Chương 51: Đại biểu Miền Núi
Công việc đắp đất cho thành vẫn đang được tiến hành một cách gáp rút và khẩn trương trong khi đó thành Khúc Dương đón một phái đoàn không mời mà đến. Đó là phái đoàn của các bộ lạc trồng lúa nương từ khu vực Long Uyên đi xuống(Vùng giũa Thái Nguyên và Bắc Cạn ngày nay). Họ chính là những bộ tộc sống ở Khu vực Long Uyên khu thuộc thời nước Âu Lạc An Dương Vương. Nhưng chính vì những người Việt này du canh trong một khu vực rung núi quá rộng lớn nên ngay cả thời Sĩ Nhiếp chấp trưởng Giao Châu cũng không thể nào đô hộ được bọn họ. Thế nhưng các bọ lạc này vẫn phải cúi đầu trước Sĩ nhiếp và xưng thần bởi một lẽ Sĩ Nhiếp nắm tài nguyên muối. Không có muối thì Long Uyên trên núi khó mà tồn tại cho được. Lần này Đông Ngô chiếm cả đồng Bằng Bắc bộ Giao chỉ nhưng riêng khu vực Long Uyên họ không chạm vào. Đơn giản chạm vào cũng không có làm gì, thứ nhất địa hình đồi núi Long Uyên Không hề thích hợp cho hành quân bố trận. Vận chuyển bằng đường thủy cực khó vì vướng mấy dòng thác nước lớn. Mà cách đơn giản hơn để khống chế các bộ lạc ở Long Uyên chính là chiếm lấy Khúc Dương và nắm lấy lài nguyên Muối ở đây. Bắt Long Uyên các bộ lạc phải cúi đầu.
Chính vì chính sách dùng muối mà ép Long Uyên các bộ lạc miền núi do đó nên từ khi chiếm đóng Khúc Dương thì Đông Ngô không hề đả động đến chuyện vận chuyển muối lên miền ngược đổi lấy thổ sản. Họ muốn các bộ lạc tại Long Uyên phải mò xuống xuôi gặp chính quyền mới của Đông Ngô để thực hiện cúi đầu xưng thần đổi lấy muối để sinh hoạt. Thật ra thành phần các bộ lạc tạo Long Uyên cực phức tạp. 60% dân tại đây là Âu- Lạc hai tộc việt. Người Cửu Lê chiếm 10% (sau này là người Miêu, Mèo hay H'Mông. Không nên gọi họ là Miêu vì đây là phiên âm tiếng Hán mà ra với hàm nghĩa nhục mạ Mán-Miêu. Ý chỉ những người man rợ.. Chúng ta phải tránh từ này nên tác giả thống nhấn gọi nguyên gốc họ à Cửu Lê) 10% là tộc Bạch Y (Tày ngày nay) còn lại là các tộc Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt. Họ tạo thành một cộng đồng đa bản sắc văn hóa tại đây nhưng lại bị Âu- Lạc hai tộc với văn hóa Đông Sơn vượt trội đồng hóa phàn nào. Và Âu - Lạc hai tộc cũng thay nhau nắm quyền điều hành Long Uyên.
Lần này do một thời gian dài những người dưới đồng bằng không hề mang muối lên đổi thổ sản, lâm sản vật nên người bộ Long Uyên quyết định phải đem mặt hàng của mình xuống xuôi để trao đổi. Và thế mới có chuyện phái đoàn ngày hôm xuất hiện tại Khúc Dương thành. Nhóm phái đòn này Gồm 7 con voi Trưởng thành hùng tráng tải rất nhiều đồ thổ sản miền núi như ngà voi, gạo nếp, da thú để mang đến trao đổi. Dẫn đầu phái đoàn là một người trẻ tuổi tầm 20. Cả người cởi trần đón khố trên đầu có 5 sợi lông chim sặc sỡ, điều này chứng tỏ gã có địa vị khá cao trong cộng đồng Âu - Lạc. Nhưng lúc này đây toàn bộ phái đoàn 30 người trên núi xuống đang há hốc mồm chứng kiến cảnh những chiếc búa máy đang ầm ầm mà đóng cọc. Họ còn chứng kiến dân miền xuôi dùng một thanh kim loại kéo qua kéo lại mà thần kì thay thanh gỗ to bản nhanh chóng bị cắt làm hai… rồi vô vàn các điều thần kì khác mà cách đây 1 năm gã cũng có dip xuống đồng bằng nhưng không thấy được.
