Chương 43: Trí kế
- Bố thàng khốn nạn kia dừng… may đánh thật hay đùa thế… chảy máu đầu rồi…
Tên Lính Đại Việt vò đầu gãi tai.
-Tau đập lệch ra rồi… tại mi đưa đầu vô làm chi?
Thì ra lính Dương Việt trong đêm tất công khu mỏ trại là người Lạc Việt đóng giả mà thành. Hai bên chém nhau inh ỏi, la hét um tỏi rồi lùa nhau vào rừng chẳng qua là kế sách của Nguyên Quốc mà thôi. Thật ra mối đe dọa với Khúc Dương Thành rất lớn đến từ tứ phía. Phía bắc xa xa là thành ấp Ninh Hải tuy nhỏ nhưng cũng có vài trăm quân. Xa hơn nữa về phía Bắc là Thành Hợp Phố với quy mô phải Ngang bằng với Cổ Loa thành. Phía đông bờ biển thì có thủy quân Đông Ngô bất kì lúc nào cũng có thể ập đến. Phía Nam thì mối uy hiếp cực kì lớn với Kê Từ, Bắc Đài, Liên Lâu, Cổ Loa. Phía Tây có lẽ dễ thở nhất Vì khu Thành gỗ Long Tuyên (tiếp giáp giữ Thái Nguyên và Hà Giang ngày này) vẫn thuộc quyền kiểm xoát của người Việt Cổ. Thật ra tại Long Tuyên quân của Đông Ngô không thể tấn công nổi, vì nơi đây thuộc bộ Tộc Vũ Định từ thời Văn Lang. Các bộ lạc nơi đây sống cuộc sống du canh du cư, chỉ có một khu thung lũng được xây dựng trại gỗ cao ngất.. Đường đi đến nơi này cực bất tiện và quan trọng là bộ lạc ở đây cực giỏi chiến đấu trong rừng và thuần hóa voi. Nhưng họ gần như tách biệt với đồng bằng ngoại trừ việc trao đổi đồ lâm sản lấy muối mà thôi.
Nói qua như vậy để thấy rang tình thế tại Khúc Dương rất bấp bênh bất ổn, bất cứ lúc nào họ cũng có thể bị âm thầm phát hiện sau đó sẽ hứng chịu một cuộc bao vây bất ngờ mà diệt vong. Chính vì vậy Nguyên Quốc họp chúng sĩ quân lại và phân tích tình hình cho bọn họ nghe và hỏi ý kiến từng người. Thật ra Nguyên Quốc đã nghĩ ra phương án sách lược từ lâu. Nhưng hắn đang xây dựng thói quen tư duy chiến thuật và cách bàn bạc xây dựng ý kiến bổ cứu lẫn nhau cho quân đội. Do vậy những cuộc họp như thế này rất thường xuyên, ai cũng phải nói ra ý kiến của mình. Có ý kiến hay, có ý kiến dở nhưng đều được Nguyên Quốc lôi ra phân tính rõ cho mọi người hiểu. Tuy mất thời gian nhưng tư duy chiến thuật của các sĩ quan là tăng tiến từng ngày. Điều này lộ ra rõ khi kế hoạch " dẫn xà xuất động" và " Dụ địch nhập bẫy" đều là các chúng sĩ quan từ từ xây dựng với sự định hướng như có như không của Nguyên Quốc. Đây là một cách là quá thông minh, vì sau này những sĩ quan ngồi đây sẽ cực kì chủ động trong suy nghĩ. Và nếu cứ phát triển như vậy họ sẽ có thể độc lập tự chiến một phương. Nếu như ngươi cứ huỵch toẹt mà nói ra kế sách từ A-Z thì đảm bảo chỉ đào tạo ra một đám quân nhân ngu ngốc chỉ biết nghe lệnh mà không thể ứng biến tình thế thiên biến vạn hóa của thực tế chiến trường.
