Chương 37: Công nghiệp hóa luyện Kim sơ khai
- Tự nghiên cứu dần dần từ quyển một trở đi, ta viết rất đơn giản rồi, các ngươi học không hiểu thì cùng nhau tham khảo để kiến giải vẫn không thong thì ghi ghép lại 3 ngày ta kiểm tra một lần và giải đáp thắc mắc.
Nguyên Quốc chỉ có thể làm như vậy mà thôi. Hắn còn có rất nhiều việc phải làm vào lúc này về mặt quân sự. Thủy quân Đông Ngô còn đó thì Nguyên Quốc vẫn không thể ăn ngon ngủ yên được, kế hoạch tiêu diệt thủy quân đã được nhen nhóm trong đầu hắn thế nhưng mọi việc vẫn cần những yếu tố nhất định. Nhưng ngày hôm nay niềm vui lại một lần nữa đến với tân Bộ lạc đại Việt Khi đội quân viễn trinh của họ trở về. Nói đến chuyện này thì phải quay về 1 tuần trước khi Nguyên Quốc mới tiến nhập thanh Khúc Dương. Lúc này đây binh lực của Nguyên Quốc đã tăng lên con số 750 người chính vì thế hắn phái hẳn 350 nhân đi thu phục các mỏ quặng sắt ở phía tây và hai mỏ quặng đồng ở phía bắc.
Đạo quân này do Bạch Công Ngưu được thăng lên thiếu tá chỉ huy. Tên này vậy mà nhiễu một vòng lớn lên tới mỏ sắt tại Bắc Lũ mà đánh trước. Với nhân số vượt trội, trang bị tân tiến lại có kị binh và voi chiến hỗ trợ thì 150 quân Đông Ngô tại đây bị đánh tan không còn một mảnh. Điều quan trọng là nhóm thợ khai thác Mỏ sắt tai đây lên tới 300 đàn ông khỏe mạnh mà trong đó quan trọng nhất đó là có một nhóm 4 người lại là chuyên huấn luyện voi chiến. Những người này thuộc bộ lạc Chuyên săn bắt và thuần hóa voi rừng sống tại Vùng núi Hà Lâu gần nơi quặng mỏ này. Chính tộc này bị quân Đông Ngô tàn sát gần như chẳng còn khi chúng đi bắt phu làm khai thác mỏ. Cũng chỉ vì bộ lạc này chống cự quá quyết liệt mà thôi.
Vốn dĩ bộ lạc này có đến 25 thớt voi vì họ chuyên đào tạo voi Chiến phục vụ nhà họ Sĩ, nhưng vì chiến tranh nổ ra tất cả tộc nhân cường tráng cùng 20 thớt voi to đã được thuần hóa kĩ bị điều đi vào cuộc chiến, chỉ còn lại 5 thớt voi nhỡ đang trong quá trình cuối của giai đoạn thuần hóa thì họ lại cất ở nơi chuyên dành để thuần hóa voi trong rừng sâu. Bộ lạc bị tấn công bất chợt, không có voi hỗ trợ với nhân số và trang bị kém hơn việc họ bị đồ sát là dễ hiểu.
Bạch Công Ngưu kết nạp tất cả nhóm đàn ông khỏe mạnh này bào bộ lạc mang đi 100 người để bổ xung binh lính cho thành Khúc dương. Để lại 200 người cùng 30 tên tù binh tiếp tục khai thác quặng sắt. Tiếp theo đó Bạch Công Ngưu yêu cầu bốn tên nài tượng kia dẫn đường để đến nơi thuần voi. Vậy nên này hôm nay tiếp đón đoàn quân chiến thắng trở về thì dân chúng Khúc Dương nhìn thấy không phải một con voi khi xuất phát mà tận 6 con voi sàn sàn như nhau đang tuổi lớn.
