Chương 68: Chiến binh sông Cẩm

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 68: Chiến binh sông Cẩm

Tình thế trở nên ngàn cân treo sợi tóc, nhưng chính lúc này đây thì cứu tinh của quân Đại Việt xuất hiện. Ba chiến chuyền quân Đại Việt ngược dòng mà lên rất kịp thời, không nói nhiều Lê Loi ra lệnh cho các chiến thuyền chia nhau ra mà húc thẳng vào các bè tre. Dĩ nhiên bè tre không thể chịu nổi sự va chạm này mà có cái thì lật tung úp ngửa, có cái thì trực tiếp giải thể. Chiếc bè nào không bị đâm trúng thì cũng bị binh sĩ từ trên thuyền bắn mũi tên lửa chứa dầu đốt cháy phừng phừng. Chỉ trong vài khắc thời gian thì 20 chiếc bè bị tiêu diệt hoàn toàn, 400 quân Sơn Việt không một ai thoát chết, đơn giản vì người Sơn Việt hoàn toàn không quen thủy tính.

Bắt đầu từ đấy 3 chiếc chiến thuyền này lượn lờ quanh khúc sông này tiến hành tuần tiễu, chỉ cần nhác thấy quân Đông Ngô tụ tập ven bờ sẽ bắn các mũi tên dầu tiêu diệt. Chỉ với 3 chiến thuyền 250 quân sĩ bao gồm cả trèo thuyền đã chặn đứng bước tiến của 4 ngàn quân Đông Ngô bên bờ Đông sông Lục Hải.


Số phận của 400 binh Sơn Việt đã được định đoạt khi đoàn 6 thớt voi chiến đến nơi. Họ có thiện chiến chừng nào hơn nữa cũng không lại được với 6 thớt voi dẫm đạp, theo sau là Kị binh thu gặt tính mạng. Kết quả cuối cùng bên bờ sông Lục Hải máu nhuộm đỏ cả một vùng, tầm 100 binh sĩ Đại Việt tử thương, 200 lính Sơn Việt bỏ mạng, tù nhân Sơn Việt là gần 200 người... Đây là trận cận chiến khó khăn nhất với người Âu-Lạc, với áo giáp, vũ khí, thuẫn tường được trang bị mạnh mẽ hơn đối phương, lại có cả kị binh hỗ trợ mà người Đại Việt vẫn tử thương đến gần 100 nhân mạng, Chỉ cần nghĩ đến việc 4000 Sơn Việt, Mân Việt bên kia sông có thể tiếp cận Khúc Dương thành thì họ có thể tạo nên bao nhiêu tổn thất cho người Việt đây.
Giờ đây tại quân cảng là Nguyên Quốc, Bạch Công Ngưu, Lê Loi, Lý Nhất, Lý Nhị, Lý Tam và Lý Tứ cùng hai tên Hà Thuẫn và Hà Thương đang ngồi quây quần bên tấm địa đồ cực lớn may bằng da dê.
- Lê Loi làm rất tốt khi trói hơn 200 tù binh Sơn Việt lại tạo thành tay chèo thuyền... Chỉ cần 3 chiếc thuyền này cộng thêm 4 chiếc ta mang về ngày đêm phong tỏa 30km sông thì đảm bảo quân Đông Ngô không thể vượt qua. Nhưng kéo dài khôn phải cách. Mùa đông sắp qua, mùa xuân phải tiến hành thu hoạch khoai bên cạnh đó còn phải cấy lúa vụ xuân. Không thể dằng co với quân địch mãi được.
- Bẩm chủ công, phản công là không thực tế. Giờ đây cộng cả 500 dân quân đã qua cuộc chiến giữ thành thì chúng ta chỉ có tổng 1500 quân bộ binh, Kị binh sau trận vừa rồi chỉ còn lại 120 người, rất may Trâu không chết nên có thể bổ xung… Nhưng để phong tỏa 3km bờ sông chúng ta cần 1000 binh mã, 500 thủ thành là dân quân không thể đụng vào. Nói thật qua trận vừa rồi với quân Sơn Việt thì thuộc hạ cho rằng chúng ta cần luyện binh ít nhất 1 năm mới có thể đánh áp đảo được họ… Chiến lực quân Sơn Việt quá mạnh, may mà chúng ta đã tiêu diệt và bắt giữ 800 người bọn họ nếu không thì lũ này càng hung hăng.

Sau khi Nguyên Quốc nêu nhận định thì Bạch Công Ngưu cũng báo lại tình hình thực tế cho Nguyên Quốc. Quả thật nếu dựa vào thuyền chiến để phong tỏa bờ sông thì quân Đại Việt có thể dễ dàng nghiền ép quân Sơn Việt nếu họ qua song. Nhưng nếu 1500 quân Đại Việt qua sông phản kích thì không bõ cho 4000 quân Sơn Việt nhét kẽ răng. Chiến lực quân Sơn Việt đã được thực tế chứng minh. Họ mạnh mẽ hơn Dương Việt quân quá nhiều, giờ đây nếu bằng nhau về số lượng thì quân Đại Việt với trang bị vượt trội và thế trận nghiêm ngặt may ra mới đánh ngang cùng quân Sơn Việt. Nếu là phân tán ra rồi chơi kiểu 1 chọi 1 thì đảm bảo Đại Việt quân sẽ bị tàn sát không còn một mống….

