Chương 119. Chiến sự tái khởi.

Phục Hưng

Chương 119. Chiến sự tái khởi.

Chương 119. Chiến sự tái khởi.

Tết đến xuân về, ai ai cũng vui mừng, binh lính Vạn Xuân cũng không ngoại lệ. Trở về Minh Châu nghỉ ngơi lấy lại sức không khác gì trốn thiên đường.

Những tháng ngày "ăn đói, mặc rách" như đã chìm vào dĩ vãng. Còn đâu những ngày bánh mì lạnh cứng chắc, cắn vào mà tưởng gãy răng, không rau củ khô thì rau củ muối, thịt khô cứng hơn đá, mang ra đập người, người cũng chết. Càng không còn nhưng đêm đông lạnh giá, tỉnh dậy mà cữ ngỡ như cả người đã đóng thành băng,….vân vân mây mây những nỗi khổ về mùa đông nơi đất Bắc đối với những người lính phương Nam này.

Giờ đây mỗi ngày cơm ngon rượu ngọt, rau củ hoa quả ê chề, đến không khí cũng mang vị ngọt của mứt. Mỹ nữ như mây, khéo miệng có khi cũng được đêm khó quên, còn không khéo thì có thể đi dịch vụ, nhiều cách. Những ngày nghỉ Tết, binh lính được thả lỏng cả về thể xã lẫn tinh thần.

Sau chuỗi ngày nghỉ dài, quân đội lại tập hợp, bắt đầu huấn luyện chuẩn bị cho các chiến dịch mới. Bắc chiến chưa kết thúc, chỉ khi Đại Minh đại loạn thì mục đích chuyến này mới thành. Một trận chiến giành lấy vài chục năm thời gian cho Vạn Xuân yên ổn phát triển, bằng mọi giá phải đánh, phải thắng.
….
Khác với không khí Tết an vui đầm ấm ở Vạn Xuân, Đại Minh lại là một khung cảnh hoàn toàn khác. Năm vừa rồi, cữ ngỡ sau bao năm chiến tranh, loạn lạc, thái bình thịnh thế đã đến thì không, thiên tử họ Chu mang quân đánh Đại Ngu, rồi hàng loạt biến cố bất ngờ ấp đến.

Đại quân Nam chinh thảm bại, mười phần không trốn về nổi 1 2, cùng với đám tàn binh chạy trốn về là lời đồn về việc quân Việt sẽ cất quân sang đánh trả thù, khắp vùng biên giới Quảng Tây, Vân Nam, dân chúng hoảng loạn trốn chạy, thảm kịch thành Ung Châu vẫn còn ghi rõ trong sách sử, mấy vạn oan hồn còn vất vưởng chưa tan.

Bẵng đi một vài tháng, biên quan vẫn an ổn, một bóng quân Việt đều không thấy, ngỡ như quân Việt tuy thắng nhưng khiếp sợ cái uy thiên triều, chịu khó thu mình, nhường nhịn mà giữ mối bang giao hòa hảo. Biên quân Đại Minh có đôi phần thả lỏng thì bỗng đâu người Vạn Xuân bất ngờ tập kích bằng đưởng biển, san bằng thành Hàng Châu, cả một vùng Chiết Giang chìm trong khói lửa, dân chết chết thương thương vô số, nạn dân hàng chục vạn, dắt díu nhau chạy về đô thành tìm kiếm sự trợ giúp. Vùng đất trù phú, trung tâm Giang Nam màu mỡ nay tàn phá bất kham, thành quách, làng mạc bị đốt phá, ruộng đồng bỏ hoang, nước ngập mênh mông, đê điều vỡ cả, trăm họ lầm than.

Sự trả thù như vậy đã hết ư, không không, còn quá sớm để nói như vậy. Theo chân hạm đội Vạn Xuân là hàng ngàn hàng vạn hải tặc vùng biển Bắc, chúng dã man tàn bạo, giết người không ghê tay. Chúng đi thuyền nhỏ, dọc đại vận hà mà cướp phá, không việc ác nào không làm, cướp bóc giết hiếp vô số, quan binh cử quân đi đánh mà không được, chỉ có thể bất lực quay về, dân chúng quanh vùng haorng sợ, gói ghém đồ đạc, dắt díu vợ con mà trốn vào các phủ thành, đợi qua cơn loạn lạc thì về quê cũ. Các thành thị quanh đại vận hà phải chịu một áp lực cực lớn về dân số, mức sống đi xuống, trị an rối loạn. Quả là đau đầu. Mãi cho đến khi thủy sư đóng ở Nam Kinh đến thì tình hình mới có đôi phần ổn định, dân chúng mới dám về quê cũ.

