Chương 64: Nền văn minh rực rỡ- tự hào dân tộc
- Tù trưởng bộ Đại Việt nói chính xác, đoàn kết là sống chia rẽ là chết. Các ngươi không nhìn ra sao, bộ lạc chúng là là Chiến bộ chuyên phụ trách chủ chiến trong cá bộ lạc, nhân số tận 2000 người, giờ người nhìn xem chúng ta còn lại bao nhiêu, người có thể chiến đấu lại là bao nhiêu…. Các bộ lạc ấy náy đều tự chiến như vậy chỉ có thể đi đến diệt vong rồi làm nô lệ cho giặc Bắc mà thôi …. Thuộc hạ Hà Tùng Tế Ti Chiến Lang bộ xin ra mắt chủ công… không từ nay không còn Chiến Lang bộ.. chỉ còn là thành viên của Đại Việt mà thôi…
Nói đến đây lão giả quỳ xuống trước mặt Nguyên Quốc, hai tay đặt ngửa trên đất trán úp vào lòng bàn tay, đây là nghi thức thần phục tối cao của người Việt Cổ. Hai gã thanh niên liếc mắt kinh ngạc nhìn nhau nhưng cuối cùng cũng đanh cúi đầu quỳ xuống mà xung thần cùng Nguyên Quốc. Sự việc tiếp theo đó là tìm hiểu thông tin vê bộ tộc này. Lão già Tế ti này vậy mà địa phận trong bộ lạc này cực cao, có cả quyền phế lập từ trưởng. Hắn chính là một người kiểu như già làng của các bản dân tộc thiểu số của miền núi Việt Nam ở thời hiện đại. Lão Tế Ti này có nhiệm vụ chính là chủ trì Nghi thứ tôn giáo, cúng bái của người Việt cổ, kém theo đó là tiên tri bằng cách bói toán gì đó để đưa ra phương hướng phát triển cho cả bộ lạc, hay tìm lối đi trong lúc bộ lạc gặp khó khăn. Qua lời tên này thì Nguyên Quốc biết được rất nhiều việc. Vậy mà những bộ lạc xung quanh lưu vực Sông Hồng cực kì phát triển, phải nói là họ có một nền văn minh cực kì rực rỡ chứ không đơn thuần là " ăn long, ở lỗ" như sự bôi nhọ của Sử Sách Trung Quốc Viết về Đại Việt thời kì này. Cũng phải thôi, hàng ngàn năm đô hộ, hàng ngàn năm người Hán cố sức đồng hóa người Việt nen họ đã cố hủy đi nền văn minh của người Việt cổ. Những gì mà người hiện đại biết đến chỉ là thong qua sự ghi chép sai lệch và bôi bác của Người Hán, cộng thêm sự tàn phá của người Hán đối với những gì gọi là Văn Hóa Việt thế nên chúng ta hoàn toang hiểu sai về giai đoạn lịch sử này…
Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: Đồng hóa tự nhiên: đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc bị trị chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của dân tộc thống trị; đây là một tội ác. Người Hán đã thực hiện cả hai biện pháp đồng hóa này hơn một ngàn năm mà Đại Việt vẫn không bị đồng hóa. Xong vì để thực hiện sự áp đặt ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của Hán tộc thì người Hán đã phá hủy toàn bộ những gì liên quan đến ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán. Hán tộc đã thực hiện chế độ ngu dân hóa, phá hủy hệ thống Văn Minh Đông Sơn khiến cho tộc Việt đi lùi trong việc tiến bộ xã hội trong một thời gian cực dài. Sau đó là những ghi chép mang tính miệt thị của người Hán về người Việt mà ngày nay các sử gia hồn nhiên sử dụng và tin rằng đó là sự thật.
Nguyên Quốc chỉ cần suy nghĩ một chút là có thể hiểu ra được, nếu như Giao Châu lúc này đúng là " ăn lông, ở lỗ" như sử Hán đã viết thì cớ gì hơn một ngàn năm đô hộ người Hán không tài nào đồng hóa được Người Việt mà bị đồng hóa ngược lại.
