Chương 13: Chế tạo vũ khí

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 13: Chế tạo vũ khí

Về trường thương thì Nguyên Quốc không có ý kiến trong cách chế tạo, hắn chỉ có yêu cầu thương bắt buộc phải dài trên 3m. Phía phần ngọn ngoài đầu mũi thương bằng đồng ra thì phải có quấn dây đay phía 1/3 phía trước tránh cho đối phương chặt một phát là có thể đứt mũi thương. Nhưng ván đề chế tạo cung tên thì Nguyên Quốc hoàn toàn bác bỏ cách chế tạo cung tre luồng thô sơ của người Việt cổ. Vì loại này cung tên lực bắn cự yếu chỉ có thể đưa mũi tên đi được 30-35m (50-60 bộ) sức sát thương yếu vô cùng. Cánh cung hắn chế tạo cũng là từ luồng già xong lại có cấu tạo cảu loại cung phức hợp và có trợ lực (Composite & Compound bow). Nói thì có vẻ nguy hiểm nhưng thực ra cấu tạo không hề phức tạp một chút nào vì chính Nguyên Quốc đã mày mò học trên mạng mà chế thành công một cây cung trợ lực từ ống nước nhựa cộng thêm hai cái bánh xe gắn ở hai đầu cánh cung là do chính Nguyên Quốc rèn ra.

Nguyên lý khá đơn giản đó là làm cách nào đó để đưa được cấu trúc bánh xe lăn vào mỗi bên đầu cánh cung và cố định thật chặt sau đó dòng dây theo đúng kĩ thuật sẽ trở thành cung ba dây. Với loại cung ba giây trợ lực này thì nó hỗ trợ rất nhiều cho người Việt cổ với sức lực không hề quá lớn. Tất nhiên hệ thống bánh phức hợp ròng rọng (Browning compound bow pulley system closeup) thì hắn không thể chế tạo nhưng một bánh ròng rọc đơn thuần thì quá dễ chế tạo đi. Còn nói về chữ phức hợp có nghĩa là kết hợp nhiều loại tài liệu nhưng thực ra là hắn chỉ có dùng một loại đó là luồng già hong khô trên lửa mà thôi. Như cánh cung bình thường của người Việt cổ chỉ là một thanh luồng đơn nhất, thế nên kể cả luồng cực già thì lực bắn cũng không phải quá mạnh. Cánh cung phức hợp được làm bằng cách lóc bỏ đi một nửa cật luồng sau đó dán hai thanh sống luồng cùng chiều với nhau bằng keo da trâu cuối cùng là quấn chặ bên ngoài bằng các sợi vòng da thú. Tất nhiên cái cung này sẽ rất không bền do các chất liệu chỉ là sử lý thô sơ. Xong quan trọng nhất ở đây là hệ thống dòng dọc mà thôi, cánh cung thì luồng đầy ngoài đường muốn thay lúc nào cũng được.

Quan trọng với cách chế tạo này thì có thể lọc kĩ hơn cật luồng mà ghép 3 hoặc bốn sống luồng nếu người bắn có lực cánh tay đủ mạnh. Điểm lợi hại thứ hai đó là cánh cung chỉ tầm 1m20 - 1m30 nhưng lại có thể tạo ra lực bắn của cánh cung 1m60- 1m70. Chúng rất tiện lợi khi sử dụng trong địa hình rung núi vướng víu. Việc đúc các con xoay dòng dọc và các bộ phận khác bằng đồng thì Nguyên Quốc chỉ làm mẫu một lần thì nhóm chuyên gia Công Ngưu có thể làm gọn gàng nhẹ nhàng. Kể cả việc làm nên các cánh cung thì Nguyên Quốc cũng chỉ cần làm mẫu một lần mà thôi. Xong để tang tốc độ làm việc thì Nguyên Quốc nhịn đau mà quăng ra con dao găm của mình để các chiến sĩ có thể công tác nhẹ nhàng hơn trong việc gọt luồng.

Chế tạo thương thì nhanh hơn rất nhiều. Chỉ sau hai ngày thì 40 cây thương đã ra lò. Thân thương đã được hơ khô kĩ càng trên lửa, tất nhiên sẽ không thể bền và mềm dẻo như khô tự hiên nhưng thời gian không cho phép họ làm như vậy. Việc chế tạo cung tên vẫn tiếp tục thế nhưng 40 người trường thương binh phải học tập vì chiến thuật phương trận trường thương hoàn toàn là mới lạ đối với bọn họ. Việc luyện tập được bắn đầu bằng quay trái quay phải và bước đều. Đây chính là việc quan trọng trong việc có thể giữ vững đội hình khi di chuyển hay không. Sau đó họ được tập cách đâm theo đúng khẩu lệnh, đâm cùng lúc và rút cùng lúc. Mặc dù thời gian rất ngắn nên họ chưa thể học được cách biến trận như rút ngắn hay gia tăng khoảng cách giữ từng người và giữa tùng hàng. Nhưng Nguyên Quốc không yêu càu cao như vậy, tất cả đều cần có thời gian. Nếu nhồi nhét hết tất cả thì có lẽ họ sẽ bị loạn mà không nhớ nổi.

