Chương 32: Văn minh Đông Sơn của Việt tộc
Điều đáng sợ hơn nữa là xa xa vẫn đang có binh lính Lạc Việt tiến quân tới. Vì nhìn đám bụi bay mù mịt ấy chắc hẳn phải có đến vài ngàn quân. Lục Kiên cũng tim đây không phải là kế sách của người Lạc Việt bày ra, bởi người Bách Việt lúc này chiến đấu hết sức bản năng, điểm thứ hai khiến hắn nghĩ đến quân Lạc Việt phải có vài ngàn vì 800 quân của hắn đã triệt để bị đánh tan hoặc có thể bị giết hại. Mà muốn làm được điều này thì quân Giao chỉ cần phải có lượng quân gấp 3 là ít. Chính vì tư tưởng xem thường sức mạnh của quân Giao Chỉ khiến cho Lục Kiên đánh giá sai lầm về quân số của họ.
Thế nhưng quân Lạc Việt không tấn công thành Khúc Dương mà để lại đó một cọc gỗ có treo một quận thẻ tre rồi rút lui. Nguyên Quốc cho quân đóng doanh trại tại một ngọn đồi thấp cách Khúc Dương 2km về phía Nam. Sau đó hắn cho quân bủa vây hết con đường dẫn ra bến tàu ở phía cửa đông và lập các trạm kiểm soát cả ngầm cả sáng phía nam. Chỉ riêng hai mặt này Nguyên Quốc đã phải tung vào đó 200 lính, trong trại chỉ còn lại 350 lính mà thôi. Sở dĩ hắn phong tỏa kĩ hai đường này vì chúng là con đường cầu viện hạm đội Đông Ngô tại Cửa Nam Triệu và hai thành Kê Từ và Bắc Đài. Còn hai mặt bắc và tây thì Nguyên Quốc mặc kệ vì kể cả Lục Kiên có kéo 350 lính từ các quặng mỏ về cũng không làm nên trò trống gì. Bởi chỉ trong vài ngày tiếp theo thôi quân số của Nguyên Quốc sẽ tăng một cách tróng mặt.
Điều này không có gì là khó lý giải, nhìn những cánh đồng lúa nước bao la xung quanh Thành Khúc Dương thì Nguyên Quốc biết được đây chính là một nơi tụ tập khá đông người dan Âu- Lạc hai tộc Việt cổ. Có lẽ họ bị cướp bóc hết lương thực mùa màng, bị quân Đông Ngô tàn sát hoặc đánh tan mà phải bỏ đi. Nhưng chắc chắn họ đi không xa. Chỉ cần Nguyên Quốc dựng cờ Chim Lạc tại đây thì chẳng bao lâu những người dân đang ẩn núp trong rừng, đào các loại củ, nhặt rau dại để sống qua ngày sẽ tụ tập về đây. Khi đó số lượng quân của hắn sẽ tăng lên rất nhanh.
Nói đến việc tụ tập này thì Nguyên Quốc mới để ý đến một dòng sông chảy vắt qua thành Khúc Dương mà đổ thẳng ra biển. Con song này khá lớn và có lột lượng bồi đắp không nhỏ hai ven bờ, tạo nên một dải canh tác lúa nước tại đây. Nhưng khi so sánh đối chiếu với những hiểu biết cảu Tương lai thì hắn thấy không hề có dòng song kiểu như thế này tại Phần cuối phía bắc Thành Phố Cẩm Phả thời hiện đại. Có lẽ sau ngàn năm bồi đắp con sông này đã không còn tồn tại đến thế kỉ 21. Nói chung địa hình thời này chỉ có núi và những dòng song lớn là không đổi nếu so với tương lai. Còn những dòng song nhỏ hì cực kì dễ bị bồi lấp hay chuyển hướng. Mà việc khai thong kênh đào cảu các thời vua chúa Việt tộc sau này cũng làm thay đổi hệ thống song nhỏ rất nhiều.
Nói đến lúa nước và định canh định cư của Người dân Lạc Âu hai tộc mà không nhắc đến nền văn minh lúa nước là một thiếu sót trầm trọng. Chính vì có cái nền văn minh khá rực rỡ ở thời đại cuối đồ đồng này mà làm cho Nguyên Quốc có tin tưởng vào tiền vốn tranh hung thiên hạ.
Người Trung Quốc và Ấn Độ luôn vỗ ngực nhận mình nơi khai sinh nền nông nghiệp đa dạng rất sớm của thế giới. Nhưng sự thật là Đông Nam Á hay nói cuả thể hơn là có Lạc Việt nhị tộc tại Giao Chỉ vùng mới là những người đầu tiên biết đến chăn nuôi nông nghiệp và… cây lúa. Từ 10 ngàn năm trước CN thì các bộ tộc rải rác tại vùng Đông Nam Á đã biết trồng lúa để làm lương thực, trong khi đó dấu tích về hạt lúa sớm nhất tìm thấy tại song Dương Tử lại là 6 ngàn đến 7 ngàn năm trước CN.
