Chương 67: Sơn Việt quân
Tiếp tục ngược dòng được 4km cuối cùng đội thuyền của Nguyên Quốc cũng bắt gặp cảnh các binh lính Mân Việt, Sơn Việt, Dương Việt đang lố nhố bên bờ sông mà chặt cây gỗ, hoặc tre nứa, có lẽ họ đang muốn đắp cầu hay làm bè gì đó vượt sông. Từ xa một chiến thuyền treo cờ Đại Việt xuôi dòng mà đến họ từ trên thuyền một loạt mũi tên lửa bắn về phía bờ sông nơi quân Bách Việt đi lính cho Đông Ngô đang làm việc. Mộ mảng đất lẫn cỏ lau sậy bị dầu la mà cháy bừng bừng.. quân Đông Ngô có một vài người bị bỏng mà la hét chạy tán loạn. Sau khi tấn công nhóm lính này thì chiếc chiến thuyền kia mới hướng về nhóm thuyền của Nguyên Quốc mà tiến đến….
- Thuyền phía trước thuộc đội binh lính của ai… Không phải bảo các ngươi chờ tại Đồng Muối sao?
Từ phía chiến thuyền Đại Việt xuôi dòng một tên sĩ quan thò đầu ra mạn thuyền mà gào lớn..
- Chúng là là quân của Chủ công từ Nam Triệu quay về… ai là thống lĩnh bên đó nhanh qua báo cáo tình hình.
Một sĩ quan bên thuyền của Nguyên Quốc đáp lại, cái thời này không có vô tuyến điện đài tất cả đều phải gào to lên để trao đổi thong tin rồi. Một lát sau chỉ thấy cả 5 chiến thuyền bùng bỏ neo tại khúc sông này. Vậy mà thủ lĩnh chiến thuyền xuôi dòng tập kích quân Đông Ngô lại là Lê Loi. Giờ đây hắn đang hấp tấp vội vàng mà nhún nhảy trên cầu gỗ chạy như bay từ thuyền này qua thuyền khác để tiến về chiến thuyền nơi Nguyên Quốc đang dừng chân.
- Bẩm chủ công, Thuộc Hạ Lê Loi có mặt ạ.
- Ai chả biết ngươi là Lê Loi, bớt nói nhảm báo cáo tình hình cho ta….
Tên Lê Loi này vậy mà cười hì hì gãi đầu báo cáo, xem dáng vẻ của hắn thì dường như tình hình không có mấy nguy hiểm như Nguyên Quốc lo lắng.
- Bẩm chủ công, chuyện là hôm qua lũ Giặc Bắc từ Hợp Phố theo đường bộ mà xuôi Nam. Chúng muốn tấn công Khúc Dương thì phải vượt song Lục Hải, cũng may quân Cảng bờ Tây có 200 lính mà một số máy bắn đá cộng thêm đại nỏ nên phòng ngự được một thời gian. Lúc này mạt tướng tới kịp nên dùng 3 thuyền chiến cứ thế mà húc thẳng vào các bè tre đâm chìm rất nhiều lính Đông Ngô. Chúng buộc phải lui binh….
Theo lời kể của tên này thì giặc Bắc Tràn xuống là vượt quá 4000 người chứ không phải như thông tin của tên sĩ quan tại Đồng Muối có được. Bọn này khi phát hiện bờ sông phía tây Sông Lục Hải có quân doanh chặn lối đến Khúc Dương thì quyết định chặt tre vượt sông đánh chiếm căn cứ này. Không phải chúng không muốn tìm đoạn sông khác để vượt mà căn bản chỉ có đoạn song dài 2 km này có đường đi thông Khúc Dương. Nếu vượt song ở nơi khác thì chúng bắt buộc phải hành quân trong đầm lầy, vượt núi, băng rừng để đến được Khúc Dương. Chưa nói đên thời gian kéo dài lương thực đủ hay không, chỉ cần nói đến tiêu hao nhân mạng trên những con đường này cũng là thứ Lục Kiên chịu không nổi. Chính vì vậy thời này chiếm giữ được các con lộ là quan trọng nhất trong chiến lược quân sự.