Ngày thứ 6 sau khi bắt đầu công cuộc chế tạo vũ khí thì 20 cây cung phức hợp có trợ lực ra đời. Hiệu quả còn siêu việt hơn cả Nguyên Quốc tưởng tượng khi những người Việt tộc quen săn bắn này có lực cánh tay còn tốt hơn cả mong đợi. Vậy mà với cung trợ lực phức hợp họ gần như đề đưa được mũi tên đồng tam lăng thứ đi xa được khoảng cách 90m tức là gần gấp 3 lần những cây cung đơn sơ trước đây. Nguyên Quốc biết rằng đây cũng chỉ bằng với tầm xa của cung nhà Hán lúc này mà thôi không hề có chút ưu thế nào. Nếu có ưu thế thì đó chính là người Việt tộc ai ai cũng biết bắn cung. Và cây phức hợp bằng tre chết tạo không hề khó.

Hai mơi người này hầu như không cần phải luyện tập gì trừ việc bắn theo khẩu hiệu và làm quen với tầm bắn của cung tên.

Vũ khí tiếp theo Nguyên Quốc trang bị cho họ đó là lao. Mỗi người thường thương binh 3 thanh lao nhọn ba cạnh bằng đồng với thân tre ngắn được dắt sau lưng. Ngày cuối cùng trong chiến dịch chuẩn bị đó chính là tập ném lao tại chỗ, bởi đã xếp phương trận thì chỉ có hàng đầu có thể di chuyển tốt mà thôi.

Riêng có một đội ngũ cung thủ đều được trang bị đoản kiếm để có thể tiến hành bảo vệ các trường thương nếu họ bị áp sát.

Đêm tối ngày thứ bảy, tất cả 60 quân sĩ đầu tiên của Đại Việt quốc bắt đầu lên đường tiến về khu quặng mỏ. Với sự thông thạo tuyến đường của Bạch Công Ngưu thì đạo quân chim non này dễ dàng tiến đến vị trí rừng thưa cách doanh trại quân Dương Việt 2km. Tất cả đều nghỉ ngơi trong rừng mà không hề nổi lửa. Nguyên Quốc không có ý định tấn công vào ban đêm, vì trường thương binh hoàn toàn bất lợi trong cản đêm tối, mà cung thủ cũng vậy.


Ngay khi Nguyên Quốc lim dim mắt định ngủ thiếp đi thì một tên lính gác chạy vù đến trước mặt hắn mà quỳ xuống.

- Chủ công, đến rồi ạ… đến rồi ạ…

- Đã đến? tốt chúng ta đi xem…

Hóa ra là Nguyên Quốc và đội quân của hắn đang đợi con voi chiến duy nhất được đưa đến. Đây chính là vũ khí quan trọng nhất để hắn đối phó với kẻ địch. Chỉ thấy từ xa một bong đen khổng lồ đang làm lũi thình thịch bước đến. Con voi chiến xuất hiện trước ánh đèn pin của Nguyên Quốc. Ngoại hình của nó đã được thay đổi hoàng toàn, gần như được bọc giáp toàn thân. Tất nhiên đây là giáp đan rất khít bằng mây. đây là yêu cầu của Nguyên Quốc. Những người còn lại trong rừng cũng không rảnh họ phải dùng dụng cụ đá mà cắt mây khổ sở đan giáp cho đội quân này.

Với một tuần trời chỉ với dụng cụ đơn sơ mà họ có thể đan được một bộ giáp hai lớp cho con voi chiến cộng thêm 20 bộ giáp mây cho các chiến sĩ thì đủ biết những người đó phải lao đọng vất vả ra sao. Tất nhiên những giáp mây này không được ngâm tẩm dầu nên sức bền có hạn. Nhưng như vậy cũng đã là quá tốt cho ngày mai tác chiến rồi. Tên nài tượng giờ không còn là Lý Đại Hổ nữa rồi hắn giờ đây làm sĩ quan chỉ huy 20 cung thủ nên không rảnh mà điều khiển tượng. Rất may là trong nhóm di dân lại có vài ngừơi hiểu được kĩ thuật này nên không sao. Đều khiển thớt voi chiến này đó là một tên nài tượng trẻ tuổi khác có tên Nguyễn Nồi (Cái nồi), tên này toàn thân bọc trong giáp mây đúng là chỉ hở ra đôi mắt. Đây là yêu cầu của Nguyên Quốc. Nói đùa gì chứ voi mới là chiến lực cao đoan nhất của Nguyên Quốc nếu tên nài tượng này co mệnh hệ gì có khi bị lật thua cả bàn.

* Lời tác giả: ông nào muốn chế tạo loại cung này thì liên hệ lão tác cung cấp bản vẽ chi tiết.