Nền văn minh của người Việt cổ tại thời điểm mà Nguyên Quốc xuyên tới chính là thuộc Văn Minh lúa nước Đông Sơn, một trong những khúc văn minh khá chói lọi của người Việt. Lúc này đây Việt tộc đã biết dùng nhiều loại hình công cụ bằng đồng ra đời và ngày càng phong phú như lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi thuổng, xẻng, lưỡi rìu … Với việc chế tạo ra lưỡi cày và nông nghiệp dùng cày đã thay thế cho nền nông nghiệp dùng cuốc, đánh dấu bước phát triển mới, mạnh mẽ trong nền kinh tế thời Hùng Vương. Với việc ra đời nhiều loại hình công cụ sản xuất bằng đồng còn chứng tỏ bước tiến về kỹ thuật canh tác của cư dân bấy giờ. Nông nghiệp dùng cày là nguồn cung cấp lương thực chính nuôi sống xã hội, trở thành cơ sở chủ yếu của mọi hoạt động khác.
Nếu để cứ để các Vua Hùng Vương cứ vậy mà phát triển thì ai nói những hình kì hà trên trống đồng kia không thể biến thành một loại chữ viết. Khi có được chữ viết thì nền văn minh Đông Sơn lại sẽ càng hung mạnh hơn nữa. Tại cái thời điểm mà Nguyên Quốc xuyên đến đây nếu đánh giá một cách khách quan thì người Việt cổ lúc này vẫn khá thuần văn hóa Đông Sơn từ thời các Vua Hùng đựng lên nước Văn Lang. Mặc dù có Sĩ Nhiếp truyền bá Hán học nhưng thời gian 30 chục năm thì người Việt cổ tại lưu vực các sông Hồng, sông Mã và sông Lam vẫn không thể bị ảnh hưởng quá nhiều do Hán hóa. Sự Hán hóa mạnh mẽ nhất sẽ diễn ra vào gần 100 năm sau (304-439) do sự kiện loạn Ngũ Hồ tại miền Bắc Trung Hoa kéo theo sự rút lui của nhà Tấn về miền nam Trung Quốc. Chính sự di cư ồ ạt này mới tạo nên một cuộc Hán hóa mạnh mẽ nhất đối với người Việt Cổ.
Lúc này đây khi Nguyên Quốc đã xuyên đến thời kì này thì hắn sẽ phát triển nền vinh Đông Sơn đậm bản sắc thuần Việt lên một bước tiến mới chứ không hề áp dụng nền văn hóa đã bị ảnh hưởng đậm đặc bởi Hán tộc trong tương lai. Vậy nên hắn dùng chính ngôn ngữ Việt cổ để giao tiếp, và mỗi ngày hắn đều trau rồi kiến thức cảu mình về ngôn ngữ Việt Cổ. Bộ chữ cái latin mà hắn mang lại cho người Việt chỉ để là mô phỏng lại ngôn ngữ của họ mà thôi, hắn không hề có ý định dạy tiếng Việt hiện đại cho họ. Đôi lúc hắn cũng nghĩ đến việc cải cách chữ viết đôi chút, thế nhưng nghĩ đến kết cục nhức đầu của vị Giáo Sư nọ trong tương lai thì hắn thôi luôn. Cứ đánh vần như cũ cho dễ học, tiết kiệm vài cái thẻ tre lại thêm nhức đầu, để công sức ấy đi lo việc khác ý nghĩa hơn… hiệu quả kinh tế hơn.
Ngày thứ 2 sau khi đóng quân tại ngoại vi thành Khúc Dương đã có một số người dân Việt Cổ bạo gan mà lân la tiếp cận doanh trại treo lá cờ Chim Lạc hoành tráng này (https://www.facebook.com/photo.php?fbid=113471052797073&set=a.113470986130413.1073741829.100024025355502&type=3&theater). Mặc dù con Chim Lạc này nhìn khá lạ mắt kiểu như con đại bàng đầy khí thế xong người dân Lạc- Âu hai tộc vẫn nhận ra đây là biểu chưng của họ mà tiến tới tiếp xúc. Các thám báo binh đã nhận được chỉ lệnh của Nguyên Quốc nên tiếp đón rất nồng hậu và dẫn họ đi gặp Nguyên Quốc. Tất nhiên sau khi được nghe giải thích và được đảm bảo thì những người dân không khổ này quá hạnh phúc mà hoan hô tung trời. Tộc nhân của họ bị giết hại, bị cướp hết lương thực mà đang sống mòn trong rừng rậm, nay được đảm bảo an toàn, được quay lại quê nhà, được công tác trên các thửa lúa nước thân yêu thì ai chả vui mừng hạnh phúc. Vậy là một cuộc hồi hương ồ ạt diễn ra chỉ trong vài ngày.