Chương 125. Phục kích.

Phục Hưng

Chương 125. Phục kích.

Chương 125. Phục kích.

Hai bên người truy ta đuổi cả tiếng đồng hồ, dưới khoang thuyền, dân binh Vạn Xuân hay nô lệ, dân phu Đại Minh đều mệt mỏi, cánh tay tê dại, lòng bàn tay bong tróc cả. Cuộc truy đuổi vô tận này đến bao giờ mới kết thúc đây.

Đến một khúc ngoặt sông, địa hình hiểm trở, hai bên là núi đá cao, giữa dòng còn có một bãi đất bồi, thuyền đi không cẩn thận rất dễ bị mắc cạn. Quân Vạn Xuân nhanh chóng vượt qua, chạy mãi đằng trước, người Minh thấy vậy, buộc lòng dàn mỏng đội hình đuổi theo.

"ẦM ẦM ẦM ẦM" đúng lúc đó, bỗng pháo nổ liên hồi, trời đất rung chuyển. Hai bên núi đá, không biết tự bao giờ đã đứng đầy quân Vạn Xuân. Giữa bãi đất bồi cũng xuất hiện một lượng lớn súng pháo, điên cuồng nã đạn.

"NGUY RỒI! CÓ PHỤC KÍCH" đô đốc thủy sư Đại Minh bật dậy, sắc mặt hoảng sợ.

"Chia làm hai, một bên đi tiếp. một đội lùi về sau. Bảo toàn lực lượng." hắn nhanh chóng ra lệnh, hòng tìm đường đột phá.

Hàng trăm chiến thuyền Đại Minh khựng lại, từ từ điều chỉnh phương hướng, muốn lùi về sau. Xung quanh pháo nổ không ngừng. Pháo đặt trên đất bằng bắn chuẩn hơn trên thuyền nhiều lần, các pháo thủ dày dặn kinh nghiệm của Vạn Xuân sau vài ba đợt thử pháo, dễ dàng tìm được góc bắn thích hợp, nhằm thẳng chiến thuyền Đại Minh mà trút đạn.

Pháo vang không ngừng, ầm ầm như sấm dậy, cùng với đó là một trời mưa đá, lao giáo. Những máy bắn đá, sàng nỏ tưởng chừng bị quân Vạn Xuân bỏ qua từ lâu nay bỗng xuất hiện, góp sức vào cuộc phục kích quân Minh.

Máy bắn đá bắn không được xa như pháo nhưng sát thương thì khỏi bàn, một viên đá lớn từ trời cao rơi xuống, thuyền Minh không chết cũng tàn, sàn thuyền dễ dàng bị đục tung lên, sập xuống dưới, giết chết đốc quản cùng nô lệ chèo thuyền bên dưới.

Lính Minh trên boong tàu thì thảm hơn nữa, hết pháo lại đến đá, rồi lao, giáo, tên đạn. Hàng tỉ thứ vũ khí tầm xa ập xuống đầu chúng, tử thương vô số. Những tên bị đá đập trúng là thảm nhất, viên đá to đập nát tấm thân xác thịt bình phàm, nát nhừ như cám, máu tươi róc rách chảy ra từ đống thịt. Thảm, thảm không nỡ nhìn.

Quân Minh chia là hai đường mà chạy được ư? Từ hai phía đó, hàng trăm hàng ngàn chiến thuyền Vạn Xuân từ đâu ùa ra chặn đánh, quyết không cho một hạm chạy thoát. Các hạm thuyền Vạn Xuân với pháo mạnh, nã điên cuồng lên thuyền chiến Đại Minh. Pháo bắn không ngừng như không tiếc tiền, cốt sao diệt được thuyền giặc.

Cùng với pháo hạm là cả trăm quy thuyền lớn nhỏ, gia tốc lao thẳng vào hạm đội Đại Minh. Quyết một trận sống mái, trả thù cho đồng đội hy sinh khhi dụ địch. Hạm đội thủy sư Đại Minh quả là tiến thoái lưỡng nan, đi không được, lùi cũng không xong.

