Chương 85: Tây tiến Long Uyên.

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 85: Tây tiến Long Uyên.

Nói về Nguyên Quốc thì hắn đang cùng dân chúng cũng như binh sĩ trên đường vạn lý trường chinh mà rút sâu về phía tây. Đơn giản hang động quá gần thành Ninh Hải, chỉ quần quân Đông Ngô quay lại và phát hiện lương thực bị cướp, thành bị hủy thì chúng sẽ tiến hành truy lùn khắp nơi. Dù hàng động là bí mật nhưng nó chỉ ở cách Ninh Hải 7km phạm vi này quá nguy hiểm. Cũng rất may mắn đó là những người bản địa Ninh Hải rất hiểu nơi này, việc tìm một vị trí tốt để ẩn náu không qua khó đối với họ. Quan trọng là lương thực đã có trong tay nên kể cả chui vào rừng sâu cũng vẫn có thể tồn tại một cách bình thường.

Nhưng đó không phải là điểm quan trọng nhất. Quan trọng nhất đó là nhóm binh hơn 400 binh sĩ chính quy và 300 dân quân thu nạp từ Ninh Hải thành đã lên đường. Lúc đầu Nguyên Quốc có nghĩ đến việc theo dõi khi quân Đông Ngô trở lại thành Ninh Hải sẽ đánh úp Hợp Phố. Có suy nghĩ này bởi vì bọn lính Đông Ngô đã lộ ra thông tin về Hợp Phố không còn binh lực trong khi vui vẻ cùng các nữ tù binh người Việt. Nên nhớ bọn lính này đã ở đây đến 6 tháng vậy nên ít nhiều người Việt ở đây cũng biết bập bõm tiếng Hán rồi. Những thứ lắt léo thì những nữ tù binh nghe không hiểu, nhưng đơn giản như chuyện Hợp Phố thì họ nghe rõ hết. Nhưng suy đi tính lại thì Nguyên Quốc thấy cách này không hiện thực. Vì muốn tiến đánh Hợp Phố thì phải chờ quân Đông Ngô quay lại thành Ninh Hải. Nhưng nếu phát hiện Ninh Hải bị công phá thì Lục kiên sẽ phát hiện ngay có một nhóm quân lảng vảng nơi đây. Điều đầu tiên quân Đông Ngô làm sẽ là quay đầu bảo vệ Hợp Phố vì thành Ninh Hải đã bị phá tan tành không còn giá trị lợi dụng. Nếu quân Đông Ngô làm vậy thì nhóm quân Đại Việt đi công phá Hợp Phố sẽ hoàn toàn không có lối thoát. Nguyên Quốc không chấp nhận kiểu hi sinh vô ích như vậy, kể cả hắn quyết tâm trở thành Kiêu Hùng thời loạn thì cũng không làm việc mua bán không có lời này. Quân số của người Việt đã cực thiếu rồi, hắn không muốn lại hi sinh một cách không nhiều ý nghĩa như vậy.

Giờ đây 700 quân Đại Việt đang hành quân hướng tây, đích đến của họ là Long Uyên (khu vực này nằm nơi giáp ranh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn ngày nay). Đến Long Uyên để làm gì, rõ rang là đến mượn quân, mượn voi. Con đường Long Uyên phải đả thông thì Nguyên Quốc mới có thể liên lạc được cùng Khúc Dương. Bởi từ Long Uyên có một con đường khá thuận lợi để đi đến Khúc Dương, điều đó Nguyên Quốc biết được do lần trước phái đoàn cảu Long Uyên đã từng đến Khúc Dương Thành. Còn con đường từ Ninh Hải đi Khúc Dương cực kì trắc trở. Khoảng cách chim bay giữa hai nơi chỉ là 200km, nhưng thời này lấy đâu ra máy bay mà bay, thành thử ra họ chỉ có thể đi theo con lộ nhỏ vòng vè tránh núi đồi mà đi. Quãng đường 200km biến thành dài gấp đôi có thừa. Cũng may dân Ninh hải cũng có qua lại buôn bán cùng nhóm người Long Uyên nên đường xá tuy nhỏ nhưng là có thể đi được.

Nhưng Nguyên Quốc là một người hiện đại nên hắn biết thừa con đường mà dân bản địa dùng để đi dọc Lạng Sơn (lúc này không có tên Lạng Sơn mà chỉ là rừng núi hoang vu mà thôi) là không hề thuận tiện, hắn có một con đường thuận tiện hơn nhiều đó là đường sông. Chỉ cần lòng vòng đi đường bộ tầm 70km đến địa phận Lạng Sơn thì hắng sẽ dựa vào la bàn mà hơi chếch hướng tây bắc tìm song Kì Cùng, chỉ cần tìm được con sông này thì việc hánh quân dọc Lạng Sơn sẽ thoải mái hơn rất nhiều rồi. Với kính lục phân trong tay thì Nguyên Quốc cũng không ngại lắm vấn đề định vị bản thân đang ở đâu do đó hắn rất tự tin với con đường này thì hành quân sẽ ít vất vả hơn nhiều.

