Chương 48: Tản mạn đôi nét Khúc Dương Thành
Cũng may cho quân Lăng Phúc rút sớm vì sau khi họ rời đi 2 tiếng đồng hồ thì kị Ngưu của Đại Việt đã về đến nơi. Tuy chỉ có 100 kị ngưu nhưng với đoàn bộ binh rệu rã 600 người của Đông Ngô chắc chắn không phải đối thủ, chỉ cần đám kị binh này bám theo rồi giết tỉa dần dần thì đảm bảo không một ai có thể sống sót.
Quân Đông Ngô công thành rút đi, tất nhiên quân thủ thành được tính là chiến thắng, mặc dù có hơi thảm một chút bởi có tới 36 người chết 13 người trọng thương, 88 người bị thương nhẹ. Quả thật nếu không có bố trí Catapult và đinh thép cùng với dầu hỏa thì đảm bảo số ngừoi thương vong sẽ tăng lên gấp bội chứ không phải con số này. Từ điểm này có thể thấy được tường đất cao 4m không thể là một tòa thành trì mang tính chất ổn định được.
Sáng sớm ngày hôm sau mọi quân sĩ trong thành cùng dân chúng đều tụ tập tại bến sông Lục Hải cách Khúc Dương Thành 5 km về hướng Đông, tất cả đang háo hức chờ đợi để được nhìn xem chiến thuyền khổng lồ mà quân Đại Việt thu được. Từ xa xa đã thấy 9 chiến thuyền với cánh buồm lấp ló nơi khúc ngoặt của Sông. Binh sĩ Đại Việt đã trở về trong chiến thắng hân hoan, nhưng công việc còn đó là quá nhiều. Không để cho Nguyên Quốc một giây phút nào được tự thỏa mãn.
Tất nhiên mỗi người dân dều muốn được một lần lên loại thuyền này tham quan. Trước đây không lâu những chiến thuyền này còn là bóng ma ám ảnh những người Việt cổ này nhưng giờ đây chúng đã trở thành nơi tham quan du lịch cho họ.
Tất nhiên người dân chỉ được tham quan hai tầng phía trên thôi. Tầng chứa đồ họ không được phép đi xuống. Vì nơi đây chứa toàn lag bảo vật mà thôi.
Thì ra khoang đáy của thuyền dùng để chứa nước ngọt, lương thực, và cũng chứa cả bảo vật. Vì lũ Đông Ngô đã đánh chiếm cả mười thành miền Bắc, vơ vét hết không biết bao nhiêu từ các tầng lướp thống trị người Hán theo Sĩ Gia tại Giao Châu. Chúng có rất nhiều thứ như vàng, bạc, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi, đặc biệt là có khá nhiều lụa phẩm chất khá tốt. Nói đến lụa thì đây có lẽ là công của Sĩ Nhiếp đã mang đến công nghệ trồng dâu nuôi tằm dệt lụa từ người Hán. Những tấm vải lụa này là mồ hôi công sức lao động vất vả của những người dân Việt nhưng lại nhằm để cung cấp cho một số rất nhỏ giai cấp thống trị người Hán nơi Giao Châu.
Nói đến trang phục thì hầu hết người dân Việt tộc lúc này đều là đàn ông và trẻ em cởi trần đóng khố, phụ nữ thì mặc áo yếm váy quây. Đây là trang phục thuận tiện cho cuộc sống sinh hoạt tại Giao Châu lúc này xong có lẽ đến lúc phải thay đổi cho văn minh hơn một chút. Nhưng đó là nói các bộ lạc chưa liên quan đến bộ lạc Đại Việt này... Bộ lạc Đại Việt 100% mặc giáp mây, trừ trẻ em quá bé. Vì họ đang sống trong thòi chiến nên mặc giáp mây thành quen, ra khỏi nhà sẽ mặc giáp, tuy vướng víu một chút nhưng tính mạng được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Vì mặc giáp mây nên phải có lớp vải độn bên trong để tránh cọ sát, vậy là thói quen mặc áo vải đay cọc tay được thực hiện. Tóc Việt tộc vốn đã cắt ngắn đẻ thuận tiện sinh hoạt rồi nay lại càng ngắn hơn vì theo kiểu của thủ lĩnh. Tất nhiên Nguyên Quốc khuyến cáo phụ nữ nên để tóc ngang vai rồi buộc lên cho đẹp. Xong có rất nhiều cô vẫn mốt tóc tém cho tiện. Ngày xưa cắt tóc, cắt vải đay còn bất tiện, ngày nay nha bỏ nguyên liệu đồng, than đá ra sau đó trả công 4 cái bánh gạo thì ngày mai đến mấy cái lò rèn của bọn nhóc lấy một cây kéo đồng về, sau đó cắt xẹt nột cái là xong. Về cách ăn mặc hắn không chỉnh lí nhiều nhưng về vệ sinh thì Nguyên Quốc rất nghiêm túc. Một ngày phải tắm một lần, móng tay móng chân cắt ngắn, đánh răng ngủ dậy và đi ngủ bằng muối. Đi vệ sinh đúng nơi quy định. Cấm vứt rác bừa bãi. Ăn chín uống sôi. Đây chính là thiết luật đã giao cho gã quan huyện Nguyễn Kê Đản làm công tác thành lập một ban theo dõi, ai 3 lần phạm luật mà đã nhắc nhở sẽ bị đuổi khỏi bộ lạc. Đây là hình phạt nặng nhất ở đây rồi. Chính vì thế tình hình vệ sinh trong Khúc Dương thành còn tốt hơn rất nhiều các thành trì của người Hán.
