Chương 77: Hồi mã Thương
- Khởi bẩm tướng quân, đã phong tỏa và rà soát toàn bộ khu vực này, quả thật chỉ có 50 lính lạc Việt mà thôi, không hề có một tên nào chạy thoát được cả, chúng tha đã phong tỏa tòn bộ các hướng thoát ra biển căn bản chỉ có nơi này gặp động tĩnh.
Lục Khiên đang nhíu mày đăm chiêu…
- Khả năng chúng trống trong rừng là rất khó, trên đường đến đây căn bản cả 3 lộ quân không có gặp bất kì địch nhân nào…. Chết rồi… kế điệu hổ ly sơn… Chúng thoát về hương tây Bắc vượt sông mà vào địa phận Hợp Phố… nhanh đuổi theo… Nhóm binh sĩ cử đi cướp thuyền đã có tin tức chưa….
- Bẩm đại nhân, nhóm binh sĩ đi cướp thuyền chưa có tin tức, song bên bờ song phát hiện vết máu, có lẽ là quân đa đã đắc thủ vì tất cả thuyền đánh cá đều được kéo từ chỗ ẩn núp mà hạ thủy..
- Không chờ được nữa.. nhanh đuổi theo lũ Man Giao Chỉ, Hợp Phố không còn một chút binh lực nào, nếu chúng công phá Hợp Phố thì coi như chúng ta có đồ sát hết bọn Phỉ này cũng không còn tác dụng….
Nếu Nguyên Quốc có mặt tại đây có lẽ hắn đang chửi cha lên vì quyết định của bản thân. Vậy mà Nguyên Quốc lại ven theo bờ sông mà đi ngược lên thượng du sau đó chặt tre quay lại bên địa phận Ninh Hải. Nguyên Quốc muốn làm một đòn hồi mã thương. Nếu hắn biết được Hợp Phố mới chính là nơi chứa nhiều lương thực nhất của Đông Ngô thì không biết vị xuyên việt này hối hận đến nhường nào. 1,5 ngàn binh lính Đông Ngô rất nhanh tìm thấy bãi tre đã bị quân Đại Việt chặt để làm bè qua sông. Vậy là quân Đông Ngô lại một lần nữa tàn phá bãi trên này để qua sông. Thời đại kém thông tin và thám báo của Nguyên Quốc quá kém, nếu có một vài thám báo chất lượng cao để lại thì Nguyên Quốc biết hoàn toàn hướng đi của nhóm quân Đông Ngô vậy thì có càng thêm nhiều phương án lựa chọn. Nhưng tiếc nuối thì cũng qua thôi, quân trọng là điều kiện hoàn cảnh chỉ có như vậy nếu muốn hơn cũng chẳng thể nào được.
Nguyên Quốc nói trời mưa khá nặng hạt ý nghĩa đó là các dấu vết để lại của quân Đại Việt sẽ cực kì mờ nhạt chính vì lẽ đó việc chia quân, hay thậm chí là hướng đi của 50 người báo tin thì quân Đông Ngô cũng cực kì khó mà nắm bắt được, sự truy trong mưa đuổi sẽ cực kì gian nan. Sở dĩ Nguyên Quốc quay lại bờ song từ phía thượng nguồn vì căn bản không ai có thể nghĩ đến hắn trong tình cảnh như vậy mà còn dám to gan lớn mật thống một kích hồi mã thương. Trong tinh trạng này nếu bị phát hiện thì chỉ có một con đường chết mà thôi. Nhưng cũng may mắn là Lục Kiên quá lo cho Hợp Phố mà dốc gần như toàn bộ binh lực nhanh chóng đuổi theo. Chính vì lí do này quanh thành Ninh Hải không có một chút nguy hiểm nào danh cho quân Đại Việt cả. Nhưng Nguyên Quốc không biết điều này. Hắn là đang quyết tâm chơi du kích chiến một lần với quân Đông Ngô, kể cả đối phương là Sơn Việt hắn cũng dám chơi, vì nơi này toàn là đầm lầy và sông ngòi, chỉ cần bám lấy mấy cái địa hình này thì hắn hoàn toàn không sợ Sơn Việt.
