Chương 28: Khổ nhục kế
Nhưng Lăng Phúc không cho tấn công ngay mà ra lệnh đứng tại chỗ nghỉ ngơi vì họ đã di chuyển một quãng đường dài nên khá tốn sức.
Đúng lúc này một tên binh sĩ từ đội hình của quân Đại Việt cầm theo thẻ tre mà đưa đến tro Lăng Phúc. Thời này tinh thần hiệp sĩ vẫn khá nặng nề thế nên việc hai quân giao chiến không chém sứ là điều phổ biến. Tên binh sĩ đưa thư an toàn mà mon men trở về quân doanh của mình.
Cầm lá thư mà Lăng Phúc bối rối vô cùng vì trong thư có đoạn viết:
" Tại hạ nghe tên Lăng tướng quân như sấm rền bên tai, trọng ngươi là anh hùng thời nay. Không muốn lấy khỏe thắng mệt. Thế nên cho ngươi nửa canh giờ nghỉ ngơi. Nếu Lăng tướng quân sợ có trá thì ta xin để quân giải giáp trước làm tin..."
Lăng Phúc ngước mắt lên thì thấy cả mảng quân Lạc Việt đã ngồi cả xuống rồi giáo mác cũng hạ cả xuống. Một tia xúc động chợt ánh lên trong mắt tên tướng Đông Ngô. " Tri kỉ a, chỉ co ngươi mới biết ta là anh hùng, ngươi trọng ta ta cũng trọng ngươi, rất tiếc người này là kẻ sát hại em trai ta nếu không sau khi tàn sát quân đội kẻ này ta cũng tha cho hắn một mạng, cho hắn quy hàng mà theo ta làm tri kỉ a. Tiếc a" Tên tướng Đông Ngô đang lẩm bẩm trong lòng. Vậy mà hắn tin tưởng Nguyên Quốc như là tri kỉ hiểu được hắn là " anh hùng" vậy.
- Toàn quân ngồi xuống nghỉ ngơi nửa canh giờ sau tiếp chiến.
Toàn quân Lạc Việt đã ngồi xuống mà nghỉ, xung quanh đã khảo sát không có mai phục. Vậy thì ngồi xuống nghỉ ngơi hoàn toàn an toàn. Lăng Phúc cực xúc động mà ra lệnh. Hắn đang nghĩ đến kẻ bên kia quả là quân tử.
Nhưng có đúng là Nguyên Quốc quân tử như tên tướng Đông Ngô nghĩ hay không? Chỉ thấy lúc này Nguyên Quốc đang túm cổ các sĩ quan của mình lại mà dạy dỗ..
- Các ngươi thấy chưa, nghe lời địch nhân là tướng quân ngu nhất. Các ngươi nhớ lấy mà làm bài học. Bài học tiếp theo là cái kế sách mà ta đã dạy các ngươi " Dĩ cật đãi Lao". Chúng ta nghỉ ngơi dưỡng sức chờ quân địch mệt mỏi đến rồi mới chiến đấu. Nếu các ngươi là bên phe mệt mỏi thì tuyệt đối không tham chiến, nếu tình thế bắt buộc phai tham chiến thì phải đánh ngay lập tức không thể ngồi nghỉ ngơi như bọn bên kia đang làm. Nên nhớ có thể đang mệt mỏi sau một hồi vận động dài mà ngồi xuống nghỉ ngơi thì tuy rằng bớt mệt nhưng các cơ bắp trong cơ thể bị giãn ra không thể tiến hành chiến đấu, sức mạnh 10 phần chỉ còn 2-3 phần thôi. Các ngươi đã rõ chưa….
Chúng tướng sĩ dạ vang, trong mắt họ Nguyên Quốc mới là thần nhân, chả chém chả giết gì mà quân địch cứ nhao nhao mà chế. Không như dân Lạc Việt trước đây chiến đấu máu đổ đổ xa trường nhưng chỉ là ào ào xông lên thế nên kết quả đạt được không hề như mong muốn.
Thời gian nửa canh giờ cũng sớm đi qua, binh sĩ Đông Ngô uể oải mà đứng dậy cầm lên vũ khí của họ xếp lại hàng ngũ, quân Đại Việt cũng không có thừa cơ tấn công mà cũng từ từ chỉnh lại hàng ngũ của mình. Hai bên cách nhau tầm 300m nên không hề sợ cung thủ của đối phương sẽ làm hại đến mình.
