Chương 118. Thăng Long đón Tết.

Phục Hưng

Chương 118. Thăng Long đón Tết.

Chương 118. Thăng Long đón Tết.


Khi hạm đội Vạn Xuân đang lênh đênh trên đường về Minh Châu thì đoàn thuyền vận chiến lợi phẩm cũng đã cập bến Thăng Long sau nhiều ngày tháng vất vả. Hàng trăm thuyền vận tải lớn đậu kín bến Đông Bộ Đầu, mặt sông chen kín thuyền với thuyền mà cứ ngỡ đang ở đất bằng. Thuyền ra thuyền vào suốt ngày đêm.

Từng xe, từng thùng hàng hóa được vận xuống, vàng bạc, lụa là, gấm vóc đếm không xuể. Thợ thủ công, nô lệ cũng không thiếu, những người này không ở lại lâu mà được chuyển về các khu công nghiệp riêng biệt, có trọng binh canh gác, tránh họ làm loạn. Tiếp đến là trâu bò, do hơn tháng đi biển nên gầy đi trông thấy, làm mấy người nông dân nhận lệnh đến vận chuyển thương xót không thôi, nhưng được biết số trâu bò này sẽ đến tay họ với giá rẻ thì cười không thấy đông tây nam bắc đâu.

Bến Đông Bộ Đầu nhộn nhịp hơn cả tuần liền, hàng hóa hết thuyền này đến thuyền khác được rỡ xuống. Dân chúng các nơi dưới sự dẫn dắt của quân áo đen khéo đến kinh thành, đông hơn cả hội đền Hùng. Họ đến để nhận trâu bò được bán lại cho làng mình, mỗi làng không nhiều, chỉ dăm ba con nhưng cũng là rất quý rồi, có trâu bò, nông cụ mới sẽ bớt đi rất nhiều sức người, sẽ khai khẩn được nhiều đồng ruộng hơn, sẽ có nhiều lương thực hơn, cuộc sống ấm no không còn là điều xa vời nữa.

Từ khi Vạn Xuân nhập chủ, cuộc sống của những bình dân này thay đổi từng ngày, không phải chịu cảnh hà hiếp của cường hào ác bá, lại được viện trợ nhiều nông cụ, giống cây trồng năng xuất cùng lời hứa giảm thuế. Nông dân như được tiêm thuốc tăng lực, bất kể mưa lạnh mà tăng gia sản xuất. Nay lại có thêm trâu bò về, đúng là mơ cũng không dám nghĩ đến.

Theo đoàn thuyền chiến lợi phẩm là tin thắng trận từ phương Bắc, như món quà Tết Đại Hải và binh lính gửi đến dân chúng khiến không khí chuẩn bị năm mới toàn cõi Việt càng thêm vui sướng. Dân chúng tự phát mà tổ chức lễ hội, ca múa ăn mừng chiến thắng, cảnh an vui như vậy, nhiều năm rồi mới trở lại. Một tương lai mới đang chờ đón những con người thiện lương, chăm chỉ này.

Hoàng thành Thăng long, từ khi vua Lý Thái Tổ rời đô đến khi họ Hồ chuyển vào Thanh Hóa, nơi đây luôn là nơi ở của thiên tử nước Việt. Trải qua hàng trăm năm lịch sử thăng trầm, chiến loạn liên miên, hoàng thành vẫn sừng sững ở đó, nguy nga mà tráng lệ. Nơi đây cũng sẽ trở thành nơi ở của hoàng tộc Vạn Xuân.

Trên lầu cao, nơi có tầm nhìn bao quát toàn hoàng thành, một nhóm người quần áo hoa lệ đang đứng đó, nhìn ngắn dòng xe chở chiến lợi phẩm nặng nề di chuyển vào kho hoàng gia.

"Bao giờ cha mới về vậy mẹ." một cậu bé khoảng 4 tuổi, để tóc chỏm đào hỏi người thiếu phụ bên cạnh.

"Nhanh thôi, khi nào ve kêu thì cha về."

"Thế thì còn rất lâu, rất lâu nữa. Rõ ràng cha nói đến Tết cha về." cậu bé lẩm bẩm.

"Cha viết thư về xin lỗi rồi đó thôi. Còn gửi cho em bao nhiêu là quà đẹp, phải thông cảm cho cha chứ, cha công vụ bận rộn." Một thiếu niên nói, hắn cũng chỉ khoảng 9 10 tuổi thôi nhưng nói chuyện như ông cụ non rồi.

"Đúng đó, còn biết bao vải đẹp về để làm váy áo nữa." Một cô bé chừng 7 tuổi xen vào.

"Cha bận đánh giặc ở xa. Các con ở nhà phải ngoan ngoãn, thương yêu đùm bọc nhau, thế thì lúc cha về mới thấy vui mừng." Thiếu phụ từ ái nói.

"Bọn con biết rồi." 3 đứa trẻ đồng thanh nói.