Trận chiến đánh từ sáng tới tối mịt mới kết thúc. Trước sự phối hợp tấn công điên cuồng của Vạn Xuân, cả trên thủy lẫn trên bộ, cái đầu cao ngạo của thủy sư Đại Minh phải cúi xuống, cờ hàng được dâng lên, đánh dấu sự thất bại của hạm đội Nam Kinh. Hạm đội có nhiệm vụ bảo vệ kinh thành cũng như hộ tống đoàn thuyền lương khổng lồ của Đại Minh.

Chiến hậu, quân Vạn Xuân dù thắng nhưng tổn thất cũng không ít, hàng ngàn bính lính cùng dân binh hy sinh cùng với đó là hàng ngàn, hàng vạn người bị thương, thuyền chiến cũng hỏng đến hơn trăm chiếc. Quả là một tổn thất thảm trọng từ ngày thành lập đến nay.

Phía quân Minh thì càng thảm hại, hàng chục chiến thuyền còn đang cháy hừng hực giữa sông, ánh lửa quá lớn, chiếu sáng cả một vùng. Số bị đánh đắm càng nhiều, dễ đến phải đôi ba trăm chiếc, số còn lại, một là mất khả năng di chuyển, hai là thương tích đầy mình. Một trận chiến, diệt luôn phiên hiệu đệ nhất thủy sư Đại Minh – hạm đội Nam Kinh.

Số lính, dân phu, nô lệ Đại Minh chết trong trận chiến càng không biết bao nhiêu mà kể. Không biết bao nhiêu người chìm xuống đáy sông, mãi mãi không thể nổi lên. Bị giết, bị chết cháy càng vô số. Cái mùi thịt người nướng tởm lợm còn thoang thoảng khắp một vùng sông nước. Hai ngày sau trận chiến, phía hạ nguồn, dân chúng hoảng hồn khi thấy khắp mặt sông đều là xác người chết, phải đến hàng vạn, nổi trương phềnh lên, từng đàn cá còn bơi qua lại rỉa xác một cách vui sướng. Màu nước sông cũng có cảm giác trở lên khác lạ.

Người chết trôi quá nhiều, dân chúng hạ nguồn sợ thành bệnh dịch mà vớt lên chôn cất vào những ngôi mộ tập thể nhưng xác nhiều quá, vớt mãi không hết, tử thi cũng bắt đầu thối rữa, rất kinh khủng. Phải kẻ gan dạ lắm mới dám lại gần kéo đi.

Từ đó đến hơn trăm năm về sau, dân chúng hạ nguồn Trường Giang không ăn cua cá bắt từ sông nữa. Hai bên bờ, hàng chục đền miếu được xây dựng thờ cúng những người đã khuất, hương khói rất thịnh, nghe nói cũng rất là linh thiêng. Sau này khi quân Vạn Xuân kiểm soát được vùng cũng không bắt phá dỡ, trái lại xây thêm vài đền tưởng niệm nguy nga tráng lệ hơn nữa. Trong số những cái xác trôi sống năm nào, có không ít là cha anh, là đồng đội của họ.

Cuộc phục kích chiến diễn ra một cách rất thành công, hạm đội lớn cuối cùng của Đại Minh bị đánh tan, giờ đây, dù thuyền bè tàu chiến của quân Minh còn nhiều nhưng cũng không tạo thành ảnh hưởng được, không thể uy hiếp đến hạm đội Vạn Xuân. Tạo thuyền thì dễ nhưng để đào tạo được một thủy binh đủ tư cách là cả một quá trình, số lính thủy Đại Minh chết trong tất cả cuộc chiến dễ đến chục vạn, gần như vắt kiệt số lượng thủy binh tinh nhuệ hiện có của Đại Minh, lính thủy còn lại ở các châu phủ không đáng kể.