- Lương thực có được bao nhiêu ngày, tất cả gom lại thống kê ăn uống dè xẻn vì có thể chúng ta sẽ phải ở lai nơi này khá lâu…
Công việc thống kê được tiến hành nhanh chóng. Như đã nói nhóm binh sĩ Đại Việt trung đoàn Cự Kình là thí điểm được trang bị hoàn thiện nhất vì họ là nhóm đầu tiên viễn trinh. Họ đều được tràn bị một chiếc ba lô giã chiến bằng da rất tiện lợi, tuy rằng không quá to lớn xong lại chứa được khá nhiều vật dụng cần thiết. Mà quan trọng nhất trong đó có lẽ là lương khô. Thứ này chính là một "phát minh" của Nguyên Quốc lương khô nay bao gồm xương xốp của cá Sấu được nghiền thành bột, cộng với gạo rang khô nghiền bột và cả khoai khô nghiền bột. Các loại bột này đều do bột cỗ máy chuyên nghiền thức ăn đúng kiểu xoắn ốc mà hiện đại hay dùng để nghiền. Cỗ máy này chạy liên tục ngày đêm không ngừng nghỉ vì nó được cung cấp động lực bằng bánh xe nước. Đầu tiên Nguyên Quốc nghĩ đến chuyện nghiền ngỗ thành bột để nấu lên làm giấy, xong vấn đề lương thực quan trọng hơn. Nếu hành quân mà mang theo gạo rồi phải nấu nướng thì cực kì bất tiện, chế tạo lương khô mới là thứ cần thiết nhất lúc này. Đừng nhìn thanh lương khô nhỏ bé này mà tưởng nhầm giá trị của nó, một thanh lương khô bé bang ba ngón tay có thể làm một người trưởng thành cầm cự được một ngày. Qua trọng là nó rất đủ chất, thịt cá Sấu thì để hong khô rồi nhưng xương bỏ đi thì phí, những đoạn sương xốp được nghiền ra có khá nhiều dinh dưỡng quan trọng là bổ xung canxi… mà quan trọng nhất đó là ngon. Thứ lương khô này ăn cực ngon đấy... ít nhất là so với khẩu vị của người dân lúc này thì thức ăn "lương khô " này quá thần kì…
Một người lính mang trong ba lô mười, người lăm thanh lương khô chỉ là chuyện nhỏ mà thôi vậy nên nếu để chiến đấu thời gian 5 - 10 ngày thì căn bản quân Đại Việt không cần cấp dưỡng. Mà vấn đề vận lương của họ cũng nhẹ nhõm hơn rất nhiều chứ không rườm ra như các cánh quân thời đại này. 1 vạn quân tác chiến thì cũng cần 5000 đến 8000 người vận lương, cá biệt nếu chiến trường xa thì đội vận lương số lượng gấp nhiều lần đội tác chiến, mà đội vận lương cũng cần ăn uống do đó số lương thực thất thoát vô ích là rất nhiều…
- Bẩm chủ công, trong các ba lô thì quân sĩ mang theo đủ thức ăn cho 10 ngày ăn no, nếu ăn dè thì có lẽ được 15 ngày, nếu kết hợp cả tìm thức ăn rau dại măng rừng công thêm động vật thì có lẽ 20 ngày đến 25 ngày không thành vấn đề….
- Tốt rồi, lần hành động này có lẽ thời gian sẽ khá lâu, căn dặn mọi người dè xẻn mà ăn, cộng tự kiếm thức ăn thiên nhiên… chúng ta phải cầm cự cho đến khi đánh tan được nhóm quân Đông Ngô này.
Vì để tránh sự truy tung của quân Đông Ngô nên Nguyên Quốc cho đại đội vòng lên khá xa nơi thượng nguồn mới qua sông. Tại một khu rừng thưa phía đầu nguồn Sông Ka Long thì quân Đại Việt đang chặt cây nhỏ để lập lều trại. Họ không phải ở đây ngày một ngày hai, một căn cứ tạm thời là cần thiết để tránh đi thú rừng tấn công vào ban đêm. Tất nhiên vật liệu được ưa chuộng vẫn là Tre nứa mà thôi, thứ này rất dễ làm hàng rào tạm thời, mà kể cả làm lều trại cũng đơn giản. Nguyên Quốc cử đi một nhóm thám báo với số lượng lên đến 50 người để tìm hiểu tình hình thành Ninh Hải. Lần này rút kinh nghiệm xương máu thì thám báo phải được trải rộng ra khắp nơi chú không phải chỉ tập trung vào mỗi vị trí tòa thành mà thôi.