Chương 20: Hàng nhái Katana

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 20: Hàng nhái Katana

Quá trình nung chảy thép cùng loại bỏ xỉ bẩn không có gì là khó đối với Nguyên Quốc. Thật ra nếu số lượng lớn thì Nguyên Quốc hoàn toàn có thể xây lò cao để tiết kiệm thời gian xong chỉ có gần 500kg thép thì không nhất thiết phảo tốn công như vậy. Hầu hết các mẻ thép đều được cho thêm bột than với tỉ lệ khác nhau. Nguyên Quốc vừa lf vừa tỉ mỉ truyền kinh nghiệm cho Lý Ngũ. Đây là quá trình quan trọng để gia tăng Cacbon cho sắt mềm. Việc chọn lựa các loại than sao cho giàu cácbon và ít tạp chất được giữ tuyệt mật. Đây là bí quyết của Nguyên Quốc chỉ truyền cho vài người thân tín mà thôi.
Những mẻ thép có đủ lượng các bon được rót ra các khuôn đúc bằng đất sét pha cát đã được chuẩn bị sẵn.

Từng thỏi thép cứ thế mà được đúc ra với các hình dạng kích thước khác nhau để phục vụ cho những mục đích chuyên biệt. Những thỏi thép này được để nguội tự nhiên đây là quá trình "thường hóa" tạo tiền đề cho tôi thép sau này.
Những vật được rèn đầu tiên không phải Đao, cũng chẳng phải kiếm mà là các công cụ sản suất như dao, búa, đe... Chỉ khi có các tư liệu sản suất này thì Đại Việt bộ lạc mới có thể nhanh chóng sản suất ra các sản phẩm có chất lượng phục vụ cả cho sinh hoạt và chiến tranh.

Có dầu thì việc tôi các sản phẩm thép trở nên chất lượng hơn nhiều so với nước đơn thuần. Việc tôi thép quan trọng nhất là nhận ra nhiệt độ, canh thời gian, và dung dịch tôi thép. Cả ba thứ này Nguyên Quốc đều nắm vững giờ đây hắn đang truyền dạy cho các "học viên" đang há hốc mồm mà nhìn Nguyên Quốc biểu diễn. Để đoán nhiệt độ hắn bôi muối lên lưỡi dao, quan sát màu sắc của muối để đoán ra nhiệt độ. Cũng may đây là gần biển, muối không thiếu, nếu là trên rừng có khi đắng.

Thiếp theo là kĩ thuật quai búa để tạo hình, cũng như ép các "hạt" vật chất khít khao với nhau hơn. Tạo nên cấu trúc bền vững hơn.

Cuối cùng là tôi trong dầu vói 3 quá trình: sôi bề mặt, sôi bọt và trao đổi nhiệt. Quá trình này cần canh rất chuẩn xác thời gian. Tiếp theo thì chuyển qua nước lạnh để làm nguội hoàn toàn.

Một con dao thép chất lượng cực cao so với thời kì này cứ thế mà ra đời. Nguyên Quốc để cho binh lính tự tay rèn dao còn mình chỉ làm mẫu một lâng mà thôi. Sau đó công việc của hắn là lượn lờ nhắc nhở chỉ bảo mà thôi. Nếu chỉ một mình hắn rèn thì đến mùa nào trang bị xong cho 250 quân sĩ đây.

Nguyên Quốc quyết định chỉ trang bị cho mỗi binh sĩ trung bình hơn 1kg thép thôi. Chỗ còn lại hắn dùng cho mục đích sinh hoạt và sản xuất. Mũi tên lúc này vẫn đành phải đúc hoàn toàn bằng đồng mà thôi.

50 tay già zơ luyện đồng chuyển qua rèn thép cũng có một chút lợi thế. Tuy những con dao họ rèn ra không thể như Nguyên Quốc nhưng nếu so với thời này vẫn là siêu việt rồi. Quan trọng là những tay non này có nhiên liệu tốt cộng thêm có người liên tục nhắc nhở thế nên không sảy qua quá nhiều sai lầm.

Sau khi đã quen tay nghề một chút thì Nguyên Quốc cho lũ này tiến vào luyện 100 đầu trường thương 3 cạnh. Thật ra cái đầu thương này đã được rót thành hình rồi, các thợ rèn chỉ phải tôi lịa thép để nó sao cho cứng và gõ để các chất thép thêm khít thôi. Quan trọng là những chỗ thép sứt xẹo thì bổ xung thêm các mảnh thép nhỏ để đạt được hình dáng hợp lý nhất cho mũi tam lăn thứ trường thương. Những mũi thương này ngay lập tức sẽ được chuyển đến bộ phận phụ nữ và trẻ em để mài sắc và lắm vào đầu thanh tre đã hong khô. Công việc đã có chút mang tính chất dây truyền sản xuất rồi.

Và đúng là Nguyên Quốc đã tiến hành tổ chức dây truyền sản xuất khi tiến hành chế tạo đến thanh đao Katana danh tiếng của Nhật bản (Tất nhiên giờ còn Nhật Bản chỉ là thời đồ đồng mà thôi cũng có sắt nhưng rất hiếm hoi). Nhưng thanh đao Katana này của Nguyên Quốc là hàng nhái chất lượng tồi nếu so với hàng chính hãng. Nhưng nếu đem so sánh với những thứ đao kiếm sắt vụn cảu thời này thì nó là thân binh lợi khí không thể nghi ngờ.

