Chương 21: Mai phục
Vũ khí, giáp đã chuẩn bị kĩ càng, với 50 thanh katana dài 1m20 trang bị cho đao thuẫn thủ. 50 thanh katana ngắn 90cm trang bị cho các trường thương binh đứng hàng đầu và hai cánh. Nếu bị áp sát thì họ cũng có thể 1 tay mà dễ dàng rút ra thanh Katana ngắn bên hông để chơi cận chiến. 100 trường thương là được huấn luyện lâu nhất với những nòng cốt là 30 lão binh trường thương đã trải qua một trận chiến rồi. 50 cung tiễn thủ hoàn toàn một màu cung tre phức hợp 3 dây trợ lực. Nguyên Quốc không dùng cung Đông Hán đã thu được cho quân chính quy vì sức kéo của chúng quá lớn, và cánh cung quá dài, không thích hợp cho người Việt. Những chiếc cung Đông Hán Nguyên Quốc cấp cho dân chúng mà thôi. Còn 50 tên phụ binh thợ rèn vì không còn đủ thép nên họ chỉ có thể sử dụng kiếm hai lưỡi bằng đồng mà thôi. Thực ra lực lượng này Nguyên Quốc sẽ không cho tham chiến trừ khi tình thế quá bất lợi hoặc chiến thắng nắm chắc trong tay. Mỗi người này đều là tài sản quý nhất của Nguyên Quốc lúc này.
Tuyến đường quân áp giải lương thực từ Thành Khúc Dương đến các quặng mỏ thì Nguyên Quốc đã nắm rõ trong lòng bàn tay từ thong tin khai thác được của tên Bách Phu trưởng người Đông Ngô. Một kế hoạch táo bạo đã được vẽ ra trong đầu Nguyên Quốc. Lần này xuất phát quân nhu chỉ mang theo đủ 3 ngày mà thôi. Và họ cũng không mang theo Voi chiến, vì nó quá dễ là mục tiêu để binh lính Đông Ngô phát hiện.
Với những thổ địa như dân Bộ Lục Hải thì đoàn quân nhỏ hơn 200 người di chuyển trong rừng tránh đường mòn để đến địa điểm tập kết quá sức dễ dàng. Lần này quân của Nguyên Quốc theo kế hoạch sẽ phục kích ngay quân vận lương của Khúc Dương ngay trên đại lộ khi họ vừa ra khỏi thành trì. Để làm được đêu này thám báo cực kì quan trọng, một số tên nhỏ thó nhanh nhẹn trong quân sĩ được tổ chức thành lực lượng thám báo này, chúng thuộc vào hệ thống của cung thủ binh. Những tên này có nhiệm vụ nhìn chắm chằm cổng thành Khúc Dương chỉ cần có động tinh sẽ nhanh báo cáo lại cho trung quân để Nguyên Quốc bố trí đội hình mai phục.
Tuy rằng tên Bách Phu trưởng người Đông Ngô có ước lượng thời gian của các chuyến tiếp lương nhưng sai số một vài ngày cũng không phải chuyện không thể. Di chuyển đến thành Khúc Dương đã mất 2 ngày, cộng thêm một ngày chờ đợi không có kết quả thì lương thực mang theo của quân đội đã hết rồi. Họ chỉ đành lót dạ bằng một ít thú săn và rau dại rồi tiếp tục chờ đợi trong rừng mà thôi. Cũng may đến ngày thứ 3 sau khi đến phụ cận Khúc Dương thì thám báo cũng quay về với thông tin chính xác. Đội vận lương của Khúc Dương đã xuất phát với quân số 150 người cộng với 200 dân phu, nhưng điều đáng nói là dân phu toàn là tráng đinh người Lạc Việt hoặc Âu Việt mà thôi. Chắc có lẽ chiến trường đòi hỏi nên Tráng Đinh các tộc Dương, Mân, Ư, Điền đều phải tăng cường cho chiến trường phía Nam rồi.
- Bạch Công Ngưu trên tuyến di chuyển của chúng như vậy có những địa điểm nào có thể tiến hành phục kích tốt nhất.
- Bẩm chủ công, cái con lộ này sẽ đi thẳng về hướng Tây nam vòng qua Đồi Dương Huy vượt qua một khúc sông cạn ở chỗ này sau đó mới có thể vòng về Khu mỏ của chúng ta… tiếp theo theo lộ nhỏ này có thể di về hướng đông để đến khu mỏ muối.