"Đứng thêm một lúc nữa thì xuống ăn trưa nhé, gió lạnh đứng lâu cảm đó, cha về mắng cho." Thiếu phụ nói tiếp.

"Đặc biệt là Đông Hải, hư là cha về đét mông." Thiếu phụ hù dọa.

"Con ngoan, cha mới không đánh đâu."

"Cha về đánh mông đứa nào tè dầm, hahaha." Bé gái bên cạnh cười nhạo.

"Em không có." Bé nam hét lớn, mặt đỏ như đít khỉ. Chuyện là tối qua uống nhiều nước, sáng dậy thấy chăn đệm ướt cả. Hắn nhớ rõ ràng mình đã dậy đi tiểu ở nhà vệ sinh cơ mà, không hiểu sao sáng dậy chăn đệm lại ướt, thật khó hiểu. Hẳn là hồi nhỏ, không ít người đều đi tiểu trong mơ, rồi sáng ra, chuyện gì đến cũng phải đến.

Khung cảnh ấm áp hòa hợp này khiến kẻ hầu, người hạ xung quanh mỉm cười. Nhà đế vương không máu lạnh vô tình như trong chèo, trong kịch hay nói, cũng bình dị gần gũi như nhà dân thôi mà.

Người thiếu phụ và những đứa trẻ kia chính là vợ con Đại Hải, hắn sớm đã lấy vợ. Vợ hắn không phải công chúa, quận chúa gì nhưng cũng thuộc dòng dõi danh gia vọng tộc, trưởng nữ họ Dương thuộc lộ Bắc Giang hay còn gọi là Kinh Bắc vào thời Lê. Họ Dương - một dòng họ lớn ở Đất Việt, có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, nhân tài lớp lớp, có tầm ảnh hưởng lớn trong vùng.

Hôn nhân của Đại Hải với Dương Thanh Lan cũng không phải là một cuộc hôn nhân chính trị hoặc ít nhất có thể nói, tính chất chính trị trong đó không nhiều. Đại Hải cùng vợ hắn quen nhau theo kiểu ngôn tình, anh hùng cứu mỹ nhân, tiểu thư đài các nơi đất Bắc mang theo người hầu đi thám hiểm, không may gặp giặc cướp, được vị tướng quân trấn thủ nơi biên quan cứu giúp, từ đó đem lòng yêu mến. Hai bên tâm đầu ý hợp, nhanh chóng đến bên nhau rồi bàn chuyện dựng vợ gả chồng, Đại Hải khi đó chưa phải quan to, công hầu quý tộc gì nhưng cũng là tướng một phương, họ Dương tuy là họ lớn nhưng cũng không xa cầu, hay làm khó gì, hai bên thuận lý thành chương mà ở bên nhau, dựng vợ gả chồng.

Khi đó Đại Hải đã 25 tuổi, cưới Dương Thanh Lan 18 tuổi, có thể nói là trâu già gặm cỏ non, nhưng cũng có thể nói là trai tài gái sắc. Hai người chung sống với nhau hơn chục năm mà vẫn mặn nồng, cãi vã nhỏ là có nhưng nặng lời thì không, cũng không có tình tiết cẩu huyết như ngôn tình. Đến nay đã có 3 con, 2 trai, 1 gái, Đại Hải không hề nạp thêm thiếp thất, một lòng với Thanh Lan. Một phần là Đại Hải tôn trọng chế độ 1 vợ 1 chồng ở hiện đại, hai là hắn quá bận, không có thời gian mà trêu hoa ghẹo nguyệt.

Nhiều người suy nghĩ làm vương làm tướng nên thê thiếp thành đàn, thực ra Đại Hải hắn cũng từng có suy nghĩ như thế, tiếc là tinh lực không đủ, vì chút mới mẻ mà hại đời con gái nhà người ta thì thực không đáng. Thê nhiều, thiếp nhiều, lúc đó thì gia trạch không yên, trạch đấu, cung đấu nhiều như cơm bữa, không ít con vua chúa chết non trong những đợt tranh đấu này. Phim, truyện quá nhiều rồi, Đại HẢi cũng xem nhiều nên hắn càng không làm liều.

Hắn chỉ muốn một gia đình êm ấm, một trốn bình yên để nghỉ ngơi sau chuỗi ngày làm việc mệt mỏi, chứ không phải giải quyết chính sự xong về nhà lại giải quyết nội đấu, thế thì quá mệt rồi. Cuộc đời còn bao lạc thú nữa.

Gia đình Đại Hải cũng không theo các lễ nghi rườm rà như vua chúa, quyền quý đương thời. Sinh hoạt như một gia đình bình thường ở hiện đại mà thôi, cha mẹ vừa chăm sóc, vừa là bạn của con cái, con thì kính yêu, tôn trọng cha mẹ, như vậy là đủ rồi. Sinh hoạt như vậy mới có màu sắc, chứ một hai phụ hoàng, mẫu hậu, hành lễ các thứ, quá mệt. Cung đình Vạn Xuân là nơi ít lễ nghi rườm rà nhất đương thời, một phần lớn là do ảnh hưởng từ Đại Hải. Phú quý sinh lễ nghĩa, lễ nghĩa nhiều quá thì phiền, sống vui khỏe mới là nhất.