Đợt tập kích Chiết Giang của người Vạn Xuân không khác một cú tát thẳng mặt Minh đế Chu Đệ, hắn điên cuồng đập phá đồ đạc để phát tiết nỗi lòng, ra lệnh họp quân, thề tự thân xuất chinh, san bằng Nam man, có thế mới bảo vệ được cái uy thiên tử, mới rửa được mối nhục của thiên triều. Năm hết Tết đến mà binh lính, lương thảo các nơi ầm ầm điều động, quy tụ lại kinh thành, không khí mù mịt, nhân tâm bất an.

Nhưng cái tát ở Chiết Giang chưa phải tất cả, "đám tặc" Vạn Xuân đâu đã tha cho Chu Đệ. Chỉ một tháng sau từ ngày chúng rút chạy khỏi Hàng Châu, một cú tát trời giáng nữa giáng lên mặt Chu Đệ, lần này là ở phương Bắc.

Hạm đội Vạn Xuân tập kích Thiên Tân, nhanh chóng làm gỏi thủy sư Đại Minh ở đây. Trận chiến công chiếm Thiên Tân còn thảm thiết hơn Hàng Châu nhiều lần, hậu quả của nó là dân chúng Thiên Tân mười phần không còn một, tráng đinh gần như bị đồ sát cả, số còn lại kéo nhau về Bắc Bình, chết đói, chết rét trên đường càng vô số. Sau Thiên Tân, hơn chục vạn đại quân Bắc Bình cũng lên bàn thờ đếm số, lực lượng cơ động mạnh nhất của Đại Minh vùng Bắc Trực Lệ bị đánh tan, không còn ai có đủ sức cản bước tiến của người Vạn Xuân. Các thành trấn chỉ biết cố thủ chờ viện.

Viện binh đâu chưa tới, mùa đông đã về, quân Vạn Xuân chia ra đánh phá các nơi, dồn dân chúng về dưới thành Bắc Bình, gia tăng áp lực cho quân phòng thủ. Rõ ràng, chỉ với chục vạn đại quân, người Vạn Xuân khó lòng mà cường công thành Bắc Bình kiên cố được, chưa kể các thành trấn, châu phủ xung quanh chưa bị đánh hạ, còn là thiên hạ của người Minh, chưa kể trường thành còn có hàng chục vạn quân đóng giữ, sẵn sàng tập kích sau lưng quân Vạn Xuân bất kỳ lúc nào. Chúng chưa hội quân tiến đánh là do không thể bỏ bê phòng thủ trường thành, khó lòng lấy ra một lực lượng cơ động lớn ngay được…vấn đề ở đây là thời gian, nếu đủ thời gian chẳng mấy chốc người Minh sẽ gom được hàng chục vạn quân, lúc đó thì quân Vạn Xuân tới số.

Ý đồ của người Minh há có thể qua mắt được tướng lĩnh Vạn Xuân, vây công Bắc Bình cũng chỉ là đòn nghi binh mà thôi, hai vạn kỵ binh Vạn Xuân sớm đã biến mất giữa trời tuyết mênh mông rồi bất ngờ đánh một đòn khiến quân Minh không kịp trở tay. Diệt viện quân Hà Gian, đóng giả bại binh mà trá thành, phối hợp với Bắc Nguyên cướp lấy Cư Dung quan, cánh cửa dẫn vào Trung Nguyên được mở rộng, không gì có thể ngăn cản người Nguyên điều quân quy mô lớn vào lãnh thổ Đại Minh được nữa. Hệ thống trường thành quy mô thành phế thải.

Dẫn người Bắc Nguyên vào mới là mục đích thực sự của Vạn Xuân. Rõ ràng, tác chiến trên đất Đại Minh, chỉ với chục vạn quân Vạn Xuân là chưa đủ, họ cần một đồng minh mạnh mẽ, người đó không ai khác ngoài Bắc Nguyên. Không ai thích hợp làm đồng minh với Vạn Xuân hơn Bắc Nguyên được. Người Nữ Chân cũng không thể, nếu như thời đại Nỗ Nhĩ Cáp Xích, người Nữ Chân vươn lên mạnh mẽ thì may ra nhưng lúc này, sau khi Kim diệt, thế lực của người Nữ Chân hết sức nhỏ yếu, chưa thể khôi phục lại.