Nhưng điểm này không phải là vui nhất 6 tấn mỏ mà đám voi và trâu kỵ binh này kéo được về mới là điều làm Nguyên Quốc vui vẻ nhất, vì thông qua kinh nghiệm làm thợ rèn lâu năm của mình thì hắn biết được rằng quặng mỏ tại đây cực kì tốt, khả năng cao là có chứa một chút Niken. Tuy quá trình nung chảy sẽ phiền hà hơn rất nhiều thế nhưng không thể làm khó được Nguyên Quốc. Quan trọng là có được chỗ vật liệu này thì kế hoạch tiêu diệt thủy quân của Đông Ngô sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Nếu tính trung bình cứ mỗi quân Đông Ngô sẽ được trang bị trên người 3kg sắt. Qua lần chiến tranh này và kho đồ quân nhu tại Khúc Dương thì Nguyên Quốc đã có trong tay 6 tấn sắt. Trừ đi 1 tấn trang bị mới cho tân binh và 2 tấn để chế dụng cụ thì hắn còn lại khá nhiều thép dự trữ, giờ đây có thêm 6 tấn quặng thì một kế hoạch đã được lên sẵn trong đầu Nguyên Quốc để tấn công thủy binh Đông Ngô.
Ngay lập tức lò cao được xây dựng để luyện chỗ quặng này thành gang chất lượng. Với nhiệt độ của than đá đã rang khô và lò cao tác dụng thì một mẻ gang nặng đến 3 tấn đã ra đời. Tiếp theo đó là Nguyên Quốc xây dựng lò thổi để biến chỗ gang này thành thép tốt rồi rót ra các khuôn có sẵn. Từng tấm thép giàu cacsbon theo tay người thợ rèn đúc làng Đa Sĩ cưa thế ra đời. Lần này là chính tay Nguyên Quốc chỉ đạo không bỏ một giây nào trong quá trình luyện chế, vì thành bại hay không của kế hoạch là ở chỗ này.
Tiếp theo tên thủ lĩnh bộ lạc này lại hì hục ngày đêm chính tay mình rèn một đống dụng cụ lạ mắt vậy mà gần 7 ngày sau Nguyên Quốc mới có thể hoàn thành các thiết bị hỗ trợ lần này.
Thứ hắn chế tạo là máy cán cán thép và máy kéo thép (1). Tất cả đều được hoạt động nhờ sức kéo của gia súc mà cụ thể ở đây là voi. Ví dụ như máy cán thép thì những mô men chuyển động sẽ được gắn với một bánh xe quay do hai con voi là động lực mà khéo vòng tròng. Cong máy kéo thép thì đơn giản là người kéo mà thôi vì hắn kéo thép ở đây là sợi cực nhỏ chỉ bé bằn 0,2mm mà thôi. tất nhiên để kéo được những sợi thép nhỏ như vậy thì phải kéo nhiều lần, bắt đầu từ 1cm, đến 0,5cm cứ thế mà giảm dần. tất nhiên sức người thì không thể kéo được thép 1cm đường kính rồi mà phải dùng đến trâu hoặc voi để kéo mà thôi. Nhưng sợi thép càng nhỏ thì sức lại không cần mạnh mà cần khéo léo và đều tay thế nên mới cần đến bàn tay con người.
Tất nhiên cán thép thì dễ rồi vì có thể cán ngay khi khi đang nóng đỏ, mà mềm dẻo vậy nên công việc này chỉ cần có đủ động lực thì không thành vấn đề, mà hai con voi thì động lực rất tốt. Nhưng việc kéo thép phải diễn ra khi nguội vậy nên điểm quan trọn ở đây là làm cho thép thật mềm, nhưng không được làm chúng mất đi cacbon, vì mất nhiều cacbon thì chúng lại thành thép non rồi. Đối với người ngoài ngành thì khó khăn nhưng đối với Nguyên Quốc thì đó là việc vặt, chỉ cần dùng công nghệ ủ thép để chúng chuyển thành dạng cấu trúc Peclit hạt loại thép này mềm (Ủ đẳng nhiệt nhá các bác tự tra) nhưng chỉ cần tôi lại một lần thì chúng sẽ trở về cấu trúc mactenxit với độ cứng cao.
Nguyên Quốc phải mất công mất sức như vậy để làm gì, đơn giản khi ghép các tấm thép mỏng 0,5cm có độ đang hồi tốt và cấu trúc đồng nhất với nhau thì hắn sẽ có một cánh cung với lực lượng đàn hồi và sức bật mạnh mẽ (giống cấu trúc xếp tầng của nhíp xe ô tô). Tiếp theo từng sợi dây thép mỏng sẽ được quấn bện với nhau tại thành dây cáp, đây chính là dây cung mà hắn muốn chế tạo. bởi Chỉ có dây cung này mới có khả năng kéo được cánh cung thép mà thôi. Các loại dây bằng gân không hề có hiệu quả.
(https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=115865532557625&id=100024025355502&pnref=story)