Chương 117. Tình thế mới.

Phục Hưng

Chương 117. Tình thế mới.

Chương 117. Tình thế mới.

Cư Dung quan thất thủ, hệ thống trường thành kiên cố kéo dài vạn dặm, tốn biết bao công sức, tiền bạc và sinh mạng của người Hán mất đi tác dụng. Giờ đây, Đại Minh lấy gì để ngăn cản đợt cướp phá của người Bắc Nguyên.

Binh lính Cư Dung quan quả cảm chiến đấu nhưng không thể cản được đòn tấn công liên hợp của Bắc Nguyên và Vạn Xuân, trốn trốn, chết chết, hơn vạn quân thủ thành không biết còn sống được bao người, không biết bao người có thể may mắn thoát đi.

Người Mông Cổ có sở thích đồ thành, Cư Dung quan lại cản trở bước tiến của họ, số phận khỏi cần nghĩ, binh lính, dân phu trong thành có đầu hàng cũng chưa chắc đã sống được đến hôm sau. Chỉ là không biết người Mông Cổ còn giữ truyền thống ăn uống mừng chiến thắng trên đầu quan tướng địch hay không.

Mặc người Mông Cổ muốn làm gì thì làm, quân Vạn Xuân không ở lại lâu, đợi kiểm kê thương vong, bàn giao lại địa bàn xong là lập tức rút đi, một chút chiến lợi phẩm cũng không lấy. Điều này khiến người Nguyên vừa ngạc nhiên, vừa cảm tạ, phải biết quân lương, vũ khí ở Cư Dung quan cũng không ít. Đã vậy còn được thông báo, người Vạn Xuân có một số lượng lớn vật tư, vũ khí sẵn sàng trao đổi, chỉ cần ngựa đủ, mọi thứ đều dễ nói chuyện. Tin vui này khiến Đại hãn Bắc Nguyên cùng các quý tộc rất vừa lòng, gì chứ ngựa thì Bắc Nguyên không bao giờ thiếu, hàng Vạn Xuân thu được từ biên quân Đại Minh, họ rất thèm. Mới vượt qua Cư Dung quan mà đã nếm được quả ngọt làm cho người Bắc Nguyên rất thích ý, mùa đông này cũng không cảm thấy lạnh nữa.

…….
Cư Dung quan hội chiến vừa xong, Liêu Đông đô ty sóng gió nổi lên. Người Nữ Chân dưới sự dụ dỗ kích động của Vạn Xuân bất ngờ làm phản. 5000 kỵ binh thành Vạn Xuân phối hợp với vài vạn lính Nữ Chân nhanh chóng tiến đánh các thành thị khắp vùng. Nội công, ngoại kích, chẳng mất bao lâu mà cả vùng Liêu Đông luân hãm, thái thú, thứ sử người Hán bị giết cả, sương binh cũng bị đánh tan, xét nhà diệt tộc càng vô số. Đất Liêu Đông một lần nữa trở về tay người Nữ Chân.

Nói trở về thì cũng hơi ngoa, trước giờ nó vẫn nằm trong tay người Nữ Chân, Đại Minh chiếm được vào năm 1371 nhưng di dân chưa thực sự nhiều, binh lính cũng vậy, vẫn phải thu mua dân bản xứ để dễ bề cai trị, lúc này chẳng qua đổi từ người Hán làm chủ qua người Nữ Chân làm chủ mà thôi, không khác. Các tộc Nữ Chân từ các vùng đất lạnh giá sâu trong lục địa bắt đầu di cư qua vùng đất mới, có phần màu mỡ hơn này, ít nhất là đỡ hoang vu hơn, tiện bề làm ăn, buôn bán.

Người Vạn Xuân cũng nhận được phần của mình, đó là Lữ Thuận Khẩu, nơi có cảng Lữ Thuận mùa đông không bị đóng băng mà Nga – Nhật đánh nhau túi bụi để tranh cướp. Lữ Thuận Khẩu diện tích nhỏ, lại nằm sát biển, người Nữ Chân lúc này hoạt động chủ yếu trên đất liền, thủy quân không mạnh, gần như không có nên cắt cho người Vạn Xuân cũng không tiếc. Có mảnh đất này, hạm đội Vạn Xuân có nơi lý tưởng để đóng quân, đồng thời qua đó kiểm soát vịnh Bột Hải cùng tuyến đường thương mại Đông Bắc Á giữa Đại Minh, Cao Ly, Đông Doanh. Muốn qua lại buôn bán thì phải trả phí, nếu không hải tặc tấn công bất ngờ thì đành chịu.
……………

