Chương 127. Quyết chiến.

Phục Hưng

Chương 127. Quyết chiến.

Chương 127. Quyết chiến.


Một buổi giữa hè, mặt trời trên cao tỏa nhiệt mạnh hơn cả lò bát quái, mặt đất khô nứt nẻ, vạn vật ủ rũ, những cơn gió thổi qua cũng mang theo luồng nhiệt khô nóng, khiến người ta khó chịu. Thời tiết như vậy, người nông dân chăm chỉ nhất cũng không muốn vác mặt ra đồng.

Nhưng chính dưới cái thời tiết nóng bức đó, hai đội quân lớn quần thảo lấy nhau giữa chiến địa rộng lớn. Đao quang kiếm ảnh đầy trời, pháo ran từng đợt, ngỡ như sấm cuối xuân, máu tươi phun tứ phía, xái xuống đất khô nóng bỏng, sôi xèo xèo, lập tức bị hút mất.

Máu tươi, mồ hôi, nước mắt, hòa quện với đất cát tạo thành một bức tranh, một khung cảnh hùng tráng, một bản trường ca chết chóc. Dưới chiến trường người chết ta sống, la hét, than khóc, ngựa hí…trên cao, kền kền, quạ từng đàn từng đàn qua lại, hú lên càng cạc quái dị.

Binh lính Đại Minh với sắc áo đỏ máu, liều mạng, bất chập mưa tên bão đạn lao lên tiến công, lớp này ngã, lớp sau tiến lên, xác chết đầy đồng, chất lên thành núi. Họ dùng chính sinh mạng của mình để làm lên còn đường tấn công quân Nguyên, dùng sức người để đua với ngựa. Người chết quá nhiều, không biết bao nhiêu mà kể.

Phía bên kia, quân Nguyên cũng chẳng vừa, kỵ binh qua lại như gió, thiết kỵ lại càng kinh hồn, ngựa bị bịt kín mắt, nhằm thẳng đội hình của quân Minh mà xung phong, dẫu biến thành thịt nát cũng chẳng từ nan.

Quân Minh, quân Nguyên chém giết nhau mấy tiếng đồng hồ, binh lính mỏi mệt nhưng tất cả phát điên rồi, không quan tâm gì nữa, trừ việc giết được kẻ thù. Pháo bắn không biết bao nhiêu đợt, nòng pháo nóng ran, nhiều khẩu tạc cả nòng, pháo thủ chết cũng không ít. Nguy hiểm là thế mà không một khẩu dừng, chỉ sợ chậm một chút thôi là sẽ có vô số đồng đội sẽ chết dưới lòng pháo địch.

Cung thủ bắn tên đến căng cả cơ tay, tên đạn tiêu hao đến con số thiên văn, hỏa thương càng hỏng hóc vô số. Một trận chiến tiêu hao vô cùng lớn cả về người lẫn của.

Quân Nguyên tinh nhuệ đấy, cơ động đấy nhưng đọ độ liều mạng với quân Minh thì cũng phải chùn bước, quân Minh chiến đấu như không muốn sống vậy. Trả giá hàng vạn tính mạng binh lính, trận hình quân Minh đã áp sát được đại quân Bắc Nguyên. Quân Nguyên nếu rút lui đi thì sẽ phải bỏ lại pháo lại, số pháo khổng lồ hàng trăm khẩu này, nếu bỏ lại thì quân Nguyên cũng nguyên khí đại thương, không biết ngày nào khôi phục. Đúc pháo đâu phải chuyện dễ dàng, người Vạn Xuân cũng không thể đúc hàng trăm khẩu trong thời gian ngắn, càng không thể coi tiền như rác mà viện trợ cho Bắc Nguyên. Số pháo đó là của cải, là thời gian cả chục năm tích cóp, không bỏ được. Mất pháo, kỵ binh có tinh nhuệ cũng không ăn nổi hỏa khí Đại Minh.

"Bằng mọi giá cầm chân quân Minh, dồn bộ binh lên. Khô máu với chúng nó, viện quân sắp tới rồi." Đại hãn Bắc Nguyên trầm giọng ra lệnh.

"Rõ!"

"GIẾT! GIẾT SẠCH DÊ HAI CHÂN!" từ phía sau, hàng vạn bộ binh Bắc Nguyên xuất hiện, Bắc Nguyên giỏi về kỵ chiến nhưng cũng không thiếu bộ binh, hay nói đúng hơn, bộ binh của họ lên ngựa thì sẽ thành lính kỵ. Nếu đánh công kiên, kỵ binh khó lòng mà ăn lại một đội bộ binh liều chết, kỵ binh một khi lọt vào trận thì chỉ có nước chết, bị biển người bộ binh nhấn chìm. Kỵ khắc bộ nhưng bộ cũng khắc kỵ.

