Chương 31: Kế hoạch

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 31: Kế hoạch

Công việc dọn dẹp chiến trường và xác chết thì Nguyên Quốc để lại 150 trường thương binh ở lại làm nhiệm vụ. Cái bọn giáo dài này di chuyển chậm chạp thế nên không thể trọng dụng trong tình thế khẩn cấp được. Bởi lẽ qua khai thác tên tướng quân Đông Ngô bị bắt thì Nguyên Quốc biết được rằng có một đoàn vật lương nho nhó 50 quân sĩ Đông Ngô làm nhiệm vụ đang đi phía sau họ một ngày đường. Cái thời này rất là khổ, làm gì nghĩ gì thì đầu tiên vẫn à cái ăn. Giao thông không thuận tiện, thức ăn không mang theo nhiều được nên đã đụng đến quân đội là phải đụng đến lương thảo. Có câu nói thời này đó là "binh chưa động thì lương phải đi trước" điều này mô tả rõ ràng cho tình thế của thời đại này. Ngay cả chính quân Nguyên Quốc cũng chỉ mang theo 3 ngày đồ lương thực mà thôi. Số lương thực còn lại chuyển hết về Mỏ muối rồi. Nếu đánh cướp được nhóm lương thực nhỏ này thì Đại Việt quân cũng có thể trụ được 2 tuần theo lời tên tù binh đã khai báo. Nếu như vậy thì Nguyên Quốc hoàn toàn không cần quay về mỏ muối mà hắn sẽ thực hiện luôn kế hoạch tiếp theo của mình.

Trong đám quân này có lẽ Kỵ Ngưu là tốc độ nhanh nhất và … sướng nhất… Bọn hắn đang lao nhanh về phía trước theo con lộ mà quay trở vê khu quặng đồng. Mặc dù trong lúc chiến đấu thì thám báo của Đại Việt vẫn tích cực lung diệt thám báo đối phương nhưng không thể đảm bảo không có kẻ chạy thoát. Nếu chúng quay lại báo tin cho quân vận lương thì bọn này sẽ quay đầu chạy. Ngay cả lúc này trời đã về đêm thì cũng không thể đảm bảo chúng có chạy hay là không. Chính vì vậy Kỵ Trâu được cử đi nhanh về phía trước nếu đoàn vận lương có chạy thì họ sẽ bám theo mà gây rối và cản trở tốc độ.

Mười tám con trâu phóng nhanh đi trong đêm tối, cũng may tộc Việt là sống trong địa hình nhiều rừng núi lại cáo cả sông ngòi và biển cả, thức ăn thịt cá chứa nhiều protein là không quá thiếu thốn do vậy không có hiện tượng quáng gà như mấy ông Hán dân ở trung Nguyên với thức ăn thành phần chủ yếu là ngũ cốc. Vậy nên mấy tên Kỵ Ngưu này vẫn hoạt động rất tốt trong đêm tối chỉ có ánh trăng. Từ phía xa mấy Kỵ Ngưu đã phát hiện ra ánh lửa lập lòe bên trong khu trại đã từng bị đốt cháy tan hoang của khu quặng đồng.

Những Kỵ binh này cho Trâu thả chậm tốc độ. Họ để cho trâu nghỉ ngơi lấy lại sức sau một chặng đường dài bôn ba. Mấy con Trâu cũng đói lả rồi nên quay đầu mà gặm cỏ ngay bên đường. Quả thật kỵ binh nếu là Trâu thì có thêm một điểm lợi là không kén thức ăn. Chiến Mã thực sự rất là kém thức ăn và dễ bị bệnh nhưng điều này hoàn toàn không là vấn đề với mấy con trâu đang nhởn nha gặm cỏ kia.

- Đúng như dự báo, giặc bắc không còn đủ binh nên số lượng chỉ có tầm 50 thôi, còn lại 100 người là đồng đội của chúng ta tại Khúc Dương.

Một tên Kỵ Binh xuống trâu mà làm thám báo dò đường. Vậy mà mấy tên này đều là lính Khúc Dương được lựa chọn ra. Giờ đây họ thấy Đồng đội xưa đang bị gông cùm thì máu nóng sôi trào.

- Đội trưởng thượng sĩ quan, theo ngài có tấn công luôn không. Chúng ta 18 kị nếu đánh bất ngờ một lượt sẽ giết được ít nhất một nửa số giặc Bắc, thêm một lượt nữa là xong rồi.

- Không được, chủ công đã nói quân lệnh như núi. Không nghe là chém đầu, ngài có dặn địch bất động ta không động. địch quân nếu di chuyển hay có động tĩnh chúng ta mới ra tay. Ngươi vào theo dõi tiếp.

