Chương 12: Đúc đồng
Mà cũng vì việc chọn binh sĩ mà tên Công Ngưu và Đại Hổ đã vặc nhau một trận tơi bời, lý do đó là không đủ số trai tráng cho quân đội cả hai, mà hai tên này đều không muốn mình quản lý ít người thế nên mới sinh ra tranh chấp. Nhưng Nguyên Quốc đã giải quyết êm đẹp chuyện này. Không phải còn 100 trai tráng ở khu mỏ sao cứu ra rồi tha hồ mà chia binh. Giờ đây Công Ngưu nhường một bước chọn 40 người để cho Đại Hổ 20 người vì nếu số lượng một đơn vị ít quá sẽ không có nhiều tách dụng.
- Công Ngưu tộc ngươi chuyên đúc đồng thì có nơi nào bí mật dự trữ đồng hay không?
- Thưa có nhưng chỉ là quặng đồng mà thôi, bộ lạc thuộc hạ khai thác được nhiều nhưng luyện không hết được nên có dự trữ, nhưng không biết những người bị bắt có khai ra hang động cất dấu hay không.
- Ngươi và một đám binh lính phải đi kiểm tra ngay chúng ta cần vũ khí mới có thể tiến hành tấn công vào khu quặng mỏ để cứu người cho được.
Nguyên Quốc đúng là một nghèo hai trắng, vớ được một lũ quân sĩ thì cũng không khá là bao. Chỉ có mấy người cận vệ của Công Ngưu là có một thanh đoản kiếm bằng đồng mà thôi, còn lại giờ đây đến gậy gộc vót nhọn cũng không có, lấy gì mà đốn cây bây giờ. Nói chung xuất phát điểm của Nguyên Quốc tại thế giới này thấp đến không thể nào thấp hơn được nữa. Việc tìm được một số quặng đồng sẽ kiến cho mọi việc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Có được vũ khí dù chỉ là dạng đồng thôi cũng sẽ làm chiến cuộc thay đổi rất nhiều so với việc dung rìu đá lao đá hay gậy gộc.
Trong vùng rừng thưa tại khu vực Lục Hải một loạt các túp lều đơn sơ được dựng lên từ cành cây và lá khô. Thật ra nhìn kĩ cũng khá tươm, tay nghề tận dụng các vật liệu tự nhiên của người Việt Cổ quả là tốt. Nguyên Quốc có cảm giác rằng khả năng vứt những người này ở chỗ nào trên mảnh đất Giao Chỉ này thi họ cũng có thể sống được một cách dễ dàng. Khả năng cao không có kiểu chết đói hàng loạt khi hạn hán như Hán tộc ở Trung nguyên.
Cũng không phải chờ đợi lâu chỉ sau 3 ngày thì nhóm quân tình báo do Công Ngưu dẫn đầu đã trở về và họ báo tin vui rằng khu quặng dự trữ vẫn còn. Bộ Lạc của họ bị đốt phá tan hoang nhưng khi Giặc Bắc rời đi thì còn rất nhiều dụng cụ mà nguyên liệu phối chế cho đúc đồng có thể dùng được.
Quyết định nhanh chóng Nguyên Quốc dẫn toàn bộ 60 binh lính rời khỏi khu rừng thưa và mang theo một phần khẩu phần thức ăn. Theo như tên Bạch Công Ngưu thì bộ lạch của hắn chỉ cách một ngày đường và không quá khó khăn di chuyển. Chẳng qua vì tránh tai mắt người nên 60 người Nguyên Quốc phải đi đường vòng một chút. Thớt voi chiến thì bắt buộc phải để lại trong rừng vì nó quá lộ liễu và dễ bị phát hiện.
Vì lương thực của họ không nhiều nên Nguyên Quốc quyết định phải liều. Họ trở về ngay khu bộ lạc đã bị đốt phá của Công Ngưu mà tiến hành rèn đúc vũ khí tại đây trong một tuần ho phải vừa huấn luyện vừa đúc được vũ khí tốt nhất để tham gia cuộc chiến với Người Dương Việt đã được quân Ngô cấp cho vũ khí bằng sắt non. Nói là sắt non mềm nhưng nó là mềm so với thép, nếu so với đồng thì độ cứng của nó vẫn là tổ tông. Chính vì vậy Nguyên Quốc phải có một lối chiến đấu hoàn toàn khắc chế được đối phương.
