Chương 62: Giao Long - Giao Châu
Ngày hôm sau chiến hạm tiếp tục theo sông Kinh Môn ngược dòng mà tiến. Lúc này đây dòng chảy khá cong và nhiều có khá nhiều nhánh. Nguyên Quốc tuy hiểu được lịch sử các dòng chảy theo gần 20 thế kỷ sẽ có những thay đổi cực lớn bởi sự bồi đắp của tự nhiên, bên cạnh đó người Việt sẽ khơi thông, đắp đê, đào kênh, thậm chí là các sông đào vậy nên diện mạo các con sông thời này chỉ có chút tương đối giống thời hiện đại. Nhất là mấy con sông lớn thì dòng chảy cơ bản về mặt đại thể vẫn có thể sử dụng một số kiến thức khảo cổ kết hợp kiến thức thời hiện đại để hình dung ra sơ bộ hướng đi.
Nhưng khi chiến thuyền của Đại Việt đến được khúc rẽ của sông Kinh Môn tách nhánh thành Sông Kinh Thầy thì dị biến nổi lên. Chỉ thấy bụi lau sây ven sông lay động rồi mấy bóng đen xuất hiện chạy biến về phía bìa rừng. Chỉ là chớp mắt thoáng qua nhưng Nguyên Quốc cũng có thể nhận ra đây là mấy cậu bé rách rưới ngời Việt cổ. Chúng sợ hãi chiến thuyền Đông Ngô mà bỏ chạy về phía rừng. Nguyên Quốc giờ đây mới ngộ ra rằng sở dĩ hắn không thể gặp được bất kì một bộ lạc nào ven sông vì chỉ cần từ xa nhác thấy bóng chiến hạm to lớn của đại quân thì họ sẽ tưởng nhầm đây là giặc Bắc. Vì lẽ đó họ sẽ tiến hành di tản ngay lập tức mà không thèm quan tâm nhìn kĩ xem chiến thuyền này treo lá cờ chim Lạc.
- Nhảy xuống sông bơi vào bờ đuổi theo, không được để mất dấu.... Nhớ không được làm tổn thương mấy đứa bé đó.
Ngay lập tức thân binh của Nguyên Quốc cởi giáp mà nhảy ào xuống nước và bơi vào bờ. Đội thân binh này có tới 50 chiến sĩ được chọn kĩ càng bao gồm cả Việt tộc và Việt gốc Hán. Họ đều là những chiến sĩ tinh nhuệ nhất hiện nay mà Đại Việt có được. Thời buổi chiến tranh vũ khí lạnh này thì các sĩ quan bắt buộc phải có một đội thân binh. Tùy theo cấp bậc mà đội thân binh này nhiều hay ít. Có con số cụ thể được ghi trong văn bản hẳn hoi. Nhưng không giống như thân binh thời phong kiến này là do chủ thượng bỏ tiền ra nuôi, thân binh của Đại Việt là do chính phủ nuôi. Điều này giảm được việc lạm dụng tự xây dựng tổ chức riêng gây rối loạn cơ cấu chính phủ, mặc dù chúng sẽ gây gánh nặng lên tài chính của Đại Việt xong Nguyên Quốc chấp nhận chuyện này. Thân binh của Nguyên Quốc lúc này được định hình vốn là 100 nhưng hắn thấy không thực tế mà chỉ tuyển 50 người thôi. Có rất nhiều Việt tộc gốc trong đó vậy nên khả năng truy tung của họ trong rừng rậm là cực tốt. Lần này tham gia hành động truy tung thì các thân binh gốc Hán không tham gia, họ vốn không giỏi truy tung trong rừng rậm, ngôn ngữ không thong. Ngoại hình các thân binh người Hán này lại rất dễ gây nên những hiểu lầm đáng tiếc, vậy nên Nguyên Quốc chỉ cho các thân binh gốc Việt tham gia mà thôi.
