Chương 126. Minh – Nguyên quyết chiến.

Phục Hưng

Chương 126. Minh – Nguyên quyết chiến.

Chương 126. Minh – Nguyên quyết chiến.


Cùng lúc đó, sau chiến thắng lớn trên sông Trường Giang, đại quân Vạn Xuân ngược dòng tiến lên, áp sát Nam Kinh. Chục vạn đại quân cùng hàng nghìn chiến thuyền đậu kín mặt sông, thanh thế to lớn mà rầm rộ.

Đến Nam Kinh, quân Vạn Xuân lập tức chào hỏi, chiến thuyền ngày đêm thay phiên nã pháo vào thành. Nam Kinh vốn được xây dựng để chống lại pháo oanh tạc nên Vạn Xuân có đổ bao nhiêu pháo xuống cũng chẳng hề xi nhê, quân dân trong thành có thể ngay lập tức tu bổ. Cửa thành Nam Kinh còn xây tận mấy lớp ủng thành, muốn công vào được khó như lên trời, người Nhật trong thế chiến 2 có tấn công Nam Kinh cũng không công trực tiếp vào cổng thành, nó thực sự quá khó để đột phá, dùng hàng tấn thuôc nổ cũng không thể (Search gg để xem cổng thành, công sự Nam Kinh).

Là kinh thành, trung tâm của đế quốc Đại Minh, thành Nam Kinh được xây dựng hết sức vững chắc, dễ thủ khó công, một mặt lại có Trường Giang che trở. Nếu quân Vạn Xuân không dùng kế mà diệt hạm đội Nam Kinh, muốn lại gần để pháo kích cũng khó hơn lên trời.

Dẫu có pháo kích ngày đêm, Nam Kinh cũng không sụp được. Mười vạn đại quân vây thành, chỉ vây chứ muốn công vào thì mười thành cũng chẳng còn đến 1 2, mất nhiều hơn được. Vây đến khi Nam Kinh đạn tận, lương tuyệt cũng không biết tới tháng năm nào.

Người Vạn Xuân chỉ muốn tạo áp lực, buộc Chu Đệ rút quân từ phương Bắc về mà thôi. Thiết kỵ Vạn Xuân được thả ra, đánh cướp khắp vùng Nam Trực Lệ này. Kinh đô và vùng lân cận xưa nay vốn là trốn phồn hoa, dân chúng giàu có mà đông đúc, vàng bạc, đá quý, lụa là không thiếu gì cả, người Vạn Xuân cứ thỏa sức mà cướp phá. Hải tặc Đông Doanh được mời tới, các phường lục lâm hảo hán cũng theo sau, số này vốn không mặn mà gì với triều đình, có cơ hội cướp, họ cũng không ngại. Nam Trực Lệ đại loạn.

Các vùng xung quanh nếu muốn ứng cứu thì sẽ rất nhanh có thể triệu tập quân đội đến nhưng lạ thay, xung quanh đều yên ắng, không ai có ý định động binh. Lý do cũng đầy đủ, Minh đế Chu Đệ đã lấy hết quân tinh nhuệ đi rồi, số còn lại là tân binh, ít ỏi, thiếu kinh nghiệm, chỉ vừa đủ thủ, nếu tiến công tặc binh chín thành sẽ thất bại. Bởi không muốn hy sinh tính mạng binh lính một cách vô ích nên án binh bất động, chờ đại quân của hoàng đế trở về rồi phối hợp.

Cứ vậy, quân Vạn Xuân đóng ở ngoài thành, ngày đêm cướp phá, pháo kích. Dân chúng quan lại trong thành có tường cao hào sâu bảo vệ nhưng cũng khổ không tả nổi. Lương thực thì có đấy nhưng các loại đồ ăn bắt đầu xuất hiện thiếu hụt, đầu tiên là thịt cá, rau dưa của nhà quyền quý, thứ đến là muối, tương của bình dân.

Bị tấn công 2 mặt, Chu Đệ tiến thoái lưỡng nan, mặt Bắc thì quân Nguyên quấy phá không ngừng, vô cũng giảo hoạt, bao kế bao sách đều không thu phục nổi, mặt Nam đám tặc Vạn Xuân cả gan vây hãm kinh thành, quân các vùng lại lực bất tòng tâm, không thể ứng cứu. Trong ngoài đâu đâu cũng thấy phản loạn, các phường lục lâm thảo khấu thừa cơ cướp phá, dân chúng lầm than. Chu Đệ muốn quyết 1 trận tử chiến với người Nguyên để rút về phương Nam trấn áp phản tặc nhưng cũng không thể, nhịp độ trận chiến là do người Nguyên quyết, chúng muốn đánh thì đánh, không đánh thì rút, vô cùng cơ động, quân Minh khó lòng mà đuổi theo, càng chưa nói đuổi người Nguyên ra khỏi trường thành.