- Bẩm chủ công, 4000 quân cấp dưỡng không phải nhỏ, chắc chắn bọn họ phải có kho lương. Mà trên bản đồ này có một thành trì nhỏ tại đây không biết thong tin này có chính xác không? Nếu thong tin này chính xác thì đây chắc chắn là nơi trữ lương của họ. Chỉ cần cử kì quân đánh tan chỗ này thì quân địch tự khắc phải lui binh…. chúng ta có ưu thế là thuyền chiến, chỉ cần 2 ngày là có thể tấn công thẳng vào chỗ này….

Người lên tiếng là Hà Thương con trai cả của Hà Tùng, hắn chính là tù trưởng của chiến Bộ trước đây nhưng lúc này đây hắn chỉ là một trung Úy mà thôi. Kế hoạch tên này nêu ra khá hợp lý khiến tất cả mọi sĩ quan nơi đây và cả Nguyên Quốc đều chăm chú lắng nghe và suy nghĩ. Nơi Hà Thương chỉ là khu thành ấp có tên Ninh Hải. Đây là địa danh mà Nguyên Quốc theo khảo cổ học mà vẽ ra, nó là nơi dừng chân đầu tiên cảu nhóm người thuộc nước Việt của Câu tiễn bị nước Sở tiêu diệt mà chạy dọc xuống miền nam lánh nạn. Tại đây có khá nhiều di chỉ để lại cho thấy người nước Việt đã lưu lại tại thời hiện đại. Mà trong sử sách có ghi lại một địa danh tên Ninh Hải tại khu vực này vào thời Sĩ Nhiếp nắm quyền lãnh đạo Giao Châu. Vậy nên Nguyên Quốc cũng điền địa danh này vào, thế nhưng tính xác thực được bao nhiêu thì hắn cũng không mấy nắm rõ.

- Ta chắc đến chín phần là nơi đó có một thành ấp, về mặt kích thước thì ta không nắm vững nhưng chắc chắn không thể to lớn hơn thành Khúc Dương trước lúc cải tạo..

Nguyên Quốc đưa ra một lời khẳng định cho chúng sĩ quan….

- Vị huynh đệ lạ mặt này nói có lý, nhưng căn bản là binh lực chúng ta chưa không còn để chia ra như vậy. Nếu phân qua mỏng binh lực thì nơi đây cực kì nguy hiểm….
Người đưa ra ý kiến trái chiều lại là Lý Nhất, nói chung hệ thống tướng lãnh của Đại Việt không ngại mà góp ý kiến ngay cả ý kiến trái chiều bàn lui cũng có rất nhiều. Đây chính là một điểm đặc biệt mà Nguyên Quốc đã xây dựng cho hệ thống quân sự của hắn..

- Thật ra chúng ta còn có tới 1,3 ngàn binh chưa sử dụng…

Hà Thương tung ra một thông tin làm ngơ ngẩn tất cả mọi người ngồi đây, Nguyên Quốc cũng khinh ngạc àm không hiểu tên này mò đâu ra 1,3 ngàn binh lực nữa.

- Bẩm chủ công, những người dân ngài thu nhận ven Sông Cẩm chính là mấy bộ lạc gom lại thành một hệ thống như của bộ lạc thuộc hạ trước đây. Vì Sông Giá và Sông Cẩm gần nhau nên hai nhóm có qua lại, thuộc hạ cũng có biết qua các bộ này. Trong 3000 người có đến 1,3 ngàn là đàn ông trưởng thành, trong đó thuộc hạ đã nhìn sơ qua có tới 500 người thuộc chiến bộ. Giờ đây nhìn họ yếu ớt như vậy vì bị hành hạ bởi quân Đông Ngô thôi. Chỉ cần cho thuộc hạ 1 tháng huấn luyện cùng an dưỡng thì 500 người này sẽ biến thành 500 chiến sĩ cường đại. Số còn lại để trèo thuyền, còn một bộ phận thật cường tráng chúng ta lựa chọn thành chiến binh dự bị, vậy thì tấn công hậu phương của quân địch thông qua đường thủy không khó. Nên nhớ chiến bộ ven Sông Cẩm và Sông giá đều khá giỏi thủy tính, căn bản bọn họ có thể làm thủy binh….

Tất cả đều ồ lên vỡ lẽ, hóa ra đám dân yếu ớt kia khá có lại lịch. Nguyên Quốc cũng đồng ý với ý kiến này của Hà Thương…

- Rất tốt, vậy thì Lý Tứ thăng lên làm Thiếu Tá thống lãnh Trung đoàn thủy binh này ta đặt tạm tên là Kình Sư, Hà Thương, Hà Thuẫn lên làm Đại Úy hỗ trợ Lý Tứ trong luyện binh… Cả ba phải trao đổi với nhau. Hà Thuẫn, Hà Thương có kinh nghiệm trong du kích chiến Lý Tư ngươi cần khiêm tốn học. Lý Tứ thiện nghệ vè sử dụng các loại vũ khí mới của Đại Việt hai anh em ngươi phải nghiêm túc học hỏi vấn đề này để kết hợp thật tốt… Truyền lệnh về Khúc Dương, ai thu hoạch khoai thì phân ra, số còn lại tập trung vào chế tạo các trang bị cho 1,3 ngàn tân quân. Tất cả vũ khí tồn trong kho lôi ra trang bị cho họ nhanh chóng….

* chú thích: hướng tấn công của quân Đông Ngô
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=130595367751308&set=a.104937783650400.1073741827.100024025355502&type=3&theater