Cấu tạo lưỡi thanh Katana nhái gồm hai phần, sống và lưỡi. Sống đao được tạo bằng thép mềm, lưỡi đao là thép cứng (Tất nhiên không thể so với Katana làng thật 15 lớp được). Nguyên Quốc chỉ chọn 2 lớp thay vì nhiều lớp thép có độ cứng khác nhau đó là vì trình độ của các thợ rèn chỉ là học việc. Cái tiếp theo là hắn không có nhiều thời gian.

Nguyên Quốc phải rèn mẫu một lần và giải thích cặn kẽ cho các "học viên" đang chăm chú lắng nghe. Hai thanh thép với độ cứng khác nhau được nung đỏ và đập rèn để liên kết thanh khối thống nhất. Thời gian nung và thời gian dành cho để đập là hạn chế và cần chuẩn xác thời gian. Sau đó là quá trình tôi, rèn diễn ra nhiều lần cho đến khi tạo hình thành một lưỡi đao hơi cong. Quá trình chế tạo một thanh Kanata dù là hàng nhái phẩm chất kém cũng không hề đơn giản một chút nào. Cuối cùng sau 4 tiếng liên tục không ngưng tay thì Nguyên Quốc cũng đã rèn ra được một lưỡi Katana hình thức ban đầu. Nó có lưỡi (Ha) cứng và rất sắt sau khi mài, nhưng lại có một sống đao (Mune) khá mềm dẻo và đàn hồi để giúp thanh đao không dễ dàng bị gãy khi va chạm mạnh. Đốc kiếm (Tsuba) thì Nguyên Quốc cho đúc và rèn bằng đồng để tiết kiệm thép. Cong về phần chuôi kiếm (Tsuka) làm bằng gỗ và quấn da thú thì Nguyên Quốc lại dành thời gian để hướng dẫn nhóm phụ nữ trẻ em chế tác.
Nhóm "học viên" chăm ngoan này được phân là làm 5 nhóm, mỗi người chi lo công đoạn cảu mình mà thôi. Cách tổ chức sản xuất theo dây truyền này sẽ tăng tốc độ sản xuất lên rất nhiêu. Va mỗi người chỉ lặp đi lặp lại một công đoạn nên rất dễ thành thục công tác của mình.

Thanh kiếm mà Nguyên Quốc rèn tuy rằng sẽ bị chạt gãy ngay lập tức nếu va chạm với một thanh Katana chính hiệu, Nhưng nó lại có thể chạt đứt ngay lập tức đầu mũi thương của quân Đông Ngô. Đây chính là sức mạnh vượt trội của thời đại này. Còn nếu chém đúng cách thì nó cũng có thể chặt đứt cả kiếm hai lưỡi bằng sắt non của những thế lực thời Đông Hán.

Nhưng đó là thanh kiếm được chế tạo từ tay Nguyên Quốc, tất nhiên những thanh kiếm chế tác từ các "học viên" sẽ kém hơn rất nhiều rồi. Nhưng nói sao thì sao chúng vẫn tốt hơn đao kiếm thời này quá nhiều.

Những điểm lợi hại đặc chưng của những thanh đao mà Bộ Lạc Đại Việt sản xuất đó là: Nhẹ, bền, sắc. Nhẹ là vì một thanh Katana nhái dài 1,2m chỉ nặng có 1,5kg, cũng chính vì lo lắng chất lượng đao không đạt mà Nguyên Quốc cho đúc dày hơn một chút so với nguyên bản Katana nên trọng lượng có nặng hơn thanh Katana hàng thật mộ chút. 1,5 kg có lẽ là nặng nề so với một tên viên chức văn phòng thế kỉ 21 nhưng đối với người dân Việt cổ quanh năm săn bắn hái lượm thì chúng lại quá… vừa tầm. Chỉ thấy tên Lý Ngũ cầm thanh đao mà múa vù vù theo những thước võ mà Nguyên Quốc đã truyền cho. Tất hiên vũ khí nặng sẽ tạo nên lực đánh lớn hơn, nhưng quá nặng sẽ trở nên chậm chạp và thiếu linh động. Có khi bị người ta chép chết rồi mới giơ được đao lên. Còn về độ bền và sắc thì không phải nói rồi. Với sự hỗ trợ từ những kinh nghiệm rèn tiên tiến của Nguyên Quốc và dầu để tôi, muốn không tốt hơn những thanh kiếm thời này thì cũng quá khó rồi.

Vỏ đao Katana thì quả thật đơn sơ hết mức khi được ghép bằng hai tấm gỗ khoét rỗng và được đai bên ngoài bằng các đai đồng. Nói chung thì xấu xí vô cùng, xong Nguyên Quốc chả quan tâm, có thể dễ dàng rút ra đút vô thì là đồ tốt (cài gì dễ rút ra đút vô đều tốt nhá he he).