Chương 19: Chuẩn bị

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 19: Chuẩn bị

Việc đắp lò rèn với Nguyên Quốc là dễ như ăn cháo, chỉ cần đất sét và trấu thì trong một ngày 5 cái lò rèn đã ra đời. Tất nhiên những ngày qua nhóm đi săn cũng cực kì vất vả để mang về 5 con trâu rừng để lồi lấy thịt lọc da. Gân trâu thì để nấu thành keo dán chế cung tên, ngay cả sừng trâu cắt mỏng cũng có thể được cho lót thêm vào giữa hai lớp tre để tăng tính đàn hồi. Những sợi gân dài thì được phơi khô rồi xé ra bện lại thành dây cung. Thịt trâu thì để ăn rồi. Nhưng quan trọng nhất lúc này lại là da trâu để may thành các túi ruột mèo tạo thành các bơm thổi khí cho lò rèn.

Nhưng trước khi tiến hành rèn đúc thì chuẩn bị nhiên liệu mới là vấn đề quan trọng nhất, than đá được lấy về không phải chỉ để đốt lò rèn. Nếu chỉ có chức năng ấy thì Nguyên Quốc chả cần lặn lội đi xa như vậy mà vận chuyển mấy tấn than đá về cả. Điều hắn cần là dầu, nói đúng hơn là dầu mỏ để tôi thép. Nhưng ở cái thời buổi này Đất giao chỉ có bói cũng không ra dầu mỏ a. Chỉ có chạy qua mấy nước tây á may ra có các giếng dầu lộ thiên tha hồ mà múc. Mãi đến thế kỉ thứ 4 thì Trung quốc mới là người đầu tiên sử dụng dầu mỏ làm chất đốt. Giờ đây Nguyên Quốc muốn tạo ra dầu từ than đá, công nghệ thì chẳng phức tạp, đó là thổi khí nóng đi qua than đá đã nghiền mịn cho đến khi chúng chảy thành nhựa than. Đem nhựa than đi chưng thủ công thì chúng tách thành nhựa đường cùng dầu thô. Vì quá trình này cực thủ công nên hao phí nhiên liệu cực nhiều, thế nhưng Nguyên Quốc chả quan tâm. Hắn chỉ quan tâm có dầu mà dùng là được rồi.

Quá trình đập mịn than đá mỡ cực kì vất vả, nhưng đã có lệnh của chủ công thì chả ai dám buông lỏng cả. Ngay cả binh sĩ cũng nghỉ một ngày mà tiến hành đập than đá một cách thủ công này. May mà đây là khu quặng mỏ đồng thế nên các dụng cụ nườm mượp ra đời, nếu không thì kế hoạch của Nguyên Quốc coi như phá sản.
Hết một ngày trời thì cả tấn than đá được đập nhỏ vụn với sức lao động của 600 công nhân, kể cả Nguyên Quốc cũng phải lao động như vậy.

Quá trình chưng than đá bằng cách tạo hai lò đất chịu lửa song song. Một lò đốt than nóng rực và thổi hơi nóng này qua lò chứa than đã đập nhuyễn. Cả một đêm thời gian lửa không ngừng thổi cuối cùng thì mẻ than cũng biến thành nhựa than. Tất nhiên sẽ có lượng lớn xăng và khí đốt bay hơi nhưng Nguyên Quốc chả quan tâm mấy thứ ấy, mà có quan tâm thì cũng không thu được. Cho nhựa than lên nồi đồng mà đun chỉ cần đến 400 độ C thì chúng sẽ tách lớp và Nguyên Quốc thu được dầu. Cả tấn Than đá mất bao nhiêu công sức mà hân chỉ thu được mấy xô dầu mà thôi. Nhưng đây chính là mấu chốt thành công của Tộc Việt.

