Chương 50: Bố trí phòng thủ chiến.
Chiến lược của Nguyên Quốc là phòng thủ kiên cố dựa vào các khí giới tân tiến của mình mà tiêu hao sinh lực địch. Sau đó sẽ đánh thống khoái một trận sau khi quan địch hoàn toàn mệt mỏi. Vì nếu để thủ thành thì kể cả phụ nữ và thiếu niên của Đại Việt cũng có thể ra trận, quân số của Đại Việt sẽ tăng vọt đến hơn 3000. Điều này đã được chứng minh ở trận chiến thủ thành Khúc Dương của quân Đại Việt. Nếu chủ động tấn công lúc này thì có lẽ Đại Việt cũng có thể chiến thắng nhưng sẽ hi sinh một con số sinh mệnh là không thể chấp nhận được với dân số của Việt tộc lúc này.
Thành khúc Dương Được mở rộng vòng ngoài với chiều dài 1,5km mỗi cạnh và dự tính sẽ cao 8 đến 10m. Để làm được điều này thì không thể đắp thành đất một cách bình thường như trước kia. Thật ra Nguyên Quốc đã nghĩ đến thành gạch nung và vôi thế nhưng thời gian có hạn hắn không thể thực hiện một cách đơn giản công việc này. Ở thời này củ yếu vẫn chỉ là thành lũy bằng đất mà thôi, Với các loại vũ khí công thành yếu kém thời này thì thành đất là lựa chọn cực tốt. Mà không chỉ thời này mới như vậy đến tận thế kỉ 15 khi nhà hồ xây thành Đa Bang bị chiến cùng quân Minh cũng là thành đất mà thôi. Thành Đất có một ưu điểm là xây dựng cực nhanh, và có sức phòng thủ rất khá. Nhưng nhược điểm là khó xây cao vì dễ đổ.
Nguyên Quốc quyết định là xây dựng thành đất với kết cấu móng đóng cọc tre và với khung là các thanh gỗ cự đại cao 15m. Nói đến gỗ thì thời này chẳng thiếu, đâu đâu cũng là cây gỗ thô to và cao ngất. Nhưng vấn đề là chặt gỗ cực vất vả, nhất là gỗ to. Trước đây bằng dụng cụ đồng thì người Âu Lạc hai tộc đã cực kì vất vả mới đốn được 1 cây gỗ to. Giờ đây với Rìu thép thì công việc đã nhẹ nhàng hơn. Nhưng dù là vậy hiệu sất khai thác gỗ vẫn không thể đủ cho chừng ấy hạng mục đồng thời xây dựng. Từ nhu cầu bức thiết từ khai thác gỗ thì lưỡi cưa đã ra đời. Với công nghệ cán thép dã ủ dẻo thành các tấm thép mỏng thì chết tạo một lưỡi cưa không còn là quá khó khăn cho đội Công tượng quân của Đại Việt. Lưỡi cưa sau khi thành hình thì thép dẻo do công nghệ Ủ (nếu ai không biết thì đọc lại mấy chương đầu nhé) thì được thôi lại để cứng rắn hơn. Một loạt các loại cưa từ to đến bé từ dày đến mỏng ra đời. Và từ đây công tác phá rừng của các " Lâm tặc" Đại Việt có một bước thăng hoa chóng mặt. Hiệu suất phá rừng của họ phải tăng lên 10 lần có dư. Cả một mảng rừng xung quanh Khúc Dương Thành bị cưa trụi lủi. Sức tàn phá thiên nhiên của con người thật ghê gớm khi cọ có công cụ hỗ trợ từ trong tay. Với sức kéo của Voi và Trâu thì những nhiên liệu khai thác tại chỗ này rất nhanh được đưa đến công trường. Nếu là trước kia để đóng các cây gỗ khổng lồ này thì sẽ tốn không biết bao nhiêu công sức. Nhưng giờ đâu công tác trở nên khá nhẹ nhàng và nhanh tróng đối với hệ thống búa máy. Thật ra hệ thống này là Nguyên Quốc ăn cắp ý tưởng Móng Archimedes của nhà khoa học vĩ đại Archimedes thay vì cái móng treo ở đầu thì Nguyên Quốc thay đó bằng một khối đồng với sức nặng khác nhau từ 500kg đến cả 2 tấn. Khi kéo dòng dọc bằng sức người hay voi hoặc trâu thì cánh tay đòn sẽ làm cái búa này giơ lên, sau đó chỉ cần thả ra thì chiếc búa này sẽ dáng xuống với lực cực mạnh (xem minh họa phía dưới). Tốc độ đóng cọc gỗ diễn ra nhanh đến siêu tưởng của người dân với sức kéo của 6 con voi và hơn 100 con trâu. Các búa máy này được dựng lên khắp nơi vì chúng không chỉ đóng cọc gỗ cho tường thành mà còn xây dựng bến cảng và các cứu điểm phòng thủ. Ví dụ điển hình nhất như bến cảng được xây dựng cực nhanh với kiểu đóng cọc lấn song tạo thành cầu cảng ở vùng nước sâu nơi thuyền có thể neo đậu. Sau khi đóng cọc hoàn thành thì chỉ cần lát gỗ lên là có cầu cảng rồi.