Quân Vạn Xuân về Thiên Tân nghỉ ngơi chỉnh đốn hơn tuần rồi lên thuyền rút về phương Nam, khí hậu khắc nghiệt nơi đất Bắc không phù hợp để ở lâu. Tết đã cận kề, giờ đi thuyền thì cũng phải đến cả tháng mới quay về được đất Việt, Đại Hải quyết định cho binh lính về đảo Minh Châu tránh rét, nghỉ ngơi, đợi đầu xuân khí lạnh lui đi lại tiếp tục quyết chiến. Minh Châu nằm sát sườn Đại Minh, vượt biển là đến Phúc Kiến, ngược dòng Trường Giang lên vào được vùng đất màu mỡ, đông đúc bậc nhất của Đại Minh, có thể uy hiếp trực tiếp kinh thành Nam Kinh.

Quân Vạn Xuân có lui thì tình hình phía Bắc Đại Minh cũng không ổn bao nhiêu, không có mợ thì chợ vẫn đông. Trường thành thất thủ, giờ khắp vùng bình nguyên Hoa Bắc là thiên hạ của kỵ binh Mông Cổ, từng đoàn từng đoàn kỵ binh, dân du mục đông nghìn nghịt tiến vào trong thành, khắp nơi đánh cướp. Thành trị Đại Minh từng tòa một bị luôn hãm, dân chúng lầm than, chết trong loạn binh đao không biết bao nhiêu mà kể, lương thực, phụ nữ, hàng hóa bị cướp bóc, khó có thể tưởng tượng người Minh lấy gì để qua mùa đông dài đằng đẵng, rồi lại có bao nhiêu người chết vì đói, vì rét đây.

Cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15 là thời gian mà người Hán trỗi dậy mạnh mẽ nhất, khôi phục độc lập từ tay người Mông Cổ, mở rộng lãnh địa nhưng cũng là thời gian khó khăn nhất, chiến loạn liên miên, thiên tai không ngừng. Vượt qua được thì sẽ hóa rồng, còn không thì vạn kiếp trầm luân, ở một thế giới khác, Chu Đệ đã thành công, vượt qua khó khăn, đưa Đại Minh đến thời kỳ cực thịnh, có thể coi là mạnh nhất đương thời, vạn quốc triều bái. Nhưng ở thời không này, mọi thứ đảo ngược, Đại Minh sẽ phải đối đầu với thử thách cam go hơn nhiều lần, thù trong giặc ngoài, chỉ một bước đi sai thôi cũng là dấu chấm hết cho triều đình họ Chu.
……..
Thành Trúc Lâm, đảo Minh Châu sau hơn chục năm xây dựng đã xưa đâu bằng nay, nhà cửa cao đẹp, phố xá rộng rãi, sạch sẽ, người qua người lại tấp lập, không khí thương nghiệp rất nhộn nhịp. Thành Trúc Lâm là thủ phủ của cả đảo Minh Châu rộng lớn này, thổ dân sâu trong rừng núi, lái buôn các nước, hải tặc Đông Doanh cũng ưa qua lại nghỉ ngơi, trao đổi hàng hóa. Với một nội lực mạnh mẽ, sự hậu thuẫn lớn từ Vạn Xuân, Trúc Lâm – Minh Châu đã sớm cướp lấy vai trò của Lưu Cầu, trở thành trạm trung chuyển lớn nhất trên con đường thương mại giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Mỗi năm cung cấp không biết bao nhiêu thuế má cũng như tình báo giá trị cho Vạn Xuân. Quả xứng danh hòn ngọc quý giữa biển khơi.

Sáng 30 Tết, khi người người nhà nhà giết gà mổ lợn chuẩn bị bữa cơm tất niên, làm mâm cỗ cúng giao thừa thì bên ngoài cảng Trúc Lâm, hàng trăm hàng ngàn chiến thuyền lớn xuất hiện.

Những chiến thuyền dài hàng chục mét, buồm cao chọc trời, hồng kỳ bay phấp phơi, phủ kín cả mặt biển. Hạm đội khổng lồ này từ từ tiến lại gần, theo đường sông mà vào sâu trong đảo, dân chúng bỏ cả công việc đang dở tay mà chạy ra xem, đông như chẩy hội.

Trên thuyền, quan tướng đứng kìn boong, vui vẻ vẫy chào. Đây chính là đoàn quân Bắc chiến của Vạn Xuân, sau nhiều tuần vất vả đã cập bến Minh Châu.

"Nếu quốc vương ta có quân đội hùng hậu như vậy thì sao phải ép dạ cầu toàn trước thiên tử Đại Minh" một lái buôn Cao Ly nói.

"Đúng vậy, có quân như thế, hạm đội như thế, Cao Ly ta hoàn toàn có thể làm chủ biển Bắc, lũ chuột Oa còn dám làm càn." Một tên khác nói, mắt đầy chán ghét nhìn đám hải tặc Oa khấu cách đó không xa.

