cứ thế mà ung dung lùng xục khắp các đầm lầy, bãi bồi ven biển. Trong lúc này thì Đại Việt đang tập trung hết sức cho việc phát triển phòng thủ thành Khúc Dương và xây dựng các cứ điểm quân sự. Hắn bỏ quên một chuyện đó là tuần hải, với 400 thủy Binh Việt gốc Hán hắn hoàn toàn có thể tuần tra dọc vịnh Lục Hải. Nếu hắn làm vậy thì hai chiếc Lâu Hạm dài 50m này có lẽ đã đổi tên từ họ Tôn thành họ Lý rồi. Mà không ngừng vậy Nguyên Quốc hoàn toàn có thể dùng 9 chiến Hạm này cùng Catapult bắn đạn dầu của mình dong thuyền đến thẳng Nam Triệu mà úp sọt thủy quân Đông Ngô chỉ còn vài Trăm người. Đằng này Nguyên Quốc đang từ thế chủ động lại tự đưa mình vào thế bị động phòng ngự quả thật là rất thiếu kinh nghiệm lãnh binh.
Quả thật không thể trách Nguyên Quốc được, hắn chỉ là khảo cổ gia, hiểu biết lịch sử nhưng bản chất hắn là một người thế kỉ 21. Hắn không phải Khổng Minh hay Chu Du... Tuy Nguyên Quốc thông minh nhanh nhậy và cũng giỏi dùng kế điều đó thể hiện qua những trận thắng vừa qua. Điển hình nhất đó là trận bờ đông sông Lục Hải. Nhưng hắn cũng phạm sai lầm chết người về quân sự như lúc này. Nguyên Quốc cần có thời gian trưởng thành. Nếu bộ lạc Đại Việt có thể vượt qua khó khăn này thì Nguyên Quốc có lẽ sẽ rút ra được bài học nào đấy chăng.
Sau một tuần rình mò khắp nơi thì 5 chiếc thuyền nhỏ của quân Đông Ngô đã mò tới khu vực sông Lục Hải. Vì chúng là thuyền nhỏ lại luồn lách trong các bụi lai sậy ven bờ mà đi nên rất khó phát hiện. Tụi này vậy mà chứng kiến cảnh xây dựng căn cứ quân sự tại bờ đông sông Lục Hải thì kinh hồn tang đảm mà theo đường cũ quay lại. Nhưng may mắn của quân Đông Ngô chưa dừng ở đó. Ngày thứ 2 sau khi men theo ven biển mà đi vồ nơi có Lâu thuyền trú đóng thì 5 chiếc thuyền nhỏ này gặp được một nhóm người. Đó chính là nhóm quân đã chạy trốn được sau trận chiến Bờ đông. Nhóm người này ban đầu có hơn 100 nhưng giờ chỉ còn lại 30 người mà thôi. Bọn họ cũng lần theo đường ven biển mà gi chuyển với hi vọng thoát về khu vực do Đông Ngô cai quản. Nhưng phú phàng là những nơi này toàn là đầm lầy chết chóc. Cá sấu nhiều vô kể, hố lún ở khắp nơi. Và Lỗ Khang đô thống đã chết do sự tập kích của Cá Sấu. Những người còn lại có chết do đói, do thú tấn công, do sa vào bãi lún giờ đây số còn lại chỉ còn có 31 người yếu ớt lung lau sắp đổ trong gió. Hạnh phúc không gì bằng khi tìm được sự sống trong cõi chết. 31 người này là một nguồn tư liệu quá quý giá về cách tác chiến của quân Đại Việt. Do đó thủy quân Đông Ngô quyết định không đi đường sông Lục Hải mà đổ bộ vào bãi lầy nơi có mỏ muối trước kia. Họ cũng không biết nơi này sau đó sẽ được xây một khu căn cứ cỡ nhỏ.