Sau hơn tháng trời giằng co, đạn tận, lương tuyệt, đoàn thuyền lương đã bị đánh chặn, nếu tiếp tục ở lại đất Bắc, mấy chục vạn đại quân chỉ có nước đào rễ cây mà ăn thôi, các châu quận quanh vùng đều bị người Nguyên cướp phá, nghèo đói không thể cung cấp đủ lương ăn cho mấy chục vạn người, quân Minh buộc lòng phải lui về phía Nam ổn định lại. Nơi đó rối loạn nhưng ít nhất lương thảo dư giả, có tiền, có lương, quân tâm không mất, có quân có tướng sợ gì không bình được thiên hạ.

Trải qua nhiều ngày bàn bạc, Chu Đệ cùng đám tướng lĩnh quyết định lùi về phương Nam, tạm tha cho quân Nguyên ít ngày. Các châu huyện cũng được lệnh liều chết mà thủ, cấm hàng giặc, nếu không chu di cửu tộc. Những thành, trấn này sẽ tạm thời cản bước tiến của người Nguyên ít lâu, đợi khi hậu phương phía Nam ổn định, quân Minh sẽ quay lại quyết chiến. Thương thay cho dân đất Yên, đất phong cũ của Chu Đệ, ngày đêm mong nhớ thiên tử cứu giúp nay bị bỏ mặc, từ dân cho đến quý tộc đều hết sức bất mãn, những nhà quyền quý bắt đầu thu gom đồ đạc, chuẩn bị bỏ chạy, thành cao hào sâu thật đấy nhưng khó lòng mà cản được người Nguyên, hùng thành Trương Dương khi xưa còn phải sụp đổ dưới chân thiết kỵ Mông Cổ, dăm ba cái thành trân này bỏ bèn gì. Bắc Trực Lệ đại loạn.

Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc,…càng vùng xung quanh ra sức triêu mộ binh lính, dân phu ngày đêm huấn luyện, gia cố tường thành, quyết tâm đứng vững trước người Nguyên. Nếu một lần nữa bị người Mông Cổ thống trị, tương lai nghĩ cũng không dám nghĩ.

Đám nạn dân khi xưa, nay bị họp lại, cấp phát cho chút vũ khí sơ sài được một đám binh lính già yếu dẫn đầu, xông ra ngoài quyết chiến với người Nguyên. Quân đông chục vạn nhưng sức chiến đấu thì khỏi nói, biên quân tinh nhuệ, cấm quân kinh thành còn bị bón hành ngập mồm chứ nói gì đến đám bình dân mới cầm vũ khí này. Mười vạn người bị đồ sát bằng sạch, đám quân tướng đi theo làm giám quân cũng không thoát khỏi cái chết, suốt chục dặm đường đâu đâu cũng là xác người Minh, máu tươi nhuộm đỏ đất khô, đầu lâu xếp lại chất cao như núi. Diều hâu, quạ đen từng đàn từng đàn đáp xuống mà thưởng tiệc.

Có đòn nghi binh của 10 vạn "quân" này, Chu Đệ phần nào làm lạc hướng được quân Nguyên, nhanh chóng điều quân về phương Nam. Nhưng Chu Đệ có phần đánh giá cao sức chiến đấu của 10 vạn dân quân này, họ chẳng thể chặn nổi quân Nguyên 1 tuần, nhanh chóng bị đồ sát hết. Quân Nguyên cũng mau chóng nhận được tình báo, thúc ngựa đuổi theo. Hàng vạn kỵ binh lao đến, mặt đất rung lên bần bần, thổ địa cũng khiếp sợ trước thanh thế quân Nguyên, dân chúng nơi quân Nguyên đi qua, trốn chui trốn lủi dưới hầm, ôm nhau run bần bật, cầu trời khấn phật mong thoát chết. Nỗi khiếp sợ ngày nào khi người Nguyên còn thống trị lại hiện về, nhất là lớp người già, những ngày tháng đó như mồn một trước mắt, phẫn uất nhưng bất lực, không biết phải sao.