Và quả đúng như Nguyên Quốc dự đoán thì việc tìm ra con sông Kỳ Cùng không quá khó khăn với đội quân Đại Việt. Nhưng kể cả với sự hỗ trợ từ đường sông thì quân Đại Việt cũng phải mất đến nửa tháng thời gian mới có thể đến được khu vực phụ cận Long Uyên các họ chỉ có gần 200km. Điều này cho thấy tốc độ hành quân thời cổ đại thực sự là chậm đến mức tê răng. Cũng qua điều này mà Nguyên Quốc càng thêm kính phục bước chân thần tốc cảu quân Tây Sơn. Tất cả quân đội Đại Việt không trực tiếp tiến vào Long Uyên mà ngụ tại khu vực một nhánh Sông Kỳ Cùng chảy hơi tách về hướng đông nam. Ngày nay con sông này có tên Tu Đồn, phải nói rằng trong cái thời buổi mà việc di chuyển trong địa vực Giao Châu phần lớn đều dựa vào kinh nghiệm đi đường của những hoa tiêu bản địa thì một kẻ xuyên với kiến thức địa lý lịch sử rồi dào như Nguyên Quốc thì đó là một lợi thế vượt trội.

Hơn một 100 quân Đại Việt do Nguyên Quốc dẫn đầu tạo thành phái đoàn buôn bán tiến vào Long Uyên. Long Uyên chính thức là một thung lũng khá trù phú tại vùng núi phí Tây Bắc (không phải tây bắc ngày nay mà là Tây Bắc của Giao Châu cũ). Thật ra Long Uyên chỉ là một khái niệm rộng lớn cahr cả khu vụng rừng núi rộng lớn nơi này. Trung tâm Của Long Uyên là một dải thung lũng (ngày nay là thung lũng Bắc Sơn) do hai tộc Âu - Lạc thay nhau nắm quyền. Cả Long Uyên gồm tập hợp rất nhiều bộ lạc khác nhau có lớn có bé nhân số tổng cộng vao khoảng 7 ngàn người, thế nhưng từ lâu họ đã như một quốc gia độc lập mà tách hoàn toàn khỏi cộng đồng Âu Lạc Giao Châu miền xuôi. Thật ra thành phần các bộ lạc tạo Long Uyên cực phức tạp. 60% dân tại đây là Âu- Lạc hai tộc việt. Người Cửu Lê chiếm 10% (sau này là người Miêu, Mèo hay H'Mông. Không nên gọi họ là Miêu vì đây là phiên âm tiếng Hán mà ra với hàm nghĩa nhục mạ Mán-Miêu. Ý chỉ những người man rợ.. Chúng ta phải tránh từ này nên tác giả thống nhấn gọi nguyên gốc họ à Cửu Lê) 10% là tộc Bạch Y (Tày ngày nay) còn lại là các tộc Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt. Họ tạo thành một cộng đồng đa bản sắc văn hóa tại đây.

Kết cấu xã hội của Long Uyên cũng khá chặt chẽ giống như kết cấu cảu nhóm bộ lạc Âu- Lạc lúc này. Tầng lớp quý tộc gọi là Lang, bình dân gọi là Jan (dan). Quý tộc thống trị đều là thành viên một dòng họ. Ví dụ dòng họ Bạch Công. Hà, Đinh. Con trai trưởng thống trị toàn bộ thung lũng là Lang Cun (cun, cũng có thê xưng là Chiền). Các chi thứ chia nhau thống trị các xóm khác ở phạm vi ngoài Chiềng (ý là trung tâm). Đứng đầu mỗi nhóm nhỏ (kiểu như xã so với huyện ngày nay) Đúp là con trai trưởng của một chi thứ của họ Quý tộc. Người bình dân được cất nhắc vào bộ máy thống trị của Cun ở Chiềng hay Đạo ở xóm chức Âu, cao nhất là Âu Eng (Âu anh) được ăn phần ruộng tốt nhất, chức nhỏ là Âu ún (Âu em) là tay chân cho Lang và các Âu anh sai phái. Dưới Âu đến nóc dân thường được ăn ruộng công gọi là nhà nưóc, cấp thấp nhất là Noóc K,Loi (Nóc Trọi) sống bằng nước rẫy, đó là Tứa Roong, có ý khinh miệt..

Nguyên Quốc chính là muốn tiến vào nơi này để thực hiện giao dịch, theo đó cũng mượn đường mà cử một nhóm báo tin về cho Khúc Dương. Mặc dù đây là một con đường vòng quá xa nhưng lại tránh được sự phong tỏa của quân Đông Ngô nên cũng coi như một Kì lộ.