Hai 34 thân binh gốc Việt ào ào nhảy xuống nước tiếp cận bờ sông mà lên bờ. Những tấm lưng trần đầy cơ bắp săn chắc nhấp nhô trong nước vài lần rồi biến mất sau dặng lau sậy. Thời này việc bơi lội tại các vùng nước hoang vu như vậy thực quá nguy hiểm. Bất cứ lúc nào cũng có thẻ bị tấn công bởi Cá Sấu hay trăn nước mà các động vật nguy hiểm khác. Thật ra phải có thần kinh thép thì mới chó thể nhẹ nhàng mà lao xuống nước như vậy. Nhìn người Việt tộc đang ông trưởng thành thì 100% đều có hình xăm (Tattoo) trên người. Họ chính là săm các hình thú dữ mà họ hay gặp phải nhất trong môi trường sinh sống của mình. Ví dụ như người dân Âu- Lạc hay săm lên mình hình ảnh cách điệu lai tạp giữa Cá Sấu và Trăn tạo nên hình tượng một con quái Giao. Họ tin rằng khi làm như vậy thì sẽ tránh được sự tấn công của hai loại động vật nguy hiểm này. Và dần dà họ tin mình chính là hậu duệ của Giao Long một loại động vật truyền thuyết và coi đó là tổ tiên cảu mình để cầu cúng. Sự thật thì không biết ra sao nhưng đây cũng là một nét đặc chưng của người dân Âu_ Lạc, cũng vì lý do này mà người hán phương bắc gọi nơi mà người Âu-Lạc hai tộc Việt cổ sinh sống là Giao Châu với ý nghĩa vùng đất của Giao Long Sinh sống. Các nhà sử gia luôn cho rằng hình tượng con rồng đông á là xuất phát từ người Hoa Hạ, song sự thật có phải như vậy không? Một bộ tộc sống trên thảo nguyên phương Bắc với tính chất du mục, sau cả ngàn năm mới thôn tính vè hướng lưỡng hà mà đánh bật người Việt cổ khỏi nơi này (Cả bờ nam và bờ bắc Sông Dương Tử là nơi mà người Việt Cổ để lại cực nhiều dấu tích sinh hoạt, mà đặc sắc nhất có lẽ là những dấu tích của Việt tộc quanh Động Đình hồ). Một dân tộc du mục sống trên thảo nguyên thì biết gì bề cá sấu và trăn để tạo ra hình tượng Giao Long là tiền thân của việc sang tạo ra hình tượng con rồng Đông Á. Có lẽ chính người Việt cổ mới là những người đầu tiên sang tạo ra hình tượng ban đầu của con Rồng Á Đông. Nhưng người Hoa Hạ kế thừa nét văn hóa này và phát triển thêm một tầm cao mới khi thêm vào các bộ phận như sừng hưu bờm Sư v.v…. để tạo nên một hình tượng Rồng Á Đông đầy Uy Vũ mà hình ảnh Giao Long lại lui về sau trở thành thứ yếu.
Cả hạm đội đành phải dừng lại khá lâu để chờ đợi các thân binh vào rừng lung bắt các cậu bé Việt cổ kia để tìm hiểu tình hình nơi đây. Cũng phải mất đến cả tiếng đồng hồ thì các thân binh này mới cào thể từ trong rừng sâu quay lại bến sông. Nhưng lúc này đi theo họ lại có tới tầm 100 người Việt cổ chủ yếu là Phụ nữ và trẻ em, số lượng đàn ông trưởng thành khá ít ỏi. Nhưng bộ lạc này có một đặc điểm cực kì khác các bộ lạc Âu_ Lạc trước đây Nguyên Quốc gặp gỡ. Ở họ toát ra một khí thế khác thường mà Nguyên Quốc cũng khó hình dung, cho dù những người này gầy yếu và mệt mỏi nhưng Nguyên Quốc có thể cảm thấy được họ khá nguy hiểm….
Giờ đây ngồi trên lâu các của chiến hạm là Nguyên Quốc cùng Lý Đại Hổ và Lý Nguyên Bảo… phía đối diện họ có 3 người đàn ông một già 2 trẻ đang vồ vập hai tay mà bốc thức ăn cho vào mồm nhai ngấu nghiến. Nên nhớ thời này chưa có tập tục dùng đũa hay thìa, Nguyên Quốc là ép buộc người dân Đại Việt dùng dĩa được làm từ đồng hay gỗ đấy, nhưng đến này cả thói quen dùng tay tại thành Khúc Dương vẫn chưa thay đổi hoàn toàn chứ đừng nói là những người dân Việt tộc tại đây. Chỉ có lão già người Việt là không hề vồ vập ăn uống mà đang lật đi lật lại con dao có răng bằng đồng và chiếc dĩa mà quan sát thật kĩ.
- Người có thể làm như vậy…. Nói đoạn Nguyên Quốc tay trái cầm đĩa tay phải cầm dao mà thực hiện động tác sắn miếng thịt lợn quay đang dặt trên chiếc mâm đồng. Sau đó hắn lại cầm lên thìa mà làm động tác múc cơm ăn.
Người đàn ông đứng tuổi "À" lên một tiếng rồi bắt đầu long ngóng mà học theo Nguyên Quốc cách sử dụng. Cơm no rượu đủ là đến màn giao tiếp của Nguyên Quốc và nhóm người Việt cổ này.