"Hừ, lũ Cao Ly yếu đuối, tưởng ta không nghe thấy ư. Nếu không phải thiết luật thành Trúc Lâm, đao của ta đã được uống no máu rồi." tên hải tặc Đông Doanh nói, mặt đầy khinh bỉ. Dẫu có tức tối nhưng hắn không dám hành động mù quáng, khi xưa người Vạn Xuân đã kinh khủng, thiết huyết, nay lại thấy quân đội Vạn Xuân, có cho tiền hắn cũng không dám làm càn.

"Quả như lũ hèn đó nói, nếu chúng ta có hạm đội như này thì sao phải co cụm mãi nơi đảo xa, đất Cao Ly sớm đã là vật trong tay thiên hoàng, chúng ta cũng phải đứng hàng quan tướng rồi cũng lên."

"Tiếc là không một thế lực nào đủ mạnh để xây dựng hạm đội như thế cho Đông Doanh ta. Nếu có, ta không tiếc tính mạng mà phụng hiến cho vị tướng quân đó." Một tên khác cảm khái.

Không như hải tặc Đông Doanh hay lái buôn Cao Ly, sắc mặt đám thương nhân Đại Minh, Lưu Cầu có phần khó coi hơn. Lưu Cầu khỏi nói, diệt quốc đến nơi rồi, quân chủ chỉ còn trên giấy tờ, quốc thổ đã sớm về tay người Vạn Xuân, mất nước chỉ là sớm muộn. Dễ hiểu thôi, một quần đảo nhỏ, dân số chẳng đáng là bao lại giữ một vị trí chiến lược trên tuyến đường biển Nam Bắc, một nơi như thế người Vạn Xuân làm sao có thể để yên. Chưa diệt quốc là do đang quá bận rộn mà thôi, cũng không muốn kinh động đến Đại Minh, Lưu Cầu xưa nay vốn là một chư hầu trung thành của Trung Nguyên mà. Đánh rắn động cỏ mất, buôn lậu các thứ thì có thể đút nót để quan lại Đại Minh mắt nhắm mắt mở, chứ diệt chư hầu thì có muốn giấu cũng không được.

Còn về thương nhân Đại Minh, thấy một đội quân khổng lồ, trang bị hoàn mỹ, thuyền to pháo mạnh như thế ở sát sườn, làm sao mà thoải mái được. Phải biết phía bên kia biển chính là Phúc Kiến, một vùng đất không kém phần trù phú của Đại Minh. Chưa nói đến việc, mấy tháng nay có tin Vạn Xuân – Đại Minh đang nổ ra chiến tranh, nhỡ người Vạn Xuân thẹn quá hóa giận chém giết chúng thì đúng là họa to. Tốt nhất nên gom đồ chuồn về đại lục sớm cho khỏi họa.

Đám thương nhân, khách ngoại quốc như thế, chư tộc trên đảo càng không nói. Hơn chục năm bất chi bất giác thay đổi, từ lâu người dân bản xứ Minh Châu đã phụ thuộc hoàn toàn vào Vạn Xuân về mặt kinh tế, dần dần bị đồng hóa về văn hóa, càng có không ít dũng sĩ từ các bộ tộc tham gia vào quân Lê dương Vạn Xuân. Trên những chiến thuyền kia khả năng có cả con cháu họ. Bởi vậy, dù có phần sợ hãi nhưng nhìn chung cũng ổn, người Minh Châu có phần đã tiếp nhận thân phận mới, trở thành một phần của Vạn Xuân rồi.

Mặc kệ mọi người nghĩ sao, gần 10 vạn đại quân cập bến Minh Châu khiến cho đảo vốn đã náo nhiệt nay càng náo nhiệt hơn nữa, không khí sôi động gấp bội phần. Những lính quê Minh Châu thì được về quê nghỉ phép, mang theo hàng đống chiến lợi phẩm, tiền bạc, quân lương, ai đấy mặt mày rạng rỡ. Lính các nơi khác thì được dự chi một phần tiền lương, thả tay mua sắm, tiêu sài cho bõ công nhưng tháng ngày chinh chiến gian khổ.

Thương nhân Vạn Xuân, nhân viên các nghề dịch vụ thì vui hơn cả Tết, bất chấp ngày lễ mà ra sức bày quán, phục vụ kiếm thêm thu nhập, ngày hốt đấu bạc. Thương nhân ngoại quốc dù có đôi phần kinh sợ nhưng tiền để cũng không chê, vẫn hớn hở đón tiếp. Một năm mới giàu có, tường hòa trên toàn cõi Minh Châu.