Vậy mà tên sĩ quan lãnh đạo đội Kỵ binh khá là nhớ lời dặn của Nguyên Quốc. Căn bản là lũ binh sĩ tải lương thế nào cũng có trường Mâu, có khả năng làm tổn thương kị binh non nớt này. Vậy nên Nguyên Quốc mới dặn họ như vậy. Với Nguyên Quốc giờ đây mỗi tính mạng của binh sĩ đều là tài sản không thể hi sinh một cách vô ích được.

Phải đến 10 giờ tối thì đội Đao thuẫn thủ và thớt voi mới tới nơi. Tất cả đều rất mệt và đói nhưng không ai một tiếng kêu la. Nguyên Quốc quyết đinh hỏi ý kiến các sĩ quan xung quanh thì một mảng nhao nhao đòi đánh luôn mà không muốn nghỉ ngơi. Bài học quân Đông Ngô bị Nguyên Quốc lừa cho thối mồm vẫn còn văng vẳng trong đầu họ. Đã hành quân mệt rồi thì một là đánh luôn. Hai là nghỉ đến mai rồi đánh. Mà quân số bên này là 250 người có cả kị binh tượng binh vậy thì cớ gì mà không đánh.

Một loạt ánh đuốc được thắp lên nối đuôi nhau như một con rồng lửa mà bao vây lấy doanh trại quặng mỏ vốn dĩ cháy trụi. Gọi là doanh trại nhưng nơi này là một bãi than tro thì đúng hơn. Cũng may 300 xác chết được các dân phu tải lương trôn cất cả rồi. Mà kể cả vũ khí sắt của 300 tên liệt sĩ này cũng được thu gọn một chỗ, sắt cũng là tài nguyên quý giá đối với Đông Ngô chứ không phải hàng chợ.

50 quân Dương Việt nhìn quân số đông nghìn nhịt trước mặt mà nuốt khan. Thêm vào đó càng tuyệt vọng hơn là một thớt voi khổng lồ cộng thêm một dãy người cưỡi trâu kỳ dị với tay cầm giáo mác dài ngoằng. Dương Việt tinh thần chiến đấu bất khuất, thế nhưng họ không đến độ não tàn mà đi chết một cách vô nghĩa. Họ tham gia trận chiến này vì những lợi ích mà Đông Ngô ban cho, nói một cách khác họ là lính đánh thuê theo một nghĩa nào đó. Nếu là Lạc Việt xâm lược quê hương họ thì có chết năm mươi Dương Việt này cũng đánh một trận. Nhưng cuộc chiến này bản chất không phải vậy thế nên 50 Dương Việt quân hạ giáp đầu hàng.

Những binh sĩ thuộc Khúc Dương thành gặp nhau mà tay bắt mặt mừng, họ hạnh phúc quá đỗi. Những dân binh thuộc đội tai lương này nghe tin đồng bạn bị mất tích thì trong đầu nghĩ rằng chắc họ đã chết cả rồi. Không ngờ rằng những đồng bạn ấy vẫn còn sống, không những thế còn sống quá tốt trong bộ lạc mới có tên Đại Việt. Tất nhiên những dân phu này không có gì kháng cự khi ra nhập vào đội quân của Nguyên Quốc rồi, lại một lần nữa quân số của hắn lại mở rộng thêm 123 người. Mà vui một chuyện những người mới thêm là binh sĩ chuyên nghiệp, sức chiến đấu cực tốt. Chỉ cần huấn luyện sơ qua là có thể chiến đấu được rồi. Những binh sĩ mới ra nhập này tạm thời dùng binh khí của quân Đông Ngô vì Nguyên Quốc không có thời gian chế tạo. Binh lực của hắn giờ đây đã lên đến con số hơn 550 binh chuyên nghiệp kể cả thám báo và Kỵ binh trong đó. Vậy nên hắn dám tiến quân đến thành Khúc Dương. Chỉ cần hắn bố trí doanh trại khéo léo ngoài Thành Khúc Dương thì đảm bảo 800 quân trong thành không thể gây được tổn thương cho nhánh quân đội của hắn.

Vì sao Nguyên Quốc phải đóng quân tạo thế Bao vây Khúc Dương, đơn giản đó là hắn muốn phong tỏa tin tức mình đã khởi nghĩa. Nếu Thành khúc Dương có người lọt ra và cầu cứu viện thì hắn ngay lập tức phải đối mặt với 350 quân từ 3 khu quặng mỏ phía tây và phía bắc thành Khúc Dương tụ tập lại. Theo đường thủy thì Thủy quân không rõ số lượng của Đông Ngô có thể theo đường biển mà tiếp viện Khúc Dương từ Cửa Nam Triệu. Tuy Nguyên Quốc biết số lượng đạo quân này không thể vượt quá 1000 nhưng sẽ rất phiền toái. Mà ngay cả hai thành Bắc Đài và Kê Từ cũng chỉ cách Khúc Dương 200km mà thôi. Chỉ trong 2 tuần họ cũng có thể đánh đến đây. Mà lúc này lực lượng của Nguyên Quốc chỉ có thể đánh những trận nhỏ lẻ mà thôi.