Những lúc như vậy, bộ đối bộ là tốt nhất. Kỵ binh tạt sườn hay truy kích thì hợp lý hơn. Kỵ binh cũng có thể xung phong kiên tục tạo áp lực khiến khối bộ binh sụp đổ tan rã, tiếc là lúc này quân Minh quá liều mạng, chiến thuật đó không phát huy hiệu quả như mong muốn.

"ẦM ẦM ẦM" Hai khối bộ binh va vào nhau, binh lính vai kề vai, ken đầy đất, ra sức du đẩy. Tường khiên lung lay, rìu chiến, dao găm, chiến đao bay ra tứ tung. Những chiếc búa chim, trùy phát huy sức sát thương hiệu quả hơn đao kiếm trong khoảng cách trật hẹp như này, đao vào giáp thì có thể trượt đi, không gây tổn hại đến binh lính nhưng một quả trùy đập vào, hay một cú gõ của búa chim, dù là bản giáp của kỵ sĩ châu Âu cũng phải lõm, người bên trong không chết thì cũng trọng thương, ác độc vô cùng.

Hai khối bộ binh cận chiến, mỗi phút mỗi giây đều có người ngã xuống, lập tức bị đồng đội giẫm lên, qua qua lại lại biến thành bãi thịt nát. Ai ngã xuống mà không kịp đứng dậy thì cũng chết. Những người lính hàng đầu khổ nhất, bị ép từ cả hai phía, tưởng chừng như không thở nổi.

Bên ngoài, chốc chốc lại bay đến một đượt mũi tên, cướp đi tính mạng cảu kẻ xấu số. Cuộc chiến rơi vào thế rằng co, nếu tình trạng này kéo dài lâu thì quân Nguyên tất bại, so về người, đội quân nào có thể chống lại quân Minh, quân Minh quá đông, đông hơn cả kiến cỏ.

Bộ đối bộ thì kỵ đối kỵ. Kỵ binh Đại Minh bỏ sự dè dặt thường ngày, một đám như uống thuốc kích thích, liều chết mà lao đến cắn xé người Nguyên, dù kỹ thuật kém hơn nhưng số lượng bù vào, quyết tâm lấy thịt đè người. Một trận cận chiến hiếm hoi diễn ra giữa kỵ binh hai bên. Quân kỵ qua lại, luồn lách vào nhau mà chém giết, cung tên bị vứt bỏ, thay vào đó là chiến đao cùng giáo nhọn. Một trận kỵ chiến điên cuồng nhất, nguyên thủy nhất, những vụ hai ngựa đâm nhau gãy cổ càng không thiếu. Khung cảnh mà tưởng chừng chỉ xuất hiện trong phim, trong truyện nay tái hiện giữa chiến trường Minh – Nguyên, chiến mã bị bịt mắt, kỵ sĩ thì điên cuồng, giết đến đỏ mắt rồi, ai còn quan tâm gì nữa.

Không có dũng cảm hay hèn nhát ở đây nữa, cơn say máu đã cuốn lấy tất cả mọi người, từ quân đến tướng, thứ mùi tanh nồng của máu khiến tất cả như say như si, như điên như dại, trông mà hãi hùng khiếp vế. Thiên địa như tối sầm đi trước cơn điên của loài người. Không biết trên cao kia, các vị tiên, phật, thánh, thần chứng kiến cảnh này sẽ nghĩ gì.

Giữa lúc hai quân đang điên cuồng quyết chiến thì "ẦM ẦM ẦM" từ phía xa, hàng trăm hàng ngàn tiếng pháo nổ rung trời, thanh thế to lớn rầm rộ. Đạn pháo như mưa, ập xuống đầu đội hình Đại Minh. Pháo bầy, đi đến đâu, cỏ không một cọng, mặt đất bị cày xới đến nát vụn, kèm với đó là máu tươi, thịt nát cùng nội tạng lính Minh. Chỉ một đợt pháo, có đến hàng trăm hàng ngàn lính Minh thiệt mạng. Dễ hiểu thôi, pháo nhiều, quân Minh lại đứng đội hình đông, quá mức kín kẽ, tổn thương lớn là điều hiển nhiên.

Nhưng một đợt pháo đâu phải đã kết thúc, theo sau đó là một đợt lại một đợt, đội hình dự bị của quân Minh bị cày nát tung. Đâu đâu cũng thấy người chết, người bị thương, binh lính hoảng hốt dạt sang tứ phía. Vua Minh Chu Đệ cùng chúng tướng lĩnh cũng hoảng hồn. Địch nhân chưa thấy mà pháo đã tới trước, ắt hẳn là người Vạn Xuân, chỉ có lũ này pháo mới bắn đi xa được như vậy…nhưng rõ ràng chúng đang vây thành Nam Kinh cơ mà? Tại sao có thể xuất hiện ở đây? Vạn Xuân binh mới chục vạn, không thể nhiều hơn, lính của chúng từ đâu mà ra?

