Chương 120. Nguyên – Minh quyết chiến.

Phục Hưng

Chương 120. Nguyên – Minh quyết chiến.

Chương 120. Nguyên – Minh quyết chiến.


Than trời trách đất cũng không giúp tình hình khá hơn, Chu Đệ dù lòng như lửa đốt nhưng không thể xuất quân ngay, phải chờ binh lính đến đông đủ, vũ khí chỉnh tề, lương thảo đúng chỗ rồi mới tiến lên phương Bắc. Là tướng cầm quân mấy chục năm, hắn thừa hiểu nóng vội không ăn được đậu hũ nóng, trang bị sơ sài, hành quân gấp gáp, chỉ khiến mấy chục vạn binh lính của hắn nạp mạng cho người Nguyên mà thôi.

Cần một tháng nữa thôi, quân đông lương đủ, lúc đấy, hắn sẽ dạy cho bọn mọi Nguyên một bài học, sau đó đến lũ Nam man, rồi cuối cùng là các vị thân thích. Bất kỳ kẻ nào tác oai tác quái, mơ ước lãnh thổ, ngai vàng của hắn đều phải trả một cái giá đắt. Bất kể người đó là ai.

Trong khoảng thời gian chờ quân các nơi hội họp, Đại Minh cũng không ngồi yên. Chưa kể đến các công xưởng ngày đêm rèn đúc vũ khí thì cả chục vạn dân phu quanh Nam Kinh đã sớm bị triệu tập, không có Tết gì cả, họ phải lên đường ngay lập tức. Bất chấp mưa đông giá rét mà vận chuyển một phần lương thảo, vật tư lên phương Bắc, sửa sang đường chuẩn bị cho đại quân.

Dù lương thực, vũ khí chủ yếu được vận bằng đường thủy nhưng đường bộ cũng không bị bỏ qua, dọc theo tuyến Đại vận hà, ngày đêm đều thấy dân phu xây dựng. Lao động quần quật, cực khổ, thời tiết giá lạnh, số bị chết và tổn thương do giá rét không ít. Chưa đánh trận, quân Minh cũng đã tổn thất kha khá rồi. Nhưng đó chỉ là chín trâu mất 1 sợi lông, không đáng kể chút nào đối với một nước đất rộng, người đông như Đại Minh.

……………..

Thời gian thấm thoát như thoi đưa, chẳng bao lâu mùa xuân đã tới cửa, khí lạnh từ từ lui về xa nơi phương Bắc. Mùa xuân, vạn vật sinh sôi nảy nở, cỏ non mọc khắp đại địa, một mùa thích hợp để chăn thả, cày cấy, là thời gian các bộ tộc du mục lùa đàn gia súc lớn của mình đi đến các đồng cỏ xa xôi, hưởng dụng cỏ non mỹ vị, vỗ béo chúng sau những tháng ngày mùa đông lạnh giá đằng đẵng. Mùa xuân, nông dân các nơi như Đại Minh, Đại Việt cũng bắt tay vào chuẩn bị cho vụ mới, đất đai đã nghỉ ngơi đủ suốt mùa đông, sẽ tiếp tục giúp dân chúng ươm mầm, nuôi dưỡng lương thực cho cả năm sau.

Mùa xuân đẹp là thế, bộn bề là thế nhưng năm nay, mùa xuân trên đất Minh nó khác lắm. Đồng ruộng đa phần đều là phụ nữ, người già, tráng đinh thiếu đi một mảng lớn, ai đấy sắc mặt sầu bi, không có sự đời chờ một năm mới ấm no gì cả.

"Mẫu thân, không biết bao giờ trượng phu của con mới về." một thiếu phụ thở dài.

"Nhanh thôi, đuổi được mọi Hung là trở về. Con đừng lo lắng, mọi chuyện sẽ ổn thôi." Người phụ nữ trung niên an ủi nói, tay không dời khỏi cuốc. Nói an ủi thế thôi chứ bà ta cũng lo lắng, không biết tương lai ra sao. Trượng phu của bà đã chết trong loạn Tĩnh Nan, con trai cả Nam chinh cũng chưa về, cửu tử nhất sinh, nay đến con thứ,….haizzz. Gia đình vốn tráng đinh đông đúc nay chẳng còn mấy người, đa phần đều là người già, phụ nữ và trẻ nhỏ. Hai đứa con trai út còn chưa đến tuổi trưởng thành nên mới được ở nhà, nếu không, khéo cũng phải theo anh đi cả, than thay.