Lúc bắt đầu thì quân Đông Ngô cũng chiếm khá nhiều ưu thế do số lượng bọn này khá đông mà quân thủ doanh Đại Việt chỉ có 200 người, mà doanh trại này chỉ kéo dài 300m mà thôi căn bản có đến hơn 2km không được bảo vệ. Quân Đông Ngô lợi dụng tình hình này mà tránh xa vùng phạm vi doanh trại Đại Việt tiến nhập qua sông và lên bờ. Nhưng may mắn thay thời gian Đông Ngô chuẩn bị bè đủ lâu thế nên sau khi nhận được lửa báo hiệu thì Kị binh của Đại Việt đã ập đến tiến hành dã chiến đối với các nhóm nhỏ quân Đông Ngô chân ướt chân ráo vừa đổ quân lên bờ Tây. Mè tre qua sông thì phải lần lượt từng 20 người một kể cả 20 bè tre cập bến cùng lúc thì cũng chỉ có thể lục đục được 400 người lên bờ mà thôi. Lúc này thì quân thủ trại Đại Việt cũng xuất kích. Một pha chém giết kịch liệt trên bờ tây Sông Lục Hải bên cạnh quân doanh Thủy Binh đại Việt diễn ra giữ 350 binh đại Việt Và 400 binh Đông Ngô gốc Bách Việt.
Đây là một trận chiến đẫm máu vì quân Sơn Việt quả thật rất thiện chiến, nhất là khi họ được trang bị vũ khí bằng thép. 200 quân Đại Việt từ quân doanh tạo thành thế trận hình tròn phòng thủ lớp lớp với Kị binh yểm hộ. Xong kể cả như vậy thì quân Đại Việt cũng không chiếm được thượng phong hoàn hoàn. Bởi Kị Binh không dám áp sát xông vào quân Sơn Việt mà chỉ dám lượn vòng vòng bắn tên bằng nỏ liên phát rồi quay đầu chạy.
Sức bật nhảy của quân Sơn Việt rất bá đạo. Họ có thể đạp lên lưng nhau mà nhảy qua cả hàng rào thuẫn tường lăn xả vào trong vòng tròn của quân Đại Việt tiến hành chém giết. Ban đầu 150 kị binh lao nhanh vào giữa đám Sơn Việt tưởng chừng như có thể húc tung và xé rách đội hình của họ khiến Sơn Việt tán loạn mà tiến hành đồ sát. Nhưng sự thật đáng ngạc nhiên đó là dù quân kị binh húc tung, và giết hại hơn 100 người Sơn Việt trong lần tấn công đầu tiên nhưng họ thiệt hai đến 30 khi binh phía sau. Sức bật nhảy của quân Sơn và khả năng nhanh nhẹn né đong của họ khiến đám quân này thành công nhảy lên lưng trâu của 30 kị phía sau mà tiến hành đồ sát kị binh.
Thật ra nếu Kị binh Đại Việt quyết ăn thua đủ thì chỉ cần xông qua lại hai vòng nữa thì quân Sơn Việt sẽ bị đánh tan. Nhưng 20 chiếc bè kia đang quay lại, trở theo đó là 400 binh sĩ Sơn Việt thiện chiến tiếp theo. Nếu Kị binh quyết xông vào lúc này thì họ không còn lại bao nhiêu người để cầm cự cho đến khi đại quân Bộ binh từ Khúc Dương Thành đến kịp.
Vậy là chiến thuật lại biến thành Kị binh chạy vong quanh mà bắn tên từ nỏ liên phát. Chiến thuật này hiệu quả hơn nhiều. Phải nói đến khả năng ứng phó tình thế của sĩ quan Đại Việt cực tốt, chỉ huy Đại đội Kị binh này là Đại Úy Lý Tứ. Hắn cũng là một trong những đối tượng được bồi dưỡng trong nhóm sĩ quan dĩ nhiên việc phán đoán tình hình và vận dụng thế mạnh của bản thân cực tốt.
Nhưng kể cả như vậy thì tình thế bên bờ sông Lục Hải Vẫn không mấy khả quan, Lính bộ binh xếp thành hình tròn thế trận chỉ có thể đánh ngang tay cùng quân Sơn Việt mà thôi, Kị binh cũng bị cung tiễn thủ của quân Sơn việt công kích, tuy có mặc giáp nên không ảnh hưởng tính mạng nhưng bị thương là không thể tránh khỏi. trong khi đó 400 quân Sơn Việt Tiếp theo đã đi đến giữa dòng, trong một khoảng thời gian ngắn thì họ sẽ trở thành một đội quân đông đảo tăng viện cho quân Đông Ngô đang chiến đấu bên bờ tây. Đến lúc đó thì hơn 300 quân còn lại cảu Đại Việt chắc chắn sẽ không thể kháng cự nổi mà mất đi quyền khống chế bờ sông Lục Hải.