Điều này thể hiện rằng ở thời điểm này nền văn minh Nhị Hà (Sông Mã và Sông Hồng) ít nhất phải ngang bằng nền văn minh đôi bờ sông Dương Tử (Trường Giang Trung Hoa). Rất dễ để lý giải điều này bởi vì một dân tộc có sức sống sinh học và xã hội mãnh liệt thì sự đồng hóa chủng tộc khó thành công, mà dân tộc đó ở đây chính là Việt tộc. Đồng hóa về văn hóa, tín ngưỡng phụ thuộc vào trình độ văn minh của dân tộc. Một dân tộc mạnh về chinh chiến, có thể chiến thắng trong cuộc chinh phục, nhưng nếu trình độ văn minh thấp hơn thì sẽ bị kẻ bại trận đồng hóa, điển hình như tộc Hung Nô, Nữ Chân, Mãn Châu… đều chiến thắng người Hán nhưng lại bị Hán hóa. Mà ở đây là người việt đồng hóa kẻ thống trị về mặt quân sự Hán tộc.
Nhìn lại thì thấy người Việt tai Giao Châu là nơi tập hợp các thành phần ưu tú nhất của Bách Việt, bởi lẽ khi Bách Việt bị Hán hóa, các thành phần ưu tú, tinh hoa trong xã hội Việt tại các vùng lân cận bờ nam song Dương Tử và Động Đình Hồ là mục tiêu tàn sát của người Hán, do đó các thành phần này phải tháo chạy, và nơi dung nạp họ là mảnh đất cuối trời Bách Việt, tức là Giao Châu.
Tinh hoa của văn minh Bách Việt được cô đọng lại ở người Âu - Lạc, chắc chắn không kém nền văn minh Hoa Hạ. Đặc biệt là kết cấu xã hội và chữ viết của người Việt lúc này, đúng vậy là chữ viết cảu người Việt. Phải đến tận lúc này, gặp được lão Tế Ti này thì Nguyên Quốc mới biết được Người Việt có chữ viết của riêng mình.
Thì ra kết cấu của các Bộ lạc xung quanh lưu Vực Nhị Hà sông Mã và Sông Hồng cựa phức tạp. Họ không phải là những bộ lạc riêng rẽ mà là tập hợp của một số lượng bộ lạc nhất định với chức năng riêng biệt như, sản xuất lương thực, sản xuất vải vóc, chế tạo dụng cụ, vũ khí. Có bộ thì chuyên đúc đồng có bộ thì chuyên làm đồ mộc. Và bộ Chiến Lang của tên Hà Tùng này chính là một Chiến bộ, họ chuyên phụ trách việc chiến đấu của nhóm bộ lạc này, những người dân của bộ này không hề phải lao động sản xuất, việc của họ là luyện tập và chinh chiến. Họ được nuôi sống, được cấp dưỡng từ các bộ còn lại, vũ khí cũng như trang bị sẽ do bộ đúc đồng lo lắng. Công việc trong "nhóm bộ" này sẽ được một hội gồm các tù trưởng, tế ti của các bộ cùng ngồi lại bàn bạc và biểu. Đây rõ ràng là một kết cấu nghị viện quốc hội rồi, nếu mở rộng chúng ra nhiều lần thì chả phải một quốc gia với hệ thống nghị viện quốc hộ chính phủ thì là gì. Tất nhiên để đi đến được bước ấy thì còn dài hơi, xong đây cũng là manh nha của một xã hội cực tiến bộ rồi.
Nhưng chính vì kết cấu này mà khiến các nhóm bộ lạc này trở thành như một quốc gia độc lập bé nhỏ,với luật pháp riêng và quân đội riêng. Những bộ lạc mà Nguyên Quốc gặp tại Khúc Dương rõ ràng có trình độ văn minh thấp hợp tại trung tâm Nhị Hà một bậc, họ chỉ là những kết cấu bộ lạc rời rạc mà thôi.