Cảnh này diễn ra trên khắp các châu, phủ Đại Minh, khi Minh đế Chu Đệ ra lệnh triệu tập một đội quân cực lớn dễ đến hàng chục vạn, cùng một số lượng dân phu khổng lồ, lương thực, vũ khí càng không kể siết, như muốn vắt kiệt Đại Minh. Phải nhớ đây là thời đại nông nghiệp, không phải công nghiệp, để trang bị nuôi dưỡng cho một đội quân lớn, dân phu đông đảo như thế, ngoài đế quốc Đại Minh, trên thế giời này khó có nơi nào làm được. Ít nhất Vạn Xuân không làm được, vét hết tráng đinh đi lính cũng không hội đủ trăm vạn quân, chưa kể phu. Mà quân đông như thế, muốn nuôi, muốn điều động cũng khó, Vạn Xuân nếu dám họp quân trăm vạn, chẳng đợi giặc đánh, đôi ba năm đất nước cũng tự sụp, nền kinh tế vỡ nát. Không phải khi nào, quân đông cũng tốt. Không phải tự nhiên các cụ nói, quân quý hồ tinh không quý hồ đa.
Người Minh sầu khổ nhưng người Nguyên lại vui tươi, cùng với quân và dân du mục đến là đàn gia súc khổng lồ của họ, số lượng khổng lồ như phủ kín mặt đất, người đi đến đâu, cỏ không mọc được….vì bị ngựa,dê, bò gặm hết. Mảnh đất trong trường thành này tuy không nhiều đồng cỏ mênh mang nhưng sản vật phong phú, dê bò cũng không ngại ăn các loại lá khác ngoài cỏ…..Muốn đồng cỏ rộng, đuổi dân Minh đi, phá thành, phá quách là được mà, khi xưa Thành Cát Tư Hãn cũng đã từng làm, hiệu quả không tệ.

Dân du mục với lối sống và tập quán của mình, toàn dân đều có thể là lính, đã vậy áp lực hậu cần lại không lớn, họ có thể ăn thịt khô, pho mát suốt được, dê bò cừu đi cũng nhanh, theo kịp đại quân. Muốn huy động số quân lớn trong thời gian ngắn, họ có lợi thế hơn dân định cư rất nhiều. Đại hãn Bắc Nguyên chính vì vậy mới có thể huy động hơn chục vạn quân nhanh chóng, hành quân thần tốc, lọt vào Trung Nguyên ngay lập tức.

…………….

Đại Minh hành động, hơn sáu chục vạn đại quân tiến lên phương Bắc, trong đó 15 vạn là cấm quân tinh nhuệ kinh thành, xuất chinh hộ giá Minh đế Chu Đệ. Cùng với sáu chục vạn đại quân là gần trăm vạn dân phu, phân bố dọc Đại vận hà, làm công tác sửa đường, hậu cần, tiếp ứng cho đại quân và khi cần thiết, số tráng đinh này cũng sẽ phải cầm vũ khí lên mà chiến đấu. Nhưng thú thực, đối mặt kỵ binh Mông Cổ, quân chính quy chuyên nghiệp còn chưa ăn ai chứ nói chi nông dân mới cầm vũ khí, khó vô cùng.

Lương thực, vũ khí, trang bị của quân Minh được các hạm đội thủy sư vận chuyển theo Đại Vận hà, dùng thuyền thì trở được nhiều và nhanh hơn dân phu. Băng đã tan, đường sông lên tận phương Bắc thông thoáng, người Nguyên lại không thạo thủy binh, đi Đại vận hà nhìn chung là an toàn. Đám Oa khấu sớm đã bị thủy sư dọa chạy, không gì phải lo.

Hạm đội Vạn Xuân thì mạnh đấy nhưng đối mặt trên sông hẹp với thuyền chiến Đại Minh chưa biết ai ăn ai đâu. Chỉ cần có hạm đội lạ xuất hiện, thám báo sẽ truyền tin về ngay lập tức, Cẩm Y vệ phối hợp tuần tra, quân Minh sẽ không còn bị động như trước nữa.

Quân Minh vừa động, quân các nơi cũng lập tức, người Nguyên bung lụa, ra sức càn quét các thành trấn, dạo gần đây họ lương thiện trở lại, hiếm khi đồ thành nhưng đuổi hết người dân đi về các thành lớn, để người Minh tự cứu nhau. Chỉ có đôi ba làng mạc là may ra thoát nạn, người Nguyên thích ăn thịt nhưng cũng không chán mì, phở, gạo, bột mì họ không chê, vẫn cần cho ít nông dân ở lại cày cấy cung phụng họ.

