Chương 108. Đánh tan kỵ binh Đại Minh.

Phục Hưng

Chương 108. Đánh tan kỵ binh Đại Minh.

Chương 108. Đánh tan kỵ binh Đại Minh.


Xung phong thảm thiết đến vậy, người chết người bị thương vô số, dễ đến hàng ngàn, một tổn thất quá lớn đối với kỵ binh Đại Minh. Tướng Minh lòng đau như nhỏ máu, đặc biệt chứng kiến những thiết kỵ tinh nhuệ nhất, huấn luyện không biết mất bao thời gian, tiền bạc nay chết dưới tên đạn kẻ thù, tướng Minh khóc không ra nước mắt. Nếu cứ đà này, dù có chết hết kỵ binh Đại Minh cũng không phá nổi phòng tuyến của giặc. Y đã có ý lui binh.

"TU TU TUUUUUUUU" từng tiếng kèn dài vang lên, tướng Minh giật bắn mình, biết là có chuyện chẳng lành.

Từ hai cánh, nơi mà khinh kỵ Vạn Xuân sau khi tản ra khi nãy rồi dừng lại bày trận đề kìm hãm quân Minh, không cho quân Minh thọc sườn, hàng ngàn kỵ binh mới xuất hiện, lập tức xung phong thẳng hướng độ hình Đại Minh. Thanh thế rầm rộ không hề thua kém pháo binh đang giương oai.

Trọng kỵ Vạn Xuân đã xuất hiện, lực lượng mạnh mẽ, cơ động bậc nhất của quân Vạn Xuân, vua của chiến trường. Thiết kỵ Vạn Xuân – thiên hạ vô địch, thiết kỵ vừa xuất hiện thì kết cục đã định.

Một vạn trọng kỵ Vạn Xuân vừa đến, lập tức tổ chức xung phong, đánh thẳng vào đội hình kỵ binh Đại Minh đang chững lại. Người ngựa như rồng, giáo gươm như rừng. Những ngọn kỵ thương dài 3m, đầu quấn dây vải đỏ như máu, không khác gì bùa đòi mạng với quân Minh.

Trọng kỵ trang bị tinh mỹ, giáp hai lớp, ngoài giáp đinh tán thường thấy còn thêm lớp giáp tấm bên ngoài, trang bị mũ sắt rộng vành, mặt lạ kín mít, khiên cũng là khiên bọc sắt đến ngựa cũng trang bị giáp, trông không khác gì những khối sắt thép di động, những chiếc xe tăng trên chiến trường.

Quân Minh bắn tên như mưa, trút xuống đầu trọng kỵ xung phong nhưng đều bị cản lại, tên va vào giáp mà bay lệch đi, không gây nổi một chút thương tích. Đối phó với trọng kỵ như vậy, tên xuyên giáp thông thường là không được, phải có nỏ cứng, phải có hỏa khí, súng pháo mới cản nổi, ít nhất thì cũng phải dùng trường cung của Anh, nhưng trường cung Anh cũng chưa chắc đã đục nổi lớp giáp dày của trọng kỵ Vạn Xuân.

Quãng đường 1km, nói dài không dài, nói ngắn không ngắn, đối với trọng kỵ Vạn Xuân, cưỡi dòng ngựa chiến nguồn gốc Trung Đông thì chỉ vài nhịp thở, pháo binh lại khéo chiều lòng người mà ngừng bắn, nhường chiến trường cho trọng kỵ.

Trọng kỵ Vạn Xuân trang bị trường thương 3m, đủ sức hủy diệt tinh thần của bất kỳ kẻ thù nào trên chiến trường. Trường thương có lẽ không phải vũ khí tốt nhất dùng trên lưng ngựa nhưng kỵ binh dùng thương lại là vua của các loại kỵ binh. Với lợi thế mang lại bởi cán thương dài, khả năng giết chóc tuyệt vời của những cú đâm, kỵ thương quả là ác mộng của kẻ thù trong mỗi lần xung phong. Kỵ binh có cánh của Ba Lan với cán thương dài đã bán hành cho kẻ thù trên khắp châu Âu, từ bá chủ Bắc Âu – Thụy Điển đến đế quốc Ottoman hùng mạnh, mang lại danh tiếng cho Ba Lan, nhắc tới Ba Lan là nhắc tới kỵ binh….mỗi tội sau này bị xe tăng của Đức bán hành lại.

Trọng kỵ Vạn Xuân dù trang bị nặng nề nhưng lại lướt qua như một cơn gió, chỉ mấy nhịp thở đã lao đến đội hình của quân Minh. Lúc này, những ngọn trường thương thể hiện sức mạnh của nó, mang lại cơn ác mộng cho kỵ binh quân Minh. Bất kể khinh kỵ hay trọng kỵ, bất kể Mông Cổ hay người Hán, tất cả đều bị húc bay trước những ngọn thương của trọng kỵ Vạn Xuân.

Đơn giản như xắt bánh, trọng kỵ Vạn Xuân dễ dàng đục thủng, đánh tan quân Kỵ Đại Minh, số kẻ địch chết đi không biết bao nhiêu mà kể, chỉ thấy quân Vạn Xuân đi qua, phía sau là một khung cảnh hoang tàn, người chết ngựa đổ, hầu hết kỵ binh Đại Minh đều bị hất bay xuống ngựa, bị một ngọn thương dài xuyên qua cơ thể, cán thương gãy vẫn còn cắm ở đó.

Đa phần đều bị giẫm thành thịt nát, chỉ số ít ỏi may mắn nguyên vẹn mới cho người ta thấy, chuyện gì vừa xảy ra với kỵ binh Đại Minh khi phải đối đầu với những cỗ xe tăng Vạn Xuân.