Một cầu cảng bên bờ tây song Lục Hải có đường nối liền Thành Khúc Dương được xây dựng rất nhanh chóng. Với hơn 100 cọc gỗ được đóng ngày đêm thì nó đã tạo nên một cầu cảng dài với chiều dài 100m và lấn ra sông tới 30m do đó hoàn toàn có thể bốc rỡ hàng hóa thậm chí là voi chiến lên thuyền để xuôi dòng đến bến cảng thứ 2 cách đó 15 km ngay cạnh cứ điểm phòng thủ cửa sông Lục hải bên bờ Đông. Nơi đã sảy ra chiến dịch kéo 10 chiến thuyền Đông Ngô và đánh cướp. Giờ đây nơi Bờ đông trước kia đã sảy ra trận chiến thì một doanh trại bằng cọc gỗ cao đến 6m dược xây dựng. Chúng thực ra là một tòa thành nhỏ bằng gỗ hình chữ nhạt với chiều dài 200m rộng 50m phía trên bố trí đầy Catapult và dầu hỏa cộng thêm Nỏ máy cánh thép có mũi tên dây để kéo thuyền chiến của đối phương từ giữa dòng vào bờ. Việc bố trí này đảm bảo bao nhiêu chiến Hạm Đông Ngô đi qua con song này cũng đều có thể gặp uy hiếp trí mạng.
Vì có búa máy và cưa nên hầu hết các công trình phòng thủ của quân Đại Việt đều là cọc gỗ to phủ bùn đất bên ngoài chống cháy. Ba cứ điểm tiếp theo lần lượt được xây dựng tại Mỏ Muối, Mỏ Đồng và bên bờ song nhở nơi quân Đại Việt đã từng phục kích đội vận lương Đông Ngô. Ngoài ra một hệ thống chòi canh dọc bờ biển được dựng lên nhằm cảnh báo nếu có thuyền Đông Ngô tiến nhập vào vùng biển Vịnh Bái Tử Long.
Đây rõ rang là Nguyên Quốc đang xây dựng một hệ thống phòng thủ kín kẽ nhất tạo cho Lục Hải Bộ Khúc Dương thành trở thành một cái thùng sắt thực sự đao thương không lọt. Hắn quyết định chiến tranh tiêu hao với quân Đông Ngô tại Miền Bắc Giao Châu. Chỉ cần bào mòn sinh lực địch đến một mức độ nhất định thì Đại Việt quân nhất định sẽ nam Hạ mà đánh lấy Cổ Loa, Liên Lâu, Bắc Đái và Kê Từ. Có được 3 Thành này thì Nguyên Quốc sẽ có thêm một số lượng lớn dân Đại Việt, từ đó Nguyên Quốc mới có thể xây dựng căn cứ một mặt chống Lữ Đại từ Cửu Chân đánh ra một mặt chống uy hiếp từ Thương Ngô Uất Lâm phía Bắc.
* Chú thích: Bố trí phòng ngự https://www.facebook.com/photo.php?fbid=121908465286665&set=a.104937783650400.1073741827.100024025355502&type=3&theater
Búa máy đống cọc gỗ:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=121910945286417&id=100024025355502