Lúc này đây ngồi trong can nhà gỗ sàn thấp đặc chưng của người Việt cổ tại trung tâm Khúc Dương là buổi họp của tầng lớp lãnh đạo Đại Việt bộ lạc. Việc vạch ra sách lối thì Nguyên Quốc đã có trong đầu nhưng hắn vẫn liên tục đưa ra những cuộc họp như vậy. Cuộc họp này cực kì rộng, bao hàm cả dân chính và quân chính. Dân chính ở đây sẽ chủ yếu do 10 tên đang học hành cùng Nguyên Quốc nêu ý kiến trong đó có tên Hoa Kiều Cao Thích. Quân chính thì chủ yếu do tầng lớp sĩ quan trong quân đội nêu ý kiến. Hai nhóm người này ngồi hai bên và Nguyên Quốc ngồi chính giữa trên cao. Đây là một triều đình thu nhỏ thực sự. Cao Thích còn có thêm nhiệm vụ ghi chép lại nội dung cuộc họp này vào thẻ tre.
Cuối cùng sau 8 tiếng hội họp (tất nhiên có nghỉ ăn cơm nhé khô chết mẹ hết) thì một bản phương án đã được tất cả mọi người đóng góp ý kiến mà thành.
Nói là tất cả cùng đóng góp ý kiến cho vui thôi, thật ra đây toàn bộ là ý tưởng của Nguyên Quốc. Chẳng qua hắn ngồi đó quyết định xem ý kiến ai đúng ai sai mà thôi. Đúng giống như tư tưởng của Nguyên Quốc thì hắn gật đầu tán thưởng rồi gợi ý cho người ta mở rộng. Không đúng thì hắn phân tích những điểm sai để người phát biểu rút kinh nghiệm, và những người khác cũng hiểu vấn đề. Vốn bản hoạch định phương hướng phát triển này hắn đã lên hoàn tất, nhưng vì muốn đào tạo thủ hạ mà hắn mất thêm 8 tiếng để vừa giải thích vừa gợi ý để họ phát biểu, quả thật là công việc quá vất vả. Nhưng hiệu quả thì cực tốt đẹp vì ai cũng hiểu vấn đề cả.
Về mặt quân sự thì chính sách đó là ổn định phòng thủ và gia cố các công trình phòng thủ. Tăng cường huấn luyện và tối tân hóa trang bị. Cụ thế là Nguyên Quốc đã biết chủ Soái hậu quân Đông Ngô đã mất tích sau trận chiến bờ Đông sông Lục Hải. Cũng thông quan tra hỏi các sĩ quan tù binh Đông Ngô mà Nguyên Quốc biết được tầm quan trọng của tên này. Nguyên Quốc đảm bảo tên này có còn sống trong rừng thì với người Đông Ngô thuần không có Dương Việt yểm hộ thì 100 người chạy trốn kia rất khó tồn tại
Mà thông qua hỏi cung thì Nguyên Quốc cũng biết nếu không có Lỗ Khang thì cả Giao Chỉ các thành trì do Đông Ngô kiểm soát sẽ rơi vào tình trạng ngưng trệ. Họ không thể quyết định đánh Khúc Dương hay không. Ít nhất họ phải chờ sự bổ nhiệm người chịu trách nhiệm lãnh đạo hậu phương Đông Ngô quân từ Lữ Đại. Mà tên thứ sử này thì đang tận trong vùng rừng núi Cửu Chân. Tin tức truyền đi truyền về rồi chuẩn bị tấn công thì phái mất từ tháng rưỡi đến 2 tháng. Trong quá trình đó Nguyên Quốc đã làm được quá nhiều. Nhưng tại sao lại có chữ phòng thủ trong chiến lược, đó là vì quân Đại Việt vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho một cuộc chiến tranh quy mô. Thứ nhất Đại Việt quân cần có thời gian làm quen việc di chuyển bằng chiến thuyền. Thứ hai họ cần trang bị Catapult trên từng chiến hạm. Ngay cả chiến giáp của Đại Việt cũng cần cải tiến. Binh khí cũng cần đúc lại, mà trong đó điển hình nhất là việc lựa chọn giữa Katana và thanh kiếm ngắn Gladius Pompeii đã gây ra sự tranh luận không có hồi kết trong các tướng sĩ. Thật ra điểm quan trọng nhất mà Nguyên Quốc không muốn chủ động tân công Liên Lâu Kề Từ và Bắc Đái không phải là quân việt chưa chuẩn bị đủ mà căn bản Đại Việt giờ đây mà đi công thành là tất bại.
Các thành trì ở miền bắc do quân Đông Ngô chiếm đang rơi vào thế hoảng loạn bế tắc nhưng nếu tấn công chúng thì ngay lập tức sẽ khiến các thành trì này co cụm đoàn kết mà chống lại Nguyên Quốc. Chỉ cần quân Đại Việt đang tấn công 1 thành nào đó sẽ gặp ngay tập kích của các thành còn lại. vì những thành trì này tụ tập quá gần nhau rồi.