Người Mông Cổ bị đánh bật ra khỏi Trung Nguyên nhưng lạc đà gầy còn hơn ngựa, hậu duệ Thành Cát Tư Hãn lại không phải hạng phế vật, sức mạnh vẫn đủ khiến Đại Minh e sợ, nhiều lần phải xuất quân chinh phạt, đẩy họ về sâu trong thảo nguyên. Hơn chục năm làm ăn buôn bán, viện trợ vũ khí, lương thảo, người Nguyên đã mạnh nay càng mạnh hơn, các bộ tộc đã có sự đoàn kết nhất định, tộc Ngõa Lạt cũng quy thuận Đại hãn Bắc Nguyên, sức mạnh Bắc Nguyên càng ngày càng lớn mạnh. Chỉ cần vượt qua trường thành, họ đủ sức khiến Đại Minh phải đau khổ. Và người Vạn Xuân đã giúp họ mở cánh cổng đó.

Bắc Nguyên vào quan, nhiệm vụ của quân Vạn Xuân hoàn thành viên mãn, lập tức rút lui về phương Nam tránh rét, đợi ngày xuân ấm áp trở lại. Lãnh thổ Đại Minh phương Bắc không phải thứ họ muốn chiếm giữ, người Vạn Xuân khẳng khái tặng cho Bắc Nguyên dưới ánh mắt ngỡ ngàng, ngơ ngác của đại hãn cũng như chúng quý tộc.

Trời đông rét mướt, quân Minh từ phương Nam hay các vùng khác muốn đến cũng không được, là một khoảng thời gian giảm sóc tuyệt vời để Vạn Xuân chỉnh quân cũng như để Bắc Nguyên tập trung thêm lực lượng. Suốt những tháng mùa đông, hàng chục, hàng trăm bộ tộc lớn nhỏ người Mông Cổ theo lệnh Đại Hãn tràn vào Trung Nguyên, hòng khôi phục vinh quang của đế chế, cũng như giành lấy vàng bạc, lương thực, đất đai, sống cuộc sống vương giả khi xưa.

Người Bắc Nguyên càng tới nhiều, áp lực lên Đại Minh sẽ càng lớn. Trận quyết chiến đầu xuân càng khốc liệt, nội lực Đại Minh kể cả thắng cũng tiêu hao nghiêm trọng, đó là điều mà Vạn Xuân muốn thấy…nhưng liệu người Minh có thể thắng?
………..
Bờ Nam Trường Giang, cạnh thành Nam Kinh, suốt hàng chục dặm đều là lều trại, binh lính qua lại tấp lập, khói đen tận trời, các lò rèn bất kể ngày đêm rèn đúc vũ khí, tráng đinh bị triệu mộ đến càng đông không kể xiết.
Nguồn lực của cả Đại Minh đang dồn về thành Nam Kinh, binh lính tinh nhuệ các vùng đang được triệu tập, các tướng lĩnh cốt cát được gọi về kinh đô. Với hàng chục vạn quân như vậy, áp lực hậu cần là vô cùng lớn, cùng với đó là việc thiếu đi quân phòng thủ ở các địa phương, lúc này, kẻ nào làm loạn sẽ dễ dàng chiếm cả vùng.

Biết các hoàng huynh, hoàng đệ, hoàng thúc của mình không phải hạng hiền lành, ngay từ sớm, Chu Đệ đã lệnh cho Cẩm Y vệ theo dõi chặt chẽ, chỉ cần có một chút dấu hiệu là lập tức phá cửa, xét nhà, bắt lại cả. Kẻ nào cả gan làm loạn, kéo quân chiếm đất thì với lực lượng quân đội hùng mạnh đang nắm trong tay, Chu Đệ cũng dễ dàng làm gỏi chúng. Trước mắt, mấy kẻ có mưu tạo phản không đáng lo, kẻ nguy hiểm nhất là người Nguyên ở phương Bắc cùng người Việt phương Nam, không diệt được 2 thế lực này, Đại Minh khó lòng yên ổn. Đặc biệt, người Nguyên đã vào được trong quan.

Từ thời còn là Yên vương đến khi lên ngôi xưng đế, Chu Đệ đã giao chiến không biết bao lần với đám du mục rồi, sức mạnh, sự nguy hiểm của chúng là không cần phải bàn cãi. Biết tin chúng nhập quan, Chu Đệ không màng khí hậu rét buốt, không màng mối nhục phương Nam mà họp quân, gấp rút tiến lên phía Bắc bình định người Nguyên.

Người Nguyên trong quan lâu ngày nào, tai họa ngày đấy. Tin tức Cẩm Y vệ truyền về, lũ này chục năm nay càng ngày càng mạnh, các kế ly gián đều không thành. Vốn tưởng bình Nam xong là có thể cần quân lên dẹp Bắc, kinh đô hắn cũng đang cho xây dựng ở Bắc Bình rồi. Ai ngờ….