Đối với quân chính quy Giang Đông thì người Việt có lợi thế chiến tranh du kích trong rừng. Nhưng đối với những đạo quân hỗn hợp có cả Các Tộc Việt khác lẫn tỏng đó thì phương pháp chiến tranh này phá sản. Đơn giản nư Dương Việt hay Sơn Việt tộc được tranh bị kiếm sắt thì họ chiến đấu trong rừng còn mạnh gấp mấy lần Âu Việt và Lạc Việt tộc. Vậy nên nếu 60 binh sĩ mới tò te này mà tiến hành cầm kiếm đồng chiến đấu với mấy lão binh kia trong rừng thì cầm chắc cái chết.
Nguyên Quốc quyết định tập trung chế tạo trường thương và cung tên. Đơn giản đó là vì khi hỏi đến ai biết dùng cung tên thì 100% giơ tay nói biết. Những người Việt cổ ngay cả mang tiếng sống ở đồng bằng thì họ cũng thừa quen với săn bắn và hái lượm. Bởi vì ngay cả đồng bằng Bắc bộ vào lúc này cũng chỉ có những lưu vực xung quanh song lớn được khai hoang mà thôi. Có thể tưởng tượng như sau, Việt Tộc đang làm ruộng trong những cánh rừng bao quanh. Thử hỏi rằng sống trong môi trường như vậy mà không biết săn bắn thì quá là lạ lung rồi.
Nguyên Quốc quyết định dùng lối chiến đấu chính quy nhất để đối đầu với lối đánh du kích cảu Dương Việt tộc. Chính vì thế trong một tuần công việc của nhóm chiến binh mới toe này rất vất vả và mạo hiểm khi họ đang đứng trên vùng đất mà quân Ngô có thể xuất hiện bất kì lúc nào.
Cũng may mắn có thể dưới chân đèn thì tối (nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất) đã hai ngày trôi qua đội ngũ này không hề bị phát hiện. Đến này hôm nay thì nhóm người Công Ngưu đã đúc được khá nhiều dụng cụ đồng với sự hỗ trợ của các lưu dân đã tham gia quân đội của Bộ Lạc Đại Việt. Những dụng cụ này chủ yếu là dao và rìu nhằm mục đích đốn cây cối để làm vũ khí. Nguyên Quốc không hề tham gia vào quá trình đúc hay rèn đồng của Công Ngưu, vì kĩ thuật họ dùng để đúc và thối đồng đã khá hoàn hảo. Mà Nguyên Quốc không phải là tay chuyên trong lĩnh vực này, nếu có các công nghệ hiện đại như điện phân hay có nhiều H2S04 thì khả năng Nguyên Quốc sẽ tham gia. Nhưng với điều kiện hiện nay hắn chỉ có thể nêu ra một chút ý kiến là cho thêm thạch anh để nhanh chóng loại bỏ FeS thành xỉ quặng mà được vớt ra ngoài khiến cho tốc độ thối luyện đồng nhanh hơn mà thôi.
Có được dụng cụ thì tất cả cùng nhau tiến hành lao động, vũ khí của người Đại Việt có khắp nơi trong thiên nhiên. Điển hình nhất đó là tre luồng, Nguyên Quốc quyết định cung tên làm bằng luồng già còn thương thì làm bằng tre. Công việc đống tre luồng bằng dụng cụ bằng đồng quả là rất vất vả, nhưng những người bộ lạc Đại Việt làm không biết mệt mỏi, nói đùa gì chứ họ dùng rìu đá cong có thể kiên trì chặt được tre kia mà. Huống hồ là dùng dụng cụ đồng sắc bén hơn. Chỉ trong một ngày lao động cuối cùng thì số tre và luồng đã được nhóm binh sĩ Đại việt hoàn thành vượt mức mà không ai kêu than mệt mỏi.