Một điều thú vị làm Nguyên Quốc hưng phấn đến bừng bừng đó là chữ viết. Đúng vậy nếu như nói đến một nền Văn Minh có tiến bộ hay không thì hãy nhìn vào ngôn ngữ và chữ viết của họ. Rõ ràng là người Việt có chữ viết vậy mà bị lũ khốn kiếp nào đó bôi đi trong lịch sử, dùng đao kiếm để ép người Việt phải học thứ chữ loằng ngoằng tượng hình của chúng. Bọ chữ ngày của người Việt giờ đây cực kì mai một và ít người biết, bởi từ thời Triệu Đà cai quản Giao Châu lập nên nước Nam Việt thì đã bắt đầu cấm lưu hành loại chữ viết của người Việt mà chỉ có thể được sử dụng chữ Tần. Quả Thật người này là một tín đồ trung thành của Tần Thủy Hoàng Đế trong việc thực hiện chính sách Tần hóa (Hán hóa) triệt để người Việt theo lối cưỡng ép. Đó là cấm dùng chữ Việt, nếu phạm phải thì phạt nặng có thể giết, hủy các thẻ tre, đồ gốm hay các trống đồng đồ đồng có chữ Việt. Công việc này được kế thừa bởi nhà Hán, rồi nhà họ Sĩ... Chúng làm không mệt mỏi từ năm 200 trước CN cho đến lúc này đây đã được 400 năm rồi.... Nếu kéo thêm ngàn năm với lần Bác Thuộc thứ II và lần Bắc thuộc thứ III thì có lẽ thứ chữ viết tinh hoa dân tộc Việt này sẽ thực sự biến mất trong dòng sông lịch sử. Để rồi con cháu thể kỉ 21 vẫn đinh ninh rằng tổ tiên của họ không có chữ viết mà phải vay mượn chữ hán biến đổi thành chữ Nôm.
Ngồi trong lâu Nguyên Quốc đang đăm chiêu mà nhìn lão giả này vẽ ra một loạt các kí tự chữ Việt. Hệ thống chữ Viết này Nguyên Quốc thấy có rất nhiều nét khá tương đồng cùng chữ Thái Cổ. Nhưng nó phức tạp hơn rất nhiều. Vì các chữ này không có hệ thống dấu thanh điệu nên chúng được thay thế bởi các tổ hợp kí tự. Điều này tạo nên bộ chữ này bố một số lượng kí tự gốc cực lớn lên tới 56 kí tự chữ cái. Có những kí tự với hình thái cực kì giống nhau nên rất dễ viết lộn xộn. Hệ thống không thanh điệu cũng làm cho việc ghép chữ trở nên cực phức tạp với những cơ chế loằng ngoằng. Xong chữ Việt Cổ có một đặc điểm tiến bộ cực lớn đó là ghép vần. Cách đánh vần khá trúc trắc nhưng lại có nhiều chỗ khá tương đồng với việc đánh Vàn chữ quốc ngữ hiện đại.
Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa và Francisco de Pina. và Alexandre de Rhodes là những giáo sĩ phương tây truyền đạo tới Việt Nam và có công trong việc tạo nên bộ chữ quốc ngữ của Việt Nam. Nhưng không hiểu sau cách phiên âm cách phát âm người Việt thành bảng chữ Latin của những giáo sĩ này có khá nhiều nét tương đồng cùng với kiểu chữ cổ của người Việt lúc này. Nhưng dĩ nhiên cách gieo vần của người Phương Tây hiện đại và logic hơn cũng hoàn thiện và ngán gọn hơn chữ cổ của người Việt. Xem đến đây Nguyên Quốc quyết định lấy ra 29 kí tự Việt cổ thay vào 29 kí lự Latin sau đó thực hiện cách gieo vần theo lối hiện đại, hắn bổ xung theo thanh điệu cho bộ chữ này. Làm như vậy ít ra hắn có thể bảo tồn một phần nào đó tinh hoa của dân Việt. Đồng thời Nguyên Quốc cũng quyết định thay thế thứ này thành chữ quốc ngữ của Đại Việt, bộ chữ Latin và chữ Việt cổ full sẽ là môn học thêm, các trí giả người Việt phải biết thêm hai loại chữ viết này. Nhưng dân thường chỉ cần biết đến chữ Việt cổ giản hóa thành hiện đại mà thôi. Theo cách làm này thì đảm bảo nét văn hóa đặc sắc của người Việt sẽ phồng thịnh đến mai sau.