Để đáp lại sự ngờ vực của Chu Đệ cùng chúng quan lại tướng tá Đại Minh, từ phía xa, bụi cát bay lên mù mịt, báo hiệu cho sự xuất hiện của một đội quân lớn. Mặt đất rung lắc từng nhịp, từng nhịp.

"Bày trận cản hậu. Không thể cho giặc đâm sau lưng." Chu Đệ ra lệnh.

"RÕ!"

Quân Minh ầm ầm chuyển động, với mấy chục vạn đại quân, quân Minh thừa lực lượng dự bị để thiết lập một chiến trường mới, từ nãy quyết chiến với người Nguyên chỉ sử dụng hơn nửa số quân Minh mà thôi.

"ẦM ẦM ẦM"

"GIẾT!!!! GIẾT SẠCH MỌI NGÔ!" hàng ngàn hàng vạn thiết kỵ cưỡi gió lao đến, thế như vũ bão, rầm rộ như trời phạt. Kẻ đến chính là kỵ binh Vạn Xuân.

Chiến đao sáng loáng, ánh lên dưới nắng chiều, chiến bào tung bay trong gió, hồng kỳ phấp phới. Người Vạn Xuân mang đến hơn 2 vạn kỵ binh, cùng với đó là hơn 2 vạn lính đánh thuê Nữ Chân, tổng gần 5 vạn kỵ binh. 5 vạn kỵ binh xung phong, khí thế như rồng, thiết kỵ Mông Cổ khi xưa của Thành Cát Tư Hãn cũng đến thế mà thôi.

Chỉ vài nhịp thở, quân Vạn Xuân đã đến, lập tức khởi xướng xung phong, nhằm thẳng đội hình quân Minh đang điều động mà đột phát. Quân Minh tức tốc bày trận nhưng tốc độ sao nhanh bằng kỵ binh phi nước đại, trận còn chưa xong, binh lính chưa vào chỗ thì kỵ binh Vạn Xuân đã đến.

Một trời mưa tên ập xuống đầu lính Minh. Quân Minh chết như ngả rạ, tên đen cắm kín mặt đất, máu tươi chảy thành sông suối. Nhưng đó đâu phải đã hết, mưa tên vừa qua, rừng thương xuất hiện. Trong kỵ Vạn Xuân với giáp sắt nặng nề, cùng trường thương dài hàng mét, lập tức lao vào xé nhỏ đội hình quân Minh. Trước những cây trường thương hơn 3 mét đó, cây giáo sắt của quân Minh có vẻ nhỏ bé, keo kiệt.

Đội hình bộ binh mỏng manh dễ dàng bị đục thủng, để lộ ra cung thủ, lính hỏa thương phía sau, chúng vừa mới tới, tên chưa kịp lên, đạn chưa kịp lắp đã phải đối đầu với trọng kỵ Đại Minh. Trước những cỗ máy sắt thép như vậy, người dũng cảm nhất cũng phải chùn bước chứ nói gì đến mấy tên lính trơn này, quân Minh tan tác.

Một màn đồ sát diễn ra, năm vạn kỵ binh Vạn Xuân lập tức đánh mạnh vào hậu quân Đại Minh, cùng với đó là pháo binh bắn không ngừng nghỉ, trận hình quân Minh vất vả xây dựng nay bỗng rối loạn. Người Nguyên đâu phải mắt mờ, tự nhiên là thấy rõ, đại hãn Bắc Nguyên không nghĩ ngợi gì nhiều, lập tức bung hết quân ra, đánh một đòn quyết định.

Hơn chục vạn kỵ binh Bắc Nguyên không ngơi nghỉ, không giữ lực lượng dự bị hay trợ chiến, tất cả xung phong thẳng vào đội hình quân Minh, quyết một trận sống mái.

Chưa được mấy phút, cái tin phía sau bị đánh đã truyền đến trung quân cùng quân trước trận, kèm với đó là tiếng pháo nổ, tiếng hô giết vang trời. Quân Minh tinh nhuệ thiện chiến nhưng đối mặt với cảnh hai đầu thọ địch, chỉ huy rối loạn thì tinh thần hoảng hốt, nguy trong sớm tối.

Và chẳng phải chờ lâu, khi người Vạn Xuân đục tan hậu quân xuất hiện trước mắt trung quân Đại Minh, thế trận đã địch. Hơn 50 vạn đại quân Đại Minh tan nát, hoàn toàn vỡ trận, binh lính thi nhau trốn chạy, đội hình rối loạn, không ai còn tinh thần mà chống lại quân Nguyên hay Vạn Xuân.