Chương 42: Bờ Đông sông Lục Hải

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 42: Bờ Đông sông Lục Hải

Khoan hãy nói về màn huyết chiến sắp diễn ra trên đầu thành Khúc Dương, giờ đây một cuộc chiến khác sẽ nổ ra bất khì lúc nào.

Đoàn chiến hạm thủy quân Đông Ngô Lửng lơ đi vào con sông sẽ dẫn đến phía đông của Thành Khúc Dương. Lúc này đây Thủy Quân Đông Ngô Vượt trội mọi thế lực khác về mặt hải chiến. Họ chính là bá chủ trên sông nước. Ngay cả Ngụy Thục cũng khó mà tranh bá cùng họ về mặt Thủy Chiến. Trên thực tế tiến nhập Giao Châu thì thủy quân Đông Ngô chưa từng gặp bất kì một phản kháng hay trở lực nào trên đường thủy. Bởi căn bản là văn hóa Đông Sơn bắt nguồn từ Nương rãy trên núi sau đó mới di cư xuống miền Đồng Bằng Ven sông. Trong nền văn hóa này kéo dài từ Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang cho đến Thục Phán An Dương Vương hình thành nước Âu Lạc thì người dân Việt Tộc chưa từng thực hiện một chuyến đi biển xa nào. Thuyền của họ đa phần là thuyền ván gép mái chèo, có khi là thuyền độc mộc lớn nhất cũng không dài đến 10m. Mà thong dụng và hay dùng nhất của họ là bè tre với những cây tre luồng, nứa bó buộc vào với nhau. Sức nổi rất tốt, và cũng dễ chế tác để đi trên sông nước. Không phải Văn Hóa Đông Sơn kém phát triển hơn văn Hóa Lưỡng Hà của Hán tộc mà do họ không trú trọng về mặt hàng hải thôi.

Còn nói về văn hóa Đông Sơn thì có nhiều mặt còn vượt trội so với Hán tộc. Để minh chứng cho điều này thì có một ví dụ quá đơn giản. Đó là người Đại Việt không bị Hán hóa thành người hán mà chỉ du nhập văn hóa Hán vào cho mình mà thôi. Ngược lại người Hán trên đất Việt lại bị Việt hóa hoàn toàn. Điều này có thể nói lên điều gì? Nó nói lên rằng nếu một dân tộc có sức sống sinh học và xã hội mãnh liệt thì sự đồng hóa chủng tộc khó thành công. Kế đến khi một cộng đồng dân tộc có tổ chức tốt, cố kết các thành viên bền chặt, thì dân tộc đó rất khó bị đồng hóa. Và cuối cùng là đồng hóa về văn hóa, tín ngưỡng phụ thuộc vào trình độ văn minh của dân tộc. Một dân tộc mạnh về chinh chiến, có thể chiến thắng trong cuộc chinh phục, nhưng nếu trình độ văn minh thấp hơn thì sẽ bị kẻ bại trận đồng hóa, điển hình như tộc Hung Nô, Nữ Chân, Mãn Châu… đều chiến thắng người Hán nhưng lại bị Hán hóa. Trong trường hợp này thì ngược lại người Hán chiếm cứ đất Đại Việt cả ngàn năm nhưng chẳng những họ không thể đồng hóa được Người Việt mà lại bị Việt Hóa ngược lại.Triệu Đà lập nước Nam Việt năm 203 TCN, giữ độc lập với nhà Hán được 92 năm, truyền 5 đời vua, đến đời Triệu Kiến Đức và thừa tướng Lữ Gia26 thì mất nước vào tay Hán Vũ Đế năm 111 TCN. Một dải Lĩnh Nam và Đông Hải bị Hán chiếm và Hán hóa kéo dài hơn ngàn năm, ngoại trừ Lạc Việt, còn lại hoàn toàn trở thành Hán. Lạc Việt, sau hơn 1000 năm nô lệ và Hán hóa, vẫn giữ được bản sắc và nền văn minh Việt, cuối cùng thì giành được độc lập và trở thành Đại Cồ Việt, Đại Việt.