Tất nhiên để tiết kiệm thì dầu thô này sẽ được pha loãng bởi dầu thực vật. Tuy rằng làm như vậy chất lượng của dung dịch toi thép sẽ giảm nhưng thế cũng là được rồi.
Nhiên liệu sắt bao gồm 63 đầu kích chữ T, 59 thanh kiếm dài hai lưỡi, 31 thanh kiếm ngắn và tầm 1500 đầu mũi tên sắt. Vậy nhưng chất lượng của những nguyên liệu này tồi vô cùng. Tạp chất như Si Mg cực nhiều, kĩ thuật rèn lại thấp cho nên chất sắt mềm mà không bền cứng. Nguyên do là người thời này tôi thép chủ yếu bằng nước. Mà họ cũng không có kinh nghiệm về canh nhiệt độ cũng như thời gian nung đỏ gang. Nói chung họ đã tôi hỏng toàn bộ số gang này biến thành thép kém chất lượng. Ít nhất trong mắt Nguyên Quốc là như vậy.
Nhưng cũng may mắn cho hắn vì chất lượng sắt thép kém do đó người thời này thường phải tăng kích thước cho vũ khí để đạt được hiệu quả bền chắc. Giả dụ như thanh kiếm dài dày cộp Nguyên Quốc ước tính phải lên đến 3,5kg. Đây là một con số ấn tượng, vì theo Nguyên Quốc với đôn nặng này thì vung lên vung xuống vài lần coi như mệt đứt hơi. Thêm vào đó cán cán kiếm là đúc liền thành thử rư trọng lượng càng tăng mạnh. Một thanh kiếm ngắn cũng có trọng lượng đến 2kg. Mà đặc biệt nhất đó là chiếc kích hình chữ T (xem hình ảnh tại đây https://www.facebook.com/photo.php?fbid=110760686401443&set=a.110760659734779.1073741828.100024025355502&type=3&theater) với một đống thép buộc chằng chịt với nhau tạo nên sức nặng 2kg vừa có thể bổ chém, lại có thể đâm, hoặc móc dật. Xong Nguyên Quốc cho rằng nó không hẳn đã hiệu quả đối với chiến trường. Do sức nặng quá lớn cảu đầu khích nên kích không thể chế tạo quá dài. Nếu quá dài thì chúng chỉ có thể thực hiện máy móc việc bổ từ trên xuống mà thôi, giơ ngang quả thật rất vất vả. Nhưng vì lẽ thô kệch này mà Nguyên Quốc thu được tới tổng cộng gần 450kg thép xấu. Việc cần làm lúc này là biến chúng thành thép tốt và chất lượng hơn. Đối với một người con làng Đa Sĩ (chuyên rèn kiếm nhật katana bán các tay anh chị, 50 USD 1 thanh quá rẻ) thì đây là một chuyện dễ như ăn cơm.


Thật ra quá trình rèn sắt thép có thể có các phương pháp: Tôi thép; Bằng cách nung thép đến điểm biến đổi trở lên, thép biến thành tổ chức austenite sau đó làm nguội nhanh để biến đổi thành tổ chức martensite, làm cho thép cứng chắc hơn mà không làm thay đổi hình dạng.

Ram Thép; Bằng cách nung lại một lần nữa thép đã tôi, độ cứng của thép giảm đáng kể so với sau khi tôi nhưng độ đàn hồi gia tăng, chuyển thành thép cứng, thay đổi thành tổ chức có khả năng chịu ma sát ưu việt.

Ủ; Là phương pháp nung nóng thép đến nhiệt độ nhất định (từ 200 - 10000C), giữ nhiệt lâu rồi làm nguội chậm cùng với lò để đạt được tổ chức ổn định. Thường hóa, thép sẽ mềm và dễ gia công cắt gọt.

Thường hóa; Là phương pháp nhiệt luyện gồm nung nóng thép đến trạng thái hoàn toàn Austenit giữ nhiệt rồi làm nguội tiếp theo trong không khí tĩnh. Thép mền sẽ dễ cắt hơn. Ngoài ra, do khả năng tôi tăng lên nên thực hiện công đoạn này để tiền xử lý tôi.

Những người thợ rèn thép sau này sẽ là bậc thầy để tận dụng các bước này rồi tạo ra những loại thép cực chất lượng. Song giờ đây mới chỉ là thời buổi sơ khai của việc luyện thép, những thợ thủ công chỉ là rèn theo bản năng và kinh nghiệm mà thôi, về bản chất vấn đề họ không hiểu, vậy nên thép luyện ra chất lượng thường kém và không đảm bảo.

Vì nhiên liệu ít nỏi nên Nguyên Quốc càng phải chắt chiu. Hắn gõ gõ mài mài từng thanh vũ khì một để phân biệt ra chất thép để tạo thành từng nhóm khác nhau. và đồng thời cũng hướng dẫn 50 người thuộc doanh trại binh phụ trợ. Nguyên Quốc có dự định đào tạo tất cả bọn họ thành thợ rèn cấp bậc trung bình có thể rèn ra những vũ khí tốt hơn bên Đông Ngô. mà Lý Ngũ là mục tiêu đào tạo chính của Nguyên Quốc vì đây sẽ là thủ lãnh tương lai của nhóm luyện kim giả của người Việt Cổ.

Rất nhanh Nguyên Quốc đã hướng dẫn được đám người này phân biệt sơ qua chất thép, cái nào tốt cái nào xấu, cái nào nhiều tạp chất, cái nào tương đối thuần, cái nào mềm do ít cabon, cái nào cứng do nhiều cacbon. Với kiến thức thợ rèn thép tổng hợp từ vài ngàn năm để tạo nên làng rè Đa Sĩ thì Nguyên Quốc có thừa kinh nghiệm để dạy dỗ dám chim non thợ rèn thép này. Mà 50 tên binh sĩ này đều thuộc bộ lạc rèn đúc đồng của Bạch Công Ngưu vậy nên kiến thức cơ sở của họ cũng khá tốt, đây là một điểm thuận lợi.

Nguyên Quốc quyết định chia số binh khí sắt thép này thành hai nhóm, hơi cứng và mềm để nung lại từ đầu. Vì chúng quả thật quá nhiều tạp chất như Si, Mg. Vậy nên Nguyên Quốc quyết định nung lại hoàn toàn với một lượng vôi nhất định để khử đi các tạp chất.