Chương 24: Lừa gạt
Ba ngày sau vào buổi xế chiều, tại một khu mỏ muối tại một vùng ven biển thuộc khu Lục Hải bộ, một đám binh sĩ Mân Việt đang đóng tại doanh trại áng ngữ lối ra của khu mỏ muối này.
- Mẹ nó đã chậm 1 ngày rồi, không còn gì để ăn hôm qua tao đi ngắt ít măng và rau dại cũng không có. Vùng này quá hoang vu không có rừng, toàn núi đá khô, không tìm được gì ăn cả.
- Bọn chó Dương Việt lần nào cũng đưa lương thực muộn. Mẹ nó lần này ông đè bọn chó này ra tẩn một trận.
- Thôi nhịn đi, chúng nắm đằng chuôi, mày đánh lần này lần sao nó đ.. mang nữa thì chết đói.
-Bọn nó dám…
Đây là câu chuyện trò của hai binh lính người Mân đang canh gác tại cổng trại. Khu trại này có 300 diêm phu (người làm muối) và 150 quân Mân việt canh dữ. Chúng đã hết lương một ngày nay rồi mà quân Dương Việt vẫn chưa vận lương từ Khúc Dương lại. Chuyện khúc mắc giữa hai tộc này như cơm bữa, tại Quảng Châu thì hai bên cũng không ít lần đao búa gặp nhau chào hỏi rồi.
- Ô nhìn kìa đoàn vận lương tới….
- Ờ ha… tưởng phải đói thêm mấy ngày… lũ này biết điều….
Đúng thật là quân Dương Việt đã vận chuyển lương tới, mà lần này họ vận chuyển thật nhiều lương thực, có đến 300 dân phu đang gồng gánh. lại còn thêm 20 xe trâu chứa đay lương lực nữa. Bọn lính Mân đang ngơ ngác mà thắc mắc không biết Dương việt binh có bị nhũn não không.
- Người anh em vận lương à, nhiều thế…
Mấy tên lính gác tiến hành mở cửa trại, hai mắt hau háu nhìn các túi lương thực rồi hỏi. Chỉ thấy tên lính đi đầu có lẽ như là thủ lĩnh của nhóm Dương Việt "Hừm" một tiếng rồi đưa tay ra hiệu cho thuộc hạ chuyển lương thực vào. Lính Mân cũng chả thèm để bụng thái độ chả ra đâu vào đâu của tên đầu lĩnh này. Chúng cũng quen thái độ kênh kiệu của lũ lính Dương Việt này rồi. Chỉ thấy toàn bộ lính cũng như dân phu của đoàn tải lương một mảnh lấm lem, có vẻ họ đã phải lăn lộn vất vả lắm để tải lương. Thái độ kém chút xíu cũng không sao, miễn là có lương vào bụng là tốt rồi. Nhịn đói từ hôm qua đến giờ lính Mân bủn rủn cả rồi. Quân lính trong doanh nghe thấy có lương thì phóng ào áo từ trong lều ra, lũ này không có một chút xíu nào tin thần cảnh giác. Thăng thì cầm nồi xong đứa thì lăng xăng bát sành, có thằng thì kê đá làm bếp. Nói chung đến 8 phần không một đứa nào cầm vũ khí cả. Một vài đứa muốn tiến lên lục lọi bao lương thực thì bị lính Dương ngăn lại. Nhưng tụi Mân có cáu kỉnh cũng đành thu liễm, gây sự lúc này chẳng được tích sự gì. Lát nữa đằng nào chỗ lương đó cũng là của họ thôi.
Đúng lúc này thì dị biến phát sinh. Chỉ thấy một tiếng hét lớn vang lên 300 dân phu bỗng nhiên vùng thoát dây trói rút ra đoản kiếm kiếm bằng đồng lao vào Mân Việt Lính chém giết. 100 lính Dương Việt áp giải tù binh cũng chĩa vũ khí của mình về phía Mân Việt binh không chút phòng bị mà tấn công. Các cung thủ của "Dương Việt" binh thì nhắm vào các tên lính canh gác trên chòi cao mà xạ thủ. Nhưng kinh khủng nhất vẫn là 50 binh sĩ phục trang lạ lùng giáp mây vùng lên từ các bao tải trên xe trâu mà rút ra những thanh đao nhỏ dài (katana) lao vào chém giết Mân binh như chém bùn nhão.
