Chương 60: Cướp thủy doanh Đông Ngô

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 60: Cướp thủy doanh Đông Ngô

Thủy quân Đại Việt lui ra xa tầm 4 km và dừng nguyên chờ đợi. Nguyên Quốc muốn tiến đánh Nam Triệu Khu căn cứ và cũng muốn tiến vào Sông Bạch Đằng mà ngược lên phía Tây uy hiếp Thành Kê Từ cùng Bách Đái buộc quân Đông Ngô phải lui binh. Nhưng hành động này của Nguyên Quốc quả là thừa thãi vì chủ tướng của quân Đông Ngô đã quyết định lui binh rồi. Với 7 phần lương thực bị đốt cháy,chiến thuyền thì không còn một cái nào quân Đông Ngô không còn một chút dũng khí nào để tiếp tục tấn công. Theo suy nghĩ của họ trên đường tới Khúc Dương chỉ cần có thêm vài cứ điểm như vừa rồi thì quân đội của họ sẽ bị bào bằng sạch sẽ.

Chính vì vô tình một kích mà Nguyên Quốc đã làm cho chuẩn bị của các sĩ quân Đại Việt tại cứ điểm Đồng Khe ngâm nước. Ngay trong đêm thì 900 quân Đông Ngô người Hán dẫn theo 600 nô lệ hành quân nhanh chóng về phía trước. Họ còn cử thám báo chạy nhanh phía trước để thông báo cho bộ binh lui quân khẩn cấp. Chủ tướng quân Đông Ngô quá kinh hãi với thứ vũ khí khủng khiếp của quân đội Đại Việt rồi. Uy lực và tầm xa của 36 chiếc Ballista không phải thứ mà 4 chiếc máy bắn đá mà quân Đông Ngô chạm mặt vào buổi sáng có thể so sánh cho được. Chính vì lí do này mà cánh quân bộ binh người Dương Việt tại Đồng Mỏ được hạ lệnh án binh bất động, chờ hội họp cùng thủy binh thì cả hai sẽ quay đầu về thành Kê Từ vào sáng mai. Quả thật thời đại thông tin bế tắc mà Nguyên Quốc không thể tận dụng tốt cơ hội này. Nếu không thì sự bố trí quân lực hớ hênh của Nguyên Quốc lại biến thành một trận đại thắng chưa từng có cho quân Đại Việt.

Sáng sớm ngày hôm sau trong khi quân Đại Việt tại cứ điểm Đồng Khe cắm đầu rút lui về Khúc Dương thì quân Đông Ngô cũng cúp đuôi mà từ Ải Đồng Mỏ mà chạy về phía thành Kê Từ. Cũng cùng thời điểm thì thủy quân Đại Việt do Nguyên Quốc chỉ huy lao nhanh dọc bờ biển hướng về phía cửa biển Nam Triệu. Tốc độ hành quân của bộ binh thời này rất thảm thương nhất là nơi đường xá phức tạp như Giao Châu thì tốc độ hành quân trên bộ có cố hết sức thì một ngày cũng chỉ có thể đi được 60km là nhanh nhất, bình thường gặp đầm, sông thì chỉ có thể đi được 35-40 km mà thôi. Nhưng đường thủy thì không có nhiều hạn chế như vậy, tất nhiên những chiến thuyền đáy bằng, một cột buồm bé với hình dạng chữ nhật không phù hợp thủy động học của người thời này thi tốc độ thuyền quả thật rất kém. Nhưng dù là vậy nếu thuận gió thì chiến thuyền Đông Ngô vẫn có thể di chuyển 15-18km/ giờ với sự bổ sung lực đẩy của các tay chèo.