Hàng năm Đại Hải đều quây quần bên gia đình vào cuối năm, cùng nhau đón giao thừa, phát lì xì cho vợ và lũ nhỏ nhưng năm nay không được rồi, hắn sẽ đón năm mới cùng binh lính ở Minh Châu. Hẹn gia đình năm sau vậy.
…….
Cùng lúc đó ở một làng quê nhỏ vùng Tam Giang, một thanh niên ước chừng 19 – 20, hớn hở dắt con trâu gầy về nhà, miệng cười rạng rỡ, bên cạnh hắn cũng có 5 người khác đang dắt trâu hay bò, xung quanh trẻ con chạy qua chạy lại, kêu đùa ầm ĩ.

"U ơi, con về rồi. Nhà mình có trâu rồi. » Đến trước ngôi nhà tranh nhỏ, chàng thanh niên hét lớn.

Từ trong bếp, một người phụ nữ trung niên, đầu cuốn khăn mỏ quạ cầm đãu đi ra.

« Trâu, trâu thật ư. Thằng Tồ được nhận trâu thật ư. Cu Bi đi gọi thầy về, anh mày dắt trâu về rồi này. »

« Vâng! » thằng bé vừa từ sau nhà chạy ra, hét lớn đáp lời rồi co giò chạy mất hút.

« Nhanh về nhổ lông gà, làm mâm cỗ cúng tổ tiên đấy. » Người phụ nữ gọi với theo.

« Vâng » tiếng đáp thoang thoáng từ xa.

« Dắt vào, dắt vào buộc dưới gốc cây nhãn. Sao trông nó gầy thế này. » Người phụ nữ vuốt trâu thương tiếc.

« Trâu này đi biển hơn tháng mới về, gầy là phải u ạ. Nhà mình nuôi ít lâu là béo tốt lên ngay. » chàng trai đáp.
« Trâu đâu, trâu đâu. Tổ tiên phù hộ, nhà lão Thụ này cuối cùng cũng có con trâu. » một người đàn ông trung niên gánh sọt đi vội vào, nhìn thấy con trai cả cùng con trâu cười tít mắt như đứa trẻ.

« Trâu đây thầy. » thanh niên tự hào nói.

« Hết nhiều tiền không? Quan gia bảo sao. »

« Quan gia nói con ngày xưa theo quân áo đen đi đánh trận lập được công, lại tích cực tham gia đội tự vệ, trâu này bán rẻ cho nhà ta 5 lượng. Người thường mua phải 10 12 lượng mới được đấy. »

« Quý hóa quá. Nhanh nhanh, mẹ nó bắt con gà, thịt cúng tổ tiên. Xong cũng mời bà con lối xóm đến chung vui. »

« Bi rửa ít khoai mà luộc, thứ này thầy ăn thử rồi, ngon lắm. Nhà đã đủ giống năm sau trồng, thừa đâu mình ăn cả. »

« Vâng! » thằng Bi lớn tiếng hét. Khoai lang hắn cũng được hưởng qua, khi đó chỉ được miếng nhỏ nhưng vị ngon nhớ mãi không quên, Thứ này ngon hơn khoai nước nhiều, nó ngọt.

« Tồ đi nghỉ đi, tí nấu cơm xong thầy u gọi. Đi đường cả ngày mệt rồi. »

« Vâng, con xin phép đi nghỉ chút, mấy ngày nay đi đường vội, quả thực không chịu nổi. » Thanh niên Tồ ngáp lớn, rồi chuồn về phòng đánh một giấc.

Cảnh như vậy diễn ra trên rất nhiều các làng quê xung quanh kinh thành Thăng Long, mấy vạn trâu bò chẳng mấy chốc đã chia cắt xong cả. Dân chúng ngoài niềm vui nhận trâu bò còn niềm vui thu hoạch, năm nay có giống khoai lang được vận từ Tân đảo về, ngắn ngày mà sản lượng lớn, hơn đứt khoai nước, khoai môn dân hay trồng. Đã thế thứ này ăn còn chắc bụng, độn cơm coi như thức chính được, quá là có lời, xưa cháo loãng nay cơm độn, không khá hơn bao nhiêu nhưng ấm bụng. Ăn no có sức khai khẩn thêm đồng ruộng, nuôi thêm nhiều gia cầm, gia súc, cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

Dân chúng âm no hạnh phúc thì càng cảm ơn Vũ Đại Hải, kẻ gian muốn đặt điều làm hạ uy tín cũng không thể. Giờ thời cơ chín muồi chỉ đợi ngày Đại Hải khải hoàn lên ngôi nữa thôi.