Chương 61: Người Việt thật ít dân
- Tình hình ngươi nói chuyện cùng các nô lệ trèo thuyền người Hán ra sao?
Trong lều trung tâm của quân doanh thủy binh Đông Ngô, lúc này Nguyên Quốc đang thượng vị ngồi ở đó mà nỏi Lý Nguyên Bảo. Nguyên Quốc thực sự rất quan tâm đến 1000 nô lệ đang có mặt tại doanh trại này. Chính thức ra thì 30 thuyền trong đó có 4 lâu hạm tính ra phải có ít nhất là 2500 nô lệ trèo, nhưng sự thật đó là có rất nhiều nô lệ trèo thuyền đã chết trong chuyến đi từ Vũ Xương Đông Ngô quốc đến Giao Châu. Không phải ai cũng có đủ sức lực để chịu đựng sự bóc lột thậm tệ như vậy, nhưng quân Đông Ngô không lo lắng vì điều này. Chỉ cần đánh xong xuôi Giao Châu thì họ lại có đầy tràn nô lệ mà sử dụng thôi.
- Bẩm chủ công, bọn họ mừng đến rơi nước mắt… tất cả đều muốn làm người Việt cả, nhưng trong số 1000 người này có khá nhiều người ốm yếu bệnh tật, quả thật muốn lấy trọn chỗ thuyền này về Khúc Dương là vô kế khả thi….
- Chính xác là bao nhiêu người khỏe mạnh có thể trèo thuyền.?
- Bẩm chủ công chính xác thì có 723 người có thể trèo thuyền. Trong đó có tầm 350 người sức lực vẫn còn rất tốt.
- Vậy về người Việt tại đây thì sao - Nguyên Quốc quay qua hỏi tên Lý Đại Hổ cũng đang cung kính mà đứng đó, nếu chỉ xét riêng về thủy binh thì hai gã này một là tay trái một là tay phải của Nguyên Quốc rồi.
- Bẩm chủ công, Các bộ lạc nơi đây tổng cộng là hơn 3000 người, gồm phần lớn là đang ông và đang bà độ tuổi sung sức nhất và các thiếu niên gần trưởng thành, không thấy trẻ em và người già. Có lẽ họ chịu không nổi trà đạp của lính Đông Ngô mà tử vong. Số người miễn cưỡng có thể trèo thuyền ước chừng chỉ khoảng hơn một ngàn vao gồm cả phụ nữ trong đó. Quả thật nhóm người này quá ốm yếu rồi.
- Vậy thì được rồi, chọn ra số thuyền tốt nhất mà 2000 người có thể trèo được. Số còn lại đốt hết đi, có 200 tên thợ đóng tàu tại đây thì chúng ta về sau muốn có bao nhiêu thuyền bè mà chả được.
Thì ra trong quân Đông Ngô có mang theo thợ đóng thuyền để tiến hành bảo dưỡng duy tu cho Chiến Hạm. Những công tượng này không phải là chiến binh, họ cũng là dân thường mà bị ép buộc lao động mà thôi. Những người này bị "nhốt" riêng vào một khu do đó khi quân Đại Việt tấn công thì không kịp chạy trốn mà bị hốt trọn một mẻ. Lúc biết được tin này thì Nguyên Quốc mừng rơi nước mắt. Trong đầu hắn có khá nhiều kiểu cấu tạo thuyền bè. Đùa gì chứ một nhà khảo cổ chính là nghiên cứu mọi vấn đề liền quan đến các vật dụng cổ xưa. Sự phát triển của các cảnh thuyền buồm cổ cũng là một trong những khía cạnh nghiên cứu cực Sâu của họ đấy. Không những thế để hiểu rõ hơn những thành tựu cua người xưa thì những khảo cổ gia luôn phải so sánh với tiến bộ Khoa học của thời hiện đại. Chính vì vậy đến cả cấu tạo thuyền thời tân tiến thì Nguyên Quốc cũng có hiểu một hai đấy. Nhưng hắn chỉ hiểu về cấu trúc mà thôi, cách mà những thợ thủ công ngày nay tạo nên một chiếc thuyền thì Nguyên Quốc hoàn toàn không hiểu. Và người Việt thời này cũng không hiểu biết lắm, chính vì vậy khi bắt được 200 công tượng thì Nguyên Quốc đã coi đó là báu vật quốc gia của hắn rồi.