Điều này nói lên Giao Chỉ lúc này tuy số dân thưa thớt nhưng trình độ Văn Minh cực cao không hề thua kém người Hán. Nhưng chỉ vì họ chậm tiếp cận với đồ sắt nên bị thua thiệt trong cuộc chạy đua về quân sự. Thực sự nếu để dùng đồ đồng chế tác các chiến thuyền dài đến 50m thì công việc ấy không mang tính khả thi chút nào. Mới cả người Việt cổ lúc này không có nhu cầu về hàng hải. Chi khi nào con người có nhu cầu mãnh liệt về một vấn đề nào đó thì họ mới trú tâm vào phát triển mà thôi.

Như lúc này đây nếu xét riêng về mặt hàng hải thì Văn Hóa Đông Sơn của Người Việt lại chịu thua thiệt cực lớn. Chỉ thấy những chiếc thuyền quái dị (đấy là theo cách nhìn của người hiện đại) hình chữ nhật đang lững lờ trôi trên sông. Quân Đông Ngô không hề có một chút đề phòng nào vì họ tin tưởng tại vùng Giao Chỉ "Man hoang" này sẽ không có lực lượng nào có thể Uy hiếp đến thủy quân của họ. Nhưng nhày hôm nay mọi chuyện đã thành dĩ vãng. Con sông chảy qua phía Đông thành Khúc Dương này Nguyên Quốc tạm đặt tên là sông Lục Hải vì nơi này là nơi định cư của Lục Hải Bộ. Sông Lục Hải trung bình rộng đến 200m chỗ co hẹp chỉ có 100m thôi. Lúc này đây tại một khúc sông khá rộng tầm 100m bên phía bờ Tây của con song khá lầy lội nhưng bên phía bờ Đông lại là một mảng đất cứng rắn với bờ đá lẫn đất cát cao hơn mặt nước tầm 1m khi thủy triều lên cao nhất. Lúc này đây với mực nước của sông thì bờ Đông cao hơn hẳn 2m có dư. Cả hai bên bờ đều dày đặc lau sậy, nhưng cao thấp không đều nhau. Bất quá có một điểm rất mất tự nhiên đó là tại một khúc song dài đến 500m vậy mà lau sậy cao đến bất bình thường… nếu người nào đó chịu khó quan sát hoặc đến tận nơi để nhìn thì sẽ thấy được rõ ràng đây là lau sậy cũng cây bụi được mang từ nơi khác tập trung nơi đây. Nhưng ai rỗi hơi mà chơi trò trồng lau sậy bên bờ sông?

Bỗng nhiên trong bụi lau sậy vang lên tiếng hét vang " Bắn". Một loạt 8 mũi tên sắt thô to như thanh trường thương được phóng ra. Tiếng cánh nỏ Ballista bằng thép rung động kêu những tiếng tưng tưng trong không khí. Tiến mũi tên bằng thép xé gió mà bay đi, chúng hướng thẳng tới 4 chiếc thuyền chiến đi đầu trong hạm đội 15 chiếc chiến thuyền này. Nói thật thì nhìn 8 mũi tên thép có vẻ bá đạo, nhưng để đem đi tấn công 4 con thuyền dài 20m thì như muối bỏ bể thôi. Bởi vì nếu phân ra thì mỗi thuyền chỉ chịu 2 mũi tên đả kích mà thôi. mà hai mũi tên thì không thể đánh đắm được thuyền. Nhưng sự việc đơn giản chỉ vậy thôi sao?

Với khoảng cách 50m để bắn trúng mạn thuyền dài 20m thì không khó đối với Ballista. Độ chuẩn xác của loại nỏ này cao hơn máy bắn đá Catapult quá nhiều lần. Binh lính trên thuyền chỉ thấy chiến thuyền của mình rung lên bần bật. Cảm giác như thuyền bị đẩy qua bên trái mộ chút, tiếng va chạm ở mạng thuyền phải là rõ rang họ nghe rõ tiếng âm thanh gỗ nứt vỡ truyền vào tai. Những binh sĩ này không thể hiểu nổi thân tàu làm bằng gỗ Tùng Sam dày đến 15cm thì thứ gì có thể làm vỡ nổi chúng. Trừ khi là có thuyền khác đâm ngang vào. Thế nhưng xung quanh đây làm gì có thuyền a.

Chúng binh sĩ vội vàng lao qua bên mạn phải của thuyền để kiểm tra, và đập vào mắt họ là mọt cảnh tượng không thể tin nổi. Điều này khiến họ phải ám ảnh cả đời, tất nhiên với điều kiện họ có thể sống qua ngày hôm nay đã.

(Bản đồ mô tả vị trí phục kích: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=118525168958328&id=100024025355502&pnref=story)