Đây là một cuộc chiến không có chút tính thử thách mang ý nghĩa thực tế. 150 binh Mân còn sống 50 người đang quỳ gối tại một góc. Quanh họ là 30 tên lính "Dương Việt" đang chỉ mũi thương về phía họ canh gác.
Trận chiến chớp nhoáng diễn ra chỉ với 10 người bọ thương nhẹ mà thôi. Lính Mân đã đói mệt lại còn bất cẩn không có vũ khí trên tay thì dù họ có là chiến thần cũng bị tàn sát bởi lực lượng sung sức, đông gấp 3 lân họ, lại trang bị vũ khí tận răng.
Doanh trại đã hoàn toàn thuộc về quân Đại Việt. 300 diêm đinh được tập trung lại và cho ăn uống tử tế. Các binh sĩ Đại Việt đang giảng giải cho những người dân Lạc Việt khốn khổ này hiểu rằng: Giờ đây họ được tự do, được kết nạp vào bộ lạc Đại Việt và được đối xử như anh em.
Những diêm dinh làn da rám nắng với tấm lưng đầy vết roi có mới có cũ, bốc từng nắm cơm nếp ăn bỗng bỏ xuống. Họ quỳ lạy cảm ơn cái người đang ngồi trên cao nhất kia, họ quỳ lạy chủ công của họ, người sẽ mang lại ánh sáng và niềm tin cho Việt tộc Giao Chỉ. Nếu chỉ cần muối cho sinh hoạt và rèn sắt của bộ Lạc Đại Việt thì không cần quá nhiều người, Nguyên Quốc để lại 150 người tiếp tục nấu muối. Còn lại 150 người khỏe mạnh hơn thì hắn xung quân. Tất nhiên Nguyên Quốc biết cách chưng muối bằng ánh mặt trời bằng cách tạo ra ruộng muối. Thế nhưng lúc này không phải là lúc nghiên cứu chế tạo ruộng muối ra sao. Hắn còn nhiều việc khác phải làm, mà việc quan trọng nhất là tiến hành luyện binh, chế tạo vũ khí vì chắc chắn một thời gian nữa không thấy binh vận lương trở về thì 1500 binh đóng tại thành Khúc Dương sẽ bủa ra tìm, việc lần đến Trại quặng đồng là chắc chắn vì nó gần Khúc Dương hơn mỏ muối.
Nguyên Quốc để lại 100 thanh kiếm đồng, 40 bộ cung tên (tất nhiên là tên đồng, tên sắt bị hắn thu lại). Cho 100 tên lính mới ra nhập trận doanh mà trước đây vài phút họ là diêm đinh. Chỉ để lại một tên lão binh ở lại thăng chức hắn thành đại úy để lãnh đạo và luyện tập cho trung đội không chính quy này.
Nói đến quân đội thì Nguyên Quốc giờnày có đến 500 binh sĩ, bao gồm 250 lão binh cũ, 200 dân phu vận lương mà bản chất cũng là binh sĩ chính quy thành Khúc Dương, cộng thêm 50 diêm binh to khỏe được lựa chọn. Từ đây binh lực của Nguyên Quốc đã trở nên khá khả quan rồi, không còn lèo tèo vài chục người như khi bắn đầu nữa. Hắn quyết định rút hẳn 100 người thuộc bộ lạc luyện đồng ra để thành lập riêng một Đại đội chỉ chuyên chế tạo vũ khí mà không tham gia chiến đấu. 400 binh sĩ còn lại sẽ là lực lượng chiến đấu chính thức và là nòng cốt để xây dựng quân đội sau này. 400 binh sĩ này sẽ được chia làm 8 trung đội mỗi trung đội có 50 thành viên. Trong đó sẽ có 3 trung đội trường thương, 3 trung đội cung tiễn thủ và 2 trung đội Đao thuẫn binh. Chúng gộp với nhau thành 3 đại đội. Việc phân chia cấp bậc quản lý thì Lý Đại Hổ vẫn là Đại Úy lãnh đại đội cung thủ, Bạch Công Ngưu vẫn là đại úy lãnh đại đội trường thương, còn Lý Nhất từ Trung Úy tăng lên Đại Úy lãnh đại đội Đao thuẫn thủ.