Bỗng Lăng Phúc khoát tay ra hiệu, một tên khá to con Người Dương Việt vọt ra khỏi trận tiền mà đứng giữ hai trận doanh mà gào thét. Ai cũng hiểu đó là thách đấu, mẹ cái trò đấu tướng trận tiền này rất thịnh hành vào lúc này. Khi mà cả hai bên quân đội toàn là từ nông dân mà tuyển ra, kỉ luật chiến thuật không được bao nhiêu thì đánh trận lại dựa hoàn toàn vào khí thế. Vậy nên nó mới sinh ra cái trò đấu tướng nhàm chán này. Tất nhiên về sau thì lịch sử đã thải loại đi cái kiểu đánh trận không hợp lý này nhưng một tướng quân võ nghệ cao cường có thể làm nên mũi nhọn xung kích phá vỡ trận địa địch. Nói chung thời vũ khí lạnh thì võ nghệ của tướng quân gần như ngang hàng cùng mưu lược.
Nguyên Quốc quay qua nhìn các sĩ quan của mình mà hỏi….
- Ai ra đánh..?
Câu nói vừa ra thì cả đám nhao nhao đòi xông lên… Nhưng câu tiếp theo của Nguyên Quốc nói khá lớn để toàn quân bên Đại Việt đủ nghe.
- Nhưng đánh là phải thua không được thắng…
Nghe đến đây cả lũ ỉu xìu không một tên nào đứng ra… Nguyên Quốc đành phải chỉ bừa một tên sĩ quan nhỏ thó. Đã đánh thua thì phải chọn thằng nhanh nhẹn để còn chạy trốn. Phái ra to con để làm cảnh a… Tên nhỏ thó mặt xụ ra bước vè phía trước. Hắn biết đây là " Khổ nhục kế" mà Nguyên Quốc đã giảng giải nhưng mà cảm giác chịu thua quả là uất ức. Vậy nhưng khi tên này xách thanh Katana và khiên mây định đi ra chiến trường thì bị Nguyên Quốc quát giật lại.
- Ngươi định đi giết người à. đổi kiếm đồng…
Toàn bộ sĩ quan Đại Việt đúng là cười một mảng, mấy tên sĩ quan cấp úy về sau này cũng có một phần lấy từ nhóm binh sĩ chuyên nghiệp của thành Khúc Dương. Bọn họ đều không có tên nên Nguyên Quốc ban hết cho 200 tên này họ Lê. Cái tên sĩ quan nhỏ thó này có tên Lê Loi. Vì tên này quả thật khá giỏi võ công, học võ của Nguyên Quốc cũng nhanh, thong minh hoạt bát nhưng có cái tính là loi cha loi choi nên Nguyên Quốc đặt xừ nó tên hắn là Lê Loi. Thế nhưng cong đẹp chán trong quân đầy tên lạ như Lê Cẩu, Lê Miêu, Lê Cá… nhưng có mấy tên khôn ranh đáo để tự đặt tên cho mình rất đẹp đó là Lê Hổ, Lê Lang, Lê Đao, Lê Kiếm, Lê Cung… nói chung tục lấy tên vật dụng sinh hoạt để đặt tên của người Việt cổ là phổ biến. Điển hình nhất là Hai Bà Trưng, thật ra hai chi em nàng là con của Lạc tướng tộc Việt. Nhưng vùng mà các nàng ở là trồng dâu nuôi tằm. Mà tằm thì đẻ trứng, Trứng to khỏe gọi là trứng trắc, trứng hơi nhỏ gọi là trứng nhị. Hai bà một người là chi tên Trứng Trắc, một người là em tên Trứng Nhị. Bên Tàu phiên âm thành Trưng Trắc, Trưng Nhị và sử ta sau này cứ thế dùng luôn. Vậy nên tên Việt cổ đôi lúc có hơi buồn cười nhưng lại không hề mang hàm nghĩa xúc phạm. (Ngay cả ngày nay tại dân tộc Mường vẫn có thói quen này ví dụ như một người mình biết đó là bà Đinh thị Chó, ông Đinh Văn Khùng… v.v.).
Lê Loi vác theo thanh Kiếm đồng hai lưỡi to bản và chiếc kiên mây gào thét mà lao ra, hắn không thể không đánh lên khí thế, chủ công dặn rồi, diễn không giống tối nhịn cơm. Thôi vì miếng ăn mà cố làm ra vẻ vậy.
Tên Lê Loi diễn giả thành thật, chiến binh là thế, họ không phải diễn viên. Nhất là Việt Tộc chân chất thật thà, là chiến binh ưu tú, thế nên ki lâm chiến thì hắn quên béng luôn là phải thua mà tiến hành chiến đấu thật sự.