Để có một cuộc phục kích quy mô lớn như vậy, quân Vạn Xuân đã chuẩn bị rất kỹ càng. Dồn quân đánh nghi binh Sơn Đông, thu hút sự chú ý của thám tử Đại Minh, Cẩm y vệ mắc mưu, dồn quá nhiều sự chú ý đến Sơn Đông mà lơ là đi vùng sông nước Trường Giang này. Quân Vạn Xuân cũng huy động cả 3 hạm đội lớn, 1 hạm đội đánh nghi binh, 2 hạm đội phục kích, cùng một số lượng lớn pháo binh, cung thủ hỗ trợ. Nếu quân Minh tinh ý hơn thì ở chiến trường Sơn Đông, pháo của Vạn Xuân ít hơn hẳn, đánh đấm đa phần đều là kỵ binh cùng bộ binh. Đến khi quân Minh phát hiện ra điều bất thường thì cũng đã quá muộn rồi. Mục đích của Vạn Xuân đã đạt được.

Sau sự sụp đổ của hạm đội Nam Kinh, số phận đoàn tải lương khổng lồ của Đại Minh cũng không khó đoán, toàn bộ trở thành tù binh của người Vạn Xuân. Thử tưởng tượng, những chiếc thuyền lương khổng lồ, đa phần đều là dân phu, lao dịch, lính chiến ít, pháo cũng không bị hàng trăm hàng nghìn thuyền chiến giặc vây quanh, đánh đấm kiểu gì? Đánh cũng không thắng nổi, chạy cũng không xong, người Minh buộc lòng phải hàng.

Số lương thực vũ khí này đủ cho hơn 50 vạn quân Minh dùng trong 3 tháng, nay bị đứt gãy, không biết Chu Đệ lấy ở đâu để bù vào. Mấy chục vạn đại quân chinh chiến nươi phương Bắc, áp lực hậu cần là rất lớn, nếu không được bổ sung bị thời, không cần người Mông Cổ đánh cũng tự tan. Chưa kể để, người Mông Cổ như được ăn thuộc kích thích, chiến đấu điên cuồng. 3 ngày một trận nhỏ, 5 lần mộ trận lớn, tập kích càng vô số, quân Minh tổn thất thảm trọng, mệt mỏi vô cùng, buộc lòng phải xây dựng những cứ điểm quy mô lớn để chống lại. Lúc này, từ Chu Đệ cùng chúng tướng sĩ đều ngày đêm mong mỏi đồ tiếp viện đến để khao thưởng, nâng cao tinh thần chiến đấu của binh sĩ cũng như bổ sung vật tư tiêu hao trong những trận chiến. Tiếc thay, Chu Đệ chờ hoài, chờ mãi mà không có.

"CẤP BÁO!!!!" một lính truyền tin Đại Minh phi ngựa điên cuồng bất chấp mũi ngựa phì ra máu sau mỗi hơi thở. Tên lính người đầy bụi bặm, mặt mũi bờ phờ không khá hơn con ngựa hắn cưỡi là bao.

"CẤP BÁO TÁM TRĂM DẶM!" Y vừa phi vừa hét lớn, binh lính vội vã mở cửa trại cho hắn tiền vào.

Ngựa không dừng vó, chạy một mạch thêm mấy dặm nữa mới tới nơi. Đến nơi, ngựa vừa dừng cũng gục xuống đất, tắc thở vì mệt. Tên lính truyền tin cho cấm vệ đứng gác rồi cũng ngất đi, để ý kỹ mới thấy, hai bên đùi hắn, máu me nhầy nhựa. Cưỡi ngựa nhanh trong một khoảng thời gian dài, không nói đến ngựa, người cũng chịu không nổi.

Cấm vệ truyền mật thư vào không lâu, trong kều trại vang lên những tiếng chửi rủa, đập phá đồ đạc, Minh đế Chu Đệ đang phát cuồng bên trong. Dù không biết trong tin viết gì nhưng binh lính, cấm vệ xung quanh cũng biết có chuyện chẳng lạnh, ai đấy thần sắc lo lắng, bất an.

"Triệu các vị tướng quân, đại thần lại đây bàn chuyện." Chu Đệ mệt mỏi ra lệnh.

"Rõ!" cấm vệ lập tức chia nhau ra chạy kiếm người, một giây không giám chậm chễ. Chu Đệ đang bực, vớ vẩn lại mất đầu như chơi.