Thay vì chờ đợi việc bị phát hiên, và bị động phòng ngự một cuộc tấn công bất ngờ thì Đại Việt lại chọn cách thong báo cho địch nhân rồi bố trí trước mặt trận chiến đấu. Do vậy quyền chủ động sẽ nằm trong tay Đại Việt quân. Nhưng tại sao có thể đoán được hướng đi cũng như bố trí của địch nhân trong thời đại không có vệ tinh định vị này thì tất cả đều dựa vào sự tính toán không bỏ sót của hệ thống quân lãnh đạo ba quân. Ngay từ khi chiếm được Khúc Dương thì Nguyên Quốc đã tung ra một lượng thám báo cực lớn để mô tả lại địa hình xung quanh Khúc Dương một cách chi tiết. Từ điều này hắn có thể như thấy được trước tương lai địch nhân sẽ phải từ đâu mới có thể tấn công được Khúc Dương.
Về đường Bộ thì Để đến được Khúc Dương phải bắt buộc vòng qua khu Quặn mỏ đồng sau đó tiền vào phía Tây hoặc Nam Thành Khúc Dương. Những cung đường còn lại toàn là đồi núi rừng rậm rất khó hành quân nếu người không phải người bản địa. Về thủy lội thì có hai con đường. Một đó là đổ bộ vào Mỏ muối theo con đường từ mỏ muối di tới Mỏ Đồng, hội quân cùng bộ binh tiến đánh 2 mặt tây và Nam Khúc Dương. Nguyên Quốc bác bỏ phương án này của địch nhân vì nó không thể tạo thành thế Bao vây. quân Đại Việt hoàn toàn có thể thoát ra từ cửa Bắc và chạy biến vào rừng. Vậy nên Thủy binh Đông Ngô chắc chắn sẽ đi đường biển vào sông Lục Hải tiến hành đánh phía Đông và Bắc thành Khúc Dương, tạo thành một cuộc bao vây không lối thoát cho quân Đại Việt trong thành.
Sau khi tìm hiểu địa hình thì Nguyên Quốc và chúng sĩ quan quyết định phục kích tại bờ Đông nơi đất ở đây pha lẫn đá rất cứng rắn thuận tiện cho việc voi chiến và lị ngưu tham chiến. Nếu đánh ở Bờ Tây nhiều bãi bùn lầy lội thì Voi rất dễ xa lầy, đấy là tai nạn mang tính diệt vong. Chính vì vậy Nguyên Quốc và quân đoàn Đại Việt phải nhiễu một vòng xa lên thượng du sông Lục Hải tìm nơi Sông hẹp với bãi bồi hai bên cứng rắn sau đó chặt tre kết bè khổng lồ đưa voi qua song. Còn trâu thì khỏi chúng bơi nước quá bá đạo. Lần này gần như tất cả 112 con trâu đều tham ra chiến dịch, chỉ có nghé con là để ở lại Khúc Dương mà thôi.
Quay trở lại với trận chiến bên bờ song Lục Hải, quân lính Đông Ngô đang choáng váng và sợ hãi vì cả 4 chiếc Thuyền đều đang bị kéo vù vù về phía bờ Đông của Sông Lục Hải. Thì ra những mũi tên thép đó đều có gắn với một sợi xích sắt dài chừng 3m tiếp nối xích sắt là những sợi thừng chảo thô to dài trên 120m. Phía Trên bờ là 6 con voi nhỡ cùng cả bày trâu đang ra sức kéo, nói ra ra sức nhưng thực ra là nhẹ tênh mà kéo vì sức của chúng quá lớn. Lúc này mới nhìn kĩ ra trên những tấm giáp mây của lũ voi và trâu gắn đầy cỏ lau ngụy trang. Giờ thì ngụy trang là không cần thiết nên các binh sĩ Đại Việt đang loại bỏ chúng cho hết vướng víu.
Thuyền trên song không có điểm nương tựa thì làm sao có thể chống lại lực kéo của bày voi và trâu. Cả bốn chiến thuyền trợt như bay vào bờ, rồi bị mắc cạn ở vùng đáy nông của bờ Sông, Không những thế lực kéo kinh dị đến nỗi kéo được cả những chiến thuyền này trượt trên đáy nông mà ép vào gần bờ hơn.
Không phải quân Đông Ngô không tìm cách chặt mũi tên, nhưng họ không làm được. Vì dây chảo thì quá xa, đoạn mà họ có thể với tới lại là xích sắt. Mũi tên được cấu tạo theo kiểu mũi tên săn cá https://www.facebook.com/photo.php?fbid=119148792229299&set=a.104937783650400.1073741827.100024025355502&type=3&theater) nên việc tách mũi tên khỏi thân chiến thuyền trong thời gian ngắn là không thể. ¬¬¬¬¬