Tiếp đón phái đoàn là tên Nguyễn Kê Đản quan Tri Huyện và tên Cao Thích Huyện Thừa huyện thành Khúc Dương.(Tri huyện (bát phẩm): Đứng đầu một huyện. Huyện thừa (cửu phẩm): lo công văn, sổ sách trong huyện, phụ giúp Tri huyện). Tất nhiên nói về hiểu biết thì tên Cao Thích vượt trội, nhưng Nguyên Quốc chỉ để hắn làm phụ tá thôi vì dù sao lúc này vẫn là thòi kì mẫn cảm giữa Hán và Việt.
Nguyên Quốc sắp xếp cho đám dân ở miền núi này một chỗ ở phòng gỗ khan trang tại Thành ngoại khu Đông. Mặt đông của thành Khúc Dương đã hoàn thiện xong xuôi với tường đất lõi cọc gỗ cao 10m trên tường thành rộng 5 m đủ để Kị Ngưu chạy chứ đúng nới là tác chiến bộ binh đơn thuần. Các mặt thành khác vẫn đang tiếp tục được hoàn thành một cách nhanh chóng nhất có thể.
Cuộc đàm phán mua bán hai bên khá thất bại trong việc kêu gọi sự trợ giúp binh lực từ Long Uyên bộ. Tên thủ lãnh dẫn đoàn lần này đại diện cho Long Uyên cũng là mọt tù trưởng của một Âu Việt bộ lạc lớn ở Long Uyên. Hắn không hề chấp nhận việc dẫn người miền núi 36 động Long Uyên xuống chiến đấu giúp người Đồng bằng. Hắn cho rằng Các bộ lạc đồng bằng và miền núi không hề có liên quan gì đến nhau. Điều này cũng phải thôi vì từ thời Văn Lang đến Âu Lạc rồi cả Sĩ nhiếp thì Long Uyên vẫn coi họ là một bộ tách riêng. Dùng muối ép họ cũng chỉ đổi lấy thuần phục bằng việc tiến cống sản vật mà thôi.
Cũng không thể làm tình hình thêm căng thẳng thì Nguyên Quốc chấp nhận việc cung cấp muối, lương thực cho họ. Đổi lại Long Uyên phải cung cấp voi chiến, trâu đã thuần hóa cho Khúc Dương. Mà cái giá trao đổi đưa ra lại làm cho phái đoàn Long Uyên mừng rơi nước mắt, lúc này đây Nguyên Quốc mới biết giá mình đưa ra bị hố. Chắc hẳn Sĩ Nhiếp phải bán muối cho Long Uyên giá cắt cổ đây.
Với thỏa thuận cuối cùng thì Nguyên Quốc đổi một tấn muối và 3 tấn lương thực lấy 4 con Voi đực trưởng thành khỏe mạnh. 3 con voi còn lại dùng để thồ đồ ngược về miền núi. Trước khi đi tên tù trưởng của bộ lạc thuộc Long Uyên này muốn ngỏ ý có được vũ khí sắt và đồ sắt cùng với các dụng cụ như Búa Máy, cưa nhưng bịu Nguyên Quốc cự tuyệt. Trừ khi Long Uyên chịu chấp nhận quy phục Đại Việt bộ lạc thì mới có thể có những thứ này.
Khúc Dương có thêm 4 con voi đực trưởng thành là có thêm rất nhiều sức lao động bởi so với người hoặc trâu thì Voi tạo ra được một lực đồng nhất rất khủng bố. Ví dụ như 100 người cùng kéo gỗ cũng không hiệu quả như một con voi, vì sức lực họ phân ra không thể cùng lúc nhất quán được. Nhưng 4 con voi này quả thật quá lớn mà không thể vận chuyển bằng phúc thuyền dài 20m mà Đại Việt cướp được của Đông Ngô.