Lúc này thủy quân Đại Việt đang đi với tốc độ 13km/ giờ gần như là tốc độ tối đa của loại thuyền này rồi. Các tay chèo người Việt gốc Hán thì rất cố gắng ra sức chèo, còn những tay tù binh người Hán cũng bị thúc dục chèo nhanh với dụ hoặc là giảm thời gian thụ hình từ 5 năm xuống 4 năm 6 tháng. Nguyên Quốc không hề dùng hình thức đòn roi hay hình phạt. Nó chỉ dành cho những kẻ nào thật quá cứng đầu và cố chấp mà thôi.
Các thuyền chèo hai tiếng thì được một tiếng hồi phục sức khỏe, chính vì lý do này nên hạm đội Đại Việt phải mất 12 tiếng đồng hồ vất vả để đến được khu quân cảng của thủy quân Đông Ngô cách Đồng Muối 75km. Trong lúc này thì quân Đông Ngô trên đường về thành Kê từ mới lọ mọ được 35km đường đất và họ còn cách Kê Từ hơn 80km nữa.
Ban đêm tại quân cảng của quân Đông Ngô mới thành lập được vài tháng nay mà thôi. Doanh trại này được xây dựng dọc Sông Kinh Môn. Là một nhánh của Sông Vạn Kiếp chảy đổ vào Sông Bạch Đằng. Sở dĩ quân Đông Ngô chọn chỗ này làm nơi xây dựng quân cảng vì nó cực gần cửa biển Nam Triệu, nước ở dòng song này cũng lặng hơn rất thuận tiện cho thuyền neo đậu. Quan trọng nhất là xung quanh hai bờ song này lắng đọng bãi bồi nên có rất đông bộ lạc người Việt cổ sinh sống trồng lúa nước. Bọn Lính Đông Ngô chính là cướp lương thực của các bộ lạc này, ép họ sống vào những khu tập trung doanh trại thật lớn, bao lấy hàng rào. Hằng ngay những người dân Việt cổ nơi đây phải lao động để xây dựng bến cảng đang dang dở. Tiếp theo đó là phải phục dịch bọn người hán này. Nên nhớ khu vực này phát triển hơn nhiều so với dân cư xung quanh thành Khúc Dương. Nơi đây đã hình thành các làng nghề ban đầu, tức mà mỗi bộ lạc có một công tác riêng, ví dụ như tròng dâu nuôi tằm, hay rèn đúc đồng, trồng đay dệt vải v.v… ở Khúc Dương xung quanh phạm vi thì chỉ có bộ lạc cảu Bạch Công Ngưu là rèn đồng, và một bộ lạc khác trồng đay dệt vải còn lại thì hầu như là chỉ trồng lúa mà thôi. Lúc đầu các bộ lạc nơi đây có tới 5 ngàn người xống xung quanh lưu vực hai bên sông Kinh Môn. Nhưng qua cuộc bạo sát của giặc bắc thì số còn lại chỉ là 3000, trong đó rất nhiều người già và trẻ nhỏ không chịu nổi khổ sai mà chết, Nam Nhân Việt tộc nơi đây đang sống mòn vi họ phải lao động cực kì vất vả trong việc xây dựng bến tàu. Còn nữ nhân thì phải trồng dâu dệt lụa hoặc trồng đay dệt vải, những tưởng nhẹ nhàng hơn thế nhưng hàng ngày các cô gái trẻ đều bị bắt đi vào quân doanh chịu sự hãm hiếp ô nhục. Cuộc sống so với địa ngục thì có khác là bao.

Chiều muộn ngày hôm nay trên quân cảng Sông Kinh Môn này xuất hiện một đội thuyền Đông Ngô, cheo cờ Đông Ngô, phía trên là chi chit lính người Hán. Binh lính canh gác quân doanh Đông Ngô vội vàng mở cửa trại để các chiến thuyền tiến vào. Từng chiếc thuyền chiến lững lờ mà đi vào quân cảng…

- Sao không thấy thấy thuyền của Lục tướng quân, mà ngươi thuộc quân nhà ai mà nhìn lạ vậy?