Trên mặt đất là một Tấm da dê đã được chế tác lại trên đó là tấm bản đồ địa hình Quảng Ninh mà Nguyên Quốc nhớ lại rồi dùng dùi đồng nung nóng mà vẽ ra, có kí hiệu sông núi đầy đủ, còn địa danh thì phải nhờ Bạch Công Ngưu điền vào vì quả thực thông tin khảo cổ về thòi này của Việt Nam rất thiếu.
Tuyến đường mà quân Đông Ngô đi bắt buộc phải như vậy, vì họ vận chuyển lương thực bằng xe trâu bánh và trục bằng gỗ không dễ gì mà đi đường rừng cho được. Theo như Bạch Công Ngưu mô tả thì có hai địa điểm có thể tiến hành phục kích đó là Đồi Dương Huy và khúc sông hẹp không biết tên kia. Nguyên Quốc vội vàng hơ lửa thanh đồng mà bổ xung ngay còn song này vào. Vì hiện tượng bồi lấp cả 2 ngàn năm nên địa hình bây giờ khác nhiều lắm với thế kỉ 21, chỉ có các nhánh sông lớn là giống nhau thôi.
- Nếu phục quân tại đồi Dương Huy thì chúng ta có nhiều lợi thế hơn vì binh sĩ dễ ẩn núp. Nhưng khi tấn công rất dễ ngộ thương người dân tải lương… ta quyết định phục kích tại khúc sông hẹp này. Chúng ta phải xuất phát ngay lập tức đến đó để xem xét địa hình. Nếu không thuận tiện thì chúng ta phải chuyển kế hoạch phục kích đồi Dương Huy.
Vậy là ngay trong đêm đoàn quân xuất phát, họ đi theo ánh đèn pin cảu Chủ công, còn Nguyên Quốc thì đi theo La bàn và kinh nghiệm dẫn đường của Bạch Công Ngưu.Đến trưa này hôm sau thì đoàn quân đã đến được bờ song vô danh này. quả thật nó rất nông có thể lội bộ qua không khó. Điểm quan trọng là hai bên bờ lau sậy khá cao thích hợp phục binh, nhưng cũng thích hợp phóng hỏa. Vậy nên công các mai phục phải được tiến hành cựa kì cẩn thận, bởi nếu quân ngô phát hiện mà phóng hỏa thì coi như quân Đại Việt có trang bị mạnh cỡ nào cũng chết không có chỗ trôn.
Tất nhiên vẫn có thám báo theo sát đội vận lương luôn đưa tin về cho quân của Nguyên Quốc, chiến tranh trên đất mẹ luôn có một lợi thế đó là hệ thống thám báo bao giờ cũng hoàn thiện hơn quân địch. bởi vì giơ tay vớ đại một người trong vùng cũng có thể trở thành thám báo xuất sắc. Trong khi đó đối phương không quen địa hình, muốn có thông tin thám báo chính xác thì quá vất vả.
Quân Đại Việt của Nguyên Quốc ăn hết chỗ thức ăn cuối cùng của họ mà tiền hành mai phục bên trong bụi lau sậy. Vì Dương Việt quân cũng là chúa du kích nên họ rất cảnh giác và giỏi tìm dấu vết, do đó quân Nguyên Quốc phải nhiễu một vòng xa mới chui vào bụi lau mà tiếp cận gần con lộ mà quân Đông Ngô sẽ tiến hành vượt sông.
Đến khi thám báo quay lại với thông tin đội vận lương chỉ còn cách bờ sông 4 km thì mọi công tác chuẩn bị của quân Đại Việt đã hoàn chỉnh không một chút sai sót rồi. Nguyên Quốc không cho quân phân đều ra làm hai đầu, hắn cho quân tập trung hết bên bờ nam, còn bờ bắc hắn chỉ bố trí 20 tên đao thuẫn binh và 20 cung thủ mà thôi. Bố trí này không phải tự nhiên cho vui, Khi vượt sông thì chắc chắn một nhóm nhỏ của quân Đông Ngô sẽ sang trước để dò đường. Sau đó là nhóm dân phu, cuối cùng mới là lượng lớn quân Đông Ngô cùng qua sông. Đây là thế gọng kìm để kẹp chặt các dân phu người Lạc Việt không cho họ nháo loạn hay lợi dụng dòng song mà bỏ trốn. Chính vì điểm này quan Đông Ngô sẽ tách bạch hẳn khỏi những người dân thường, giảm thiểu tối đa nhất việc ngộ thương đồng bào khi chiến trận xảy ra.