Thành Thiên Tân nhộn nhịp trở lại, các thuyền lớn của Vạn Xuân ra vào liên tục, mang tới thuốc súng cùng binh khí cho người Nguyên. Với sự giúp đỡ nhiệt tình như vậy, người Nguyên càng không dễ ăn.

Quân Minh hàng quân thần tốc nhưng phải tháng trời mới lên được phương Bắc, trận chiến lớn giữa hai thế lực chuẩn bị diễn ra. Liệu người Nguyên có làm một trận quy ước quy mô lớn với Đại Minh hay không? Quân số họ cũng đến hơn chục vạn, lại chủ yếu là kỵ binh, cơ động miễn chê.

Nhưng quân Minh không kém, lính hỏa thương vô số, pháo cũng không ít, có cả nghìn khẩu. Binh lính đều thuộc hạng tinh nhuệ gan dạ, đặc biệt đám cấm vệ quân, liều chết không sợ. Món này mà sắp trận, kỵ binh Bắc Nguyên muốn đột phá thật không đơn giản.
……………

Mùa Xuân chẳng mấy chốc qua đi, mùa hè đã tới, bình nguyên Hoa Bắc màu hè có đôi phần mát mẻ hơn đất phương Nam nhưng cũng không mát đến đâu, nắng vẫn gắt vẫn nóng như thường. Binh lính cởi đi lớp áo bông, áo da dày, mặc vào áo vải mỏng mát, đỡ phần cồng kềnh hơn.

Lúc này trên một bình nguyên rộng lớn, chỉ thấy suốt hàng chục dặm đều là các khối bộ binh Đại Minh. Quân lính đứng trong quân trận lớn, tay nắm chặt vũ khí, xa xa kỵ binh qua lại, bụi bay mù mịt. Tinh kỳ phấp phới trong gió. Từ trên cao nhìn xuống mới cảm nhận hết được độ hoành tráng của khing cảnh này.

Sắc đỏ từ áo, chiến giáp lính Đại Minh phủ kín đại địa, chục dặm đường đâu đâu cũng thấy người người. Nắng sớm hạ xuống chiến đao, toát ra những ánh sáng sắc lạnh. Quân binh ai đấy thần sắn nghiêm nghị, mắt đăm đăm nhìn phía xa, chờ đợi người Nguyên đến.

Trên đài cao giữa trận, Chu Đệ ngồi đó, nhìn xuống hàng chục vạn binh lính của mình, hào tình vạn trượng. Có đội quân này trong tay, vị thế bá chủ của hắn mới được bảo vệ. Đây là sức mạnh, sự tự tin của hắn, thứ vũ khí giúp hắn đánh bại mọi kẻ thù mà ngồi vào ngôi cửu ngũ chí tôn.

Xung quanh đài cao là hàng vạn cấm vệ quân đứng gác, họ là những binh lính tinh nhuệ nhất Đại Minh, sẵn sàng lao vào dầu sôi biển lửa khi có lệnh của Chu Đệ. Có họ ở đây, dù bất kỳ tình huống nào xảy ra, Chu Đệ đều có thể toàn thân mà lui. Thời này, vua chúa Đại Minh còn bá lắm, chưa phế như thời mạt, bị 2 vạn quân Mông Cổ quây ở Thổ Mộc Bảo, 50 vạn quân nói tan là tan, vua còn bị bắt, bao nhục.
……..
Không để người Minh đợi lâu "Ầm ầm ầm" mặt đất rung động như muốn nứt ra, từ phía xa, bụi đất bay lên mù mịt, cao đến cả dặm. Cả một vùng trời chìm trong bụi cát. Địch quân chưa đến nhưng khí thế đầy đủ, lời chào nhẹ này của người Nguyên khiến cho binh lính Đại Minh dũng cảm nhất cũng phải nuốt nước bọt. Chu Đệ đứng bật dậy, dõi mắt về phương xa.

Mặt đất ngày càng rung lắc, tiếng ầm ầm ngày càng gần, binh lính Đại Minh bất giác nắm chặt lấy vũ khí. Những tên bách phu trưởng đầu trận nắm chặt chuôi đao, mồ hôi từng giọt từng giọt rơi xuống.

Xa xa ngoài kia, những bóng đen đầu tiên xuất hiện, gần, càng gần, chúng lao nhanh về phía trận hình quân Minh………..