Cuối cùng thì quân Đại Việt cũng chọn được 17 chiến thuyền tốt nhất và chuyển toàn bộ lương thực cùng vật tư chiến lược lên các chiến thuyền này. 18 Chiến thuyền còn lại dù tiếc đứ ruột nhưng Nguyên Quốc cũng đành phá hủy, nhưng hắn tháo gỡ những bộ phận quan trọng như buồm và các dây chảo ra rồi chuyển lên chiến thuyền của mình. Những thứ này Đại Việt chưa thể chế tạo tốt ngay lập tức được, giữ lại chúng thì Nguyên Quốc có thêm vật tư để chế tạo chiến thuyền mới nếu cần. Nhưng theo Nguyên Quốc nghĩ chắc cũng khó mà tiến hành chế tạo ngay được vì giờ đây Đại Việt có tổng cộng 26 chiến thuyền trong đó có 4 lâu Hạm, con số này vượt qua quân số của Nguyên Quốc quá nhiều. Hắn căn bản không có đủ người cho các chiến hạm này chứ đừng nói là đóng thêm. Nhưng nếu nói đến cải tạo thì có lẽ là hoành toàn hiện thực.
Cuối cùng phương án đã được định ra, quân Đại Việt sẽ chia làm hai đường. 400 thủy binh cùng mười chiến thuyền loại dài 20m tiếp tục ngược dòng sông Bạch Đằng tiến vào Trúc Động Sông giá. Số còn lại lãnh 13 chiến Hạm chở người dân "Đại Việt " chen chúc nhau mà xuôi dòng ra cửa biển tiến về Khúc Dương.
Chiến lược của Nguyên Quốc lần này chính là dọa dẫm quân địch mà thôi. Mục tiêu chính của hắn là gom dân của các vùng dọc Sông Giá, và các vùng Dương Nham, Vạn Kiếp sau đó là chuồn lẹ. Chỉ cần số dân của hắn lên thêm vài ngàn nữa thì rất có thể Nguyên Quốc sẽ lập được đội quân Việt tầm ba ngàn người, cộng thêm một ngàn bốn trăm binh lính việt Gốc Hán thì hắn hoàn toàn có hi vọng chiến chiếm cả Giao Chỉ trong thời gian rất ngắn. Từ đây hắn mới có thẻ chiêu mộ càng thêm nhiều binh lính mà kháng cự cùng 3 vạn quân Đông Ngô tại Cửu Chân.
Nhưng hi vọng và thực tế hoàn toàn khác nhau một trời một vực. Mười chiến thuyền chèo ngược dòng hết nguyên một ngày trời để đến được Trúc Động xong dọc đường chỉ thấy hai bên bờ là cỏ lau hoang vu. Nơi được khai hoang thì ruộng để trống không một bong người. Quả thật người Hán Đông Ngô đã gieo rắc quá nhiều mất mát và đau thương cho mảnh đất Giao Châu này. Trên thuyền Nguyên Quốc cũng có thể nhìn thấy được các làng mạc ven bờ hai bên song Bạch là có, và cũng không ít, xong dấu vết cháy đen, xơ xác thì đâu đâu cũng thấy và là nhiều hơn tất cả. Nói cho chính xác thì những chiến binh khỏe mạnh nhất của Âu Lạc hai tộc đã theo Sĩ Huy hết cả rồi. Giờ đây họ đang vật lộn chiến đấu tại vùng đất Cửu Chân cùng quân Đông Ngô của Lữ Đại. Nguyên Quốc kể cả lục tung cả Quận giao chỉ thì cũng chưa chắc đã có đủ số đàn ông khỏe mạnh để tham gia quân đội cho hắn. Đây chính là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng tới kế hoạch tương lai của Nguyên Quốc.