Mấy chục vạn đại quân đâu phải nói rút là rút ngay được, nó vô cùng nặng nề và chậm chạp. Quân Minh rất đông, hành quân thôi cũng dài đến hàng chục dặm đường, quãng đường quân lính qua lại bị giẫm cho phẳng lỳ như được san, Lỗ Tấn nói quả không sai, làm gì có đường, người đi nhiều thành đường thôi. Binh lính Đại Minh hành quân, tạo thành một đường thiên lý xuyên suốt Nam Bắc.

Quân Minh rút nhanh nhưng hai chân khó mà đọ lại được bốn chân, chưa kể còn phải mang theo số lượng lớn binh khí, lều trại, lương thực…chẳng mấy chốc đã bị người Nguyên bắt kịp. Người Nguyên đến cùng với đó là hàng chục hàng trăm cuộc tập kích lớn nhỏ, buộc quân Minh phải dừng lại lập trận phòng thủ. Đẩy lùi được quân Nguyên thì tổn thất cũng không hề nhỏ, rất nhiều phiên hiệu của quân Minh bị xóa sổ, tổn thất thảm trọng.

"Bẩm hoàng thượng, cứ lui lại bị động như này cũng không phải cách hay. Bọn Nguyên dai như đải đói, cứ cắn xé không ngừng, cứ như vậy, thiên quân sẽ chịu tổn hại nặng." một tên tướng quỳ gối tâu.

"Trẫm biết như vậy, nhưng quân Nguyên không mắc mưu, chúng không liều lĩnh mà quyết chiến với ta. Dụ sao cũng không vào bẫy." Chu Đệ đăm chiêu thở dài.

"Chi bằng ta trá thua, lừa giặc" một tên tướng gợi ý

"Ta trá thua nhiều lần, địch giỏi về kỵ binh, qua lại như gió, ta chưa kịp khép vòng thì giặc đã chạy mất, làm sao mà đánh" tên khác phàn nàn.

"Nhưng cứ để chúng quấy rối như vậy, quân ta không đánh cũng tự tan, tổn thất mỗi ngày một lớn."

Quan lại, quân tướng nhà Minh cãi nhau ầm ĩ trong trại mà chưa tìm ra cách hay để đối phố. Chu Đệ cau mày ngồi đó, tóc bạc đi nhiều, mấy chục năm cầm quân đánh trận, chưa bao giờ hắn nghẹn khuất đến như vậy.

Tình trạng này giằng co thêm tuần lễ nữa thì mới dừng lại, người Nguyên không tiếp tục quấy phá, không biết đi đâu, thám báo tung ra vô số mà chẳng dò được tin, phải đến khi cẩm y vệ trả giá lớn, tổn thất thảm trọng mới truyền được tin về, quân Nguyên đang họp lại, đông tới gần hai chục vạn, dự là chuẩn bị làm một vố lớn, quyết định thắng thua với thiên quân.

Nhận được tin, vua quan Đại Minh không sợ, ngược lại lấy làm mừng, người Nguyên mộ quân lớn như vậy, ắt phải quyết một trận tử chiến, đánh trận quy ước, thiên quân Đại Minh ngán ai.

Quân Minh gấp rút sửa soạn vũ khí, khí cụ, binh lính được cấp khẩu phần ăn đầy đủ hơn dù lương thực đang dần cạn kiệt, phải ăn no mới có sức đánh giặc. Người Minh cũng quyết liều một phen, quyết một trận thắng thua. Trận này, nếu thắng tổn thất cũng thảm trọng, lương thực sẽ không còn tiêu hao nhiều nữa. Nếu thua thì lại không cần lo về chuyện lương thực. Vua quan Đại Minh như dân nghiện cờ bạc, áp tất cả tiền cược của mình vào trận chiến tới.

Điều này khá là bất thường đối với người Minh, thực ra họ chưa đến mức bị dồn vào đường cùng để phải làm như vậy nhưng không biết kẻ gian nào cố ý truyền bá tin đồn thất thiệt trong quân, rằng Chu Đệ vô năng, lại bất nhân bất nghĩa, cướp ngôi cháu, giết hại hiền thần, gây hấn với chư quốc xung quanh, nay gặp quả báo, các vương gia đang hội binh hòng phế truất hắn, kinh thành Nam Kinh đã đang bị vây hãm. Quân tâm lung lay, nếu không nhanh chóng giải quyết người Nguyên rồi lui về Nam Kinh củng cố, sợ sẽ có điều chẳng lành.