Trên bến cảng một tên lính Đông Ngô đang hỏi. Tên lình Đông Ngô này hỏi cho có lệ vì hắn nhìn thấy trên thuyền đứng toàn là lính người Hán. Với lại đây rõ rang là thuyền Đông Ngô nên sức đề phòng của mấy tên lính canh này là rất kém. Tại nơi đây thủy binh Đông Ngô là bá chủ. Nói đúng hơn là tại cả một dọc Đông Hải này thủy binh Đông Ngô là bá chủ. Chính vì vật họ cực kì chủ quan. Khi nhìn thấy trên thuyền treo cờ Đông Ngô, lính lại toàn là người Hán nên không hề nghi ngờ gì mà mở ngay cửa quân cảng. Cái thời này người Việt và người Hán cực dễ phân biệt. Người Việt cổ có thói quen cắt tóc ngắn, mặc khố nân da sẽ ngăm đen, cộng thêm họ có thói quen xăm hình lên người nên cực dễ phát hiện. Chính vì thế những người lính Đông Ngô không hề nghi ngờ gì khi nhìn thấy nhóm người hán này.

Tên binh lính "Đông Ngô " từ thuyền lần lượt bước lên bến cảng, tên linh đang được hởi kia tươi cười mà tiến về phía tên lính canh gác…

- Người anh em Lục đô đốc đang lãnh đạo quân công chiếm thành Khúc Dương thì sao mà về được… Còn ta thuộc quân của nhánh nào thì…. XUỐNG ĐỊA NGỤC MÀ HỎI ĐI….

Tên Binh sĩ này chính là Lý Nguyên Bảo. Hắn là người quận Hoài Âm thì lạ gì khẩu âm của quân Đông Ngô. Nhưng câu cuối của hắn là tiếng Hoài Âm đấy, cung với tiếng thét vang trời là một tia sang lạnh ngắt lóe lên, một chiếc đầu lâu văng lên cả thước mà bay về phía nhóm lính gác ở đầu cầu cảng. Quân Đại Việt gốc hán từ trên chiến thuyền túa xuống, bắt đầu chiếm lĩnh trận địa. Nhân số của họ là 700 người vì phải bỏ ra 100 người canh gác lũ tù binh Hán đang làm phu chèo thuyền phía dưới. Nhưng quân Đông Ngô phòng thủ bến cảng chỉ có 300 mà thôi, điều quan trọng nhất là họ bị tấn công bất ngờ nên không có tập họp lại mà là từng nhóm từng nhóm canh gác khắp nơi. Điểm quan trọng nhất đó là những quân Đông Ngô phải cắt ra đến tận 200 người để tạo thành từng nhóm theo dõi 300 nô Lệ người Việt cổ. 100 binh lính còn lại thì phân thành từng nhóm nhỏ à canh gác cả cái bến cảng dài 2km này. Quân số của Đông Ngô tại Giao chỉ quả thật là rất mỏng manh, nhất là thêm mấy trận đại chiến tại vùng Khúc Dương cùng quân Đại Việt thì tình hình bố trí phòng thủ kiểu giật gấu vá vai của họ đã lộ ra hoàn toàn.

Nhóm quân Đại Việt đầu tiên khi lên bờ đã xông vào 20 lính gác Đông Ngô đang hoảng hốt đến ngơ ngác mà tiến hành công kích. Trận chiến cướp doanh thủy quân quả thật không có gì để nói nhiều, vì 700 người phân thành các đội 500 người là lùng sục khắp các khu vực xung quanh thủy doanh quân Đông Ngô, từng nhóm từng nhóm lính Đông Ngô bị lung bắt và lôi ra chặt đầu. Phải đó là chặt đầu không khoan nhượng, không có tù binh ở đây và Nguyên Quốc đã nghe những người dân trong trại tập trung kể lại tội ác của quân Đông Ngô. Lần này không có khoan dung thêm nữa, nếu đã vượt quá giới hạn bao dung thì chỉ có một con đường chết mà thôi… Chỉ trong một đêm khói lửa khắp nơi, toàn bộ thủy doanh của Đông Ngô đã thuộc về Đại Việt quân với tổng số 30 chiến thuyền các loại, trong đó có đến 4 lâu thuyền dài 50m rộng 20m có thể chở được 200 binh sĩ.