Cán thương dài ngay lần xung kích đầu đã gãy nát, không thể tái sử dụng được, khá là tốn kém, để làm được cán thương dài chuyên dùng cho kỵ binh cũng không phải chuyện dễ dàng….nhưng chiến tranh mà, chiến tranh làm sao có chuyện không tốn kém.

Xung phong qua đi, dư ba để lại quá lớn, đội hình nghiêm mật của kỵ binh Đại Minh, dưới pháo kích, tên đạn rồi kỵ thương rửa tội nay rách nát bất khám, không thể hữu hiệu chống lại được nữa. Cuộc tàn sát chính thức bắt đầu. Trọng kỵ Vạn Xuân quay đầu, vung vẩy chiến đao nhập cuộc, chém giết quân địch chưa kịp hoàn hồn, khinh kỵ áp trận khi nãy cũng đồng loạt xung phong, kết thúc trận đấu. Lời thề lấy máu tươi kẻ thù tế điện anh linh đồng đội họ không quên.

"RÚT LUI! RÚT LUI!" tiếng hét vang lên hết lần này đến lần khác, tướng kỵ Đại Minh sớm đã chết trận trong loạt xung phong của trọng kỵ, một tên tướng, ăn mặc hoa lệ lại được số lượng lớn trọng kỵ bảo vệ, làm sao mà thoát khỏi được con mắt của kỵ binh Vạn Xuân. Số phận của kẻ được để mắt này chính là cái chết. Tướng quân Đại Minh cùng chúng thuộc hạ, thân binh được chăm sóc đặc biệt, không biết bao nhiêu ngọn thương đâm xuyên thân thể chúng, chết không thể chết thêm được nữa.

Tướng chết, quân tan, quân Minh vốn sợ vỡ mật bởi pháo Vạn Xuân nay lại bị trọng kỵ đốt phá, tinh thần hoàn toàn tan nát, không còn ý chí chiến đấu, hô hoán nhau mà chạy. Đội quân truy đuổi, chiến đấu suốt nhiều tiếng đồng hồ, cả người cả ngựa đều mệt mỏi, nay tinh thần không có, thi nhau tháo chạy, đưa lưng về phía kẻ thù, hỏi sao không bị giết đến không còn manh giáp.

Kỵ binh Vạn Xuân vốn không phải người lương thiện, quân Minh lại đưa lưng ra, việc gì không chém. Toàn quân xông lên đuổi giết, trọng kỵ chỉ truy đuổi hơn 1km rồi dừng lại nghỉ ngơi nhường sân khấu cho khinh kỵ, việc đuổi giết này nên để người chuyên nghiệp làm. Quân Minh sau trận chiến chết 10 thành không nổi 1 2, khinh kỵ đuổi giết hết những tên còn sót là được rồi, giữa đêm đen cùng quân thù đuổi giết, tên lính Minh nào phải may mắn lắm mới chạy thoát về được.
……………
Chiến trường nơi xa, khắp nơi đều là người chết, người bị thương, xác người, xác ngựa vô số, binh khí, giáp trụ đứt gãy, hỏng hóc càng nhiều không đếm hết. Những tên quân Minh bị thương chắc không qua nổi đêm nay, được cứu trợ còn may ra sống chứ nếu không, chỉ đợi nửa đêm, nhiệt độ hạ xuống thấp, người khỏe mạnh không đủ đồ giữ ấm cũng chết chứ nói gì người bị thương.

« Anh em tranh thủ nghỉ ngơi, ăn uống chờ lệnh. Đêm nay còn dài đấy. » Đại tá Hoàng Nam chỉ huy lực lượng trọng kỵ cưỡi ngựa qua lại nói.

Trọng kỵ cũng đã xuống ngựa nghỉ ngơi, kiểm tra quân số rồi ăn nót dạ, bổ sung nước uống. Họ phải nghỉ ngơi lấy lại sức ngay lập tức, đêm còn dài. Đội hậu cần đã đến, từng xe, từng xe yến mạch được vận chuyển, binh lính lấy mà cho ngựa ăn, nước ấm mới nấu không lâu cũng được mang ra cho anh em giải khát cũng như cho ngựa uống. Trời lạnh, nước nấu xong để ngoài chẳng mấy phút là nguội. Tuyết không quá nhiều chỉ cỡ 5 – 10cm, vừa không hạn chế di chuyển lại có thể lấy luôn mà nấu nước, quá tiện.

Quân y tất bật giữa chiến trường tìm kiếm đồng đội, cứu chữa người bị thương, giải thoát cho những kẻ địch khốn khổ đang trong cơn đau đớn. Từng nồi lớn nấu nước nóng để luộc băng gạc, rượu mạnh, độ cao được mang ra để sát trùng, thuốc bột cầm máu cũng đã chuẩn bị sẵn từ trước. Những vết thương bên ngoài, tay chân đứt gãy được xử lý một cách rất chuyên nghiệp nhưng nội thương do chấn động…thì khó hơn, phải chuyển về tuyến sau mới có thầy thuốc chuyên môn chữa trị.

Trận này đánh rát, có đến hơn nghìn tử sĩ, cùng vài nghìn thương binh, vết thương nhẹ càng nhiều không đếm hết. Để diệt được 2 vạn kỵ binh Đại Minh, quân kỵ Vạn Xuân giăng bẫy là thế, có cả pháo binh hiệp trợ mà vẫn phải chịu tổn thất kha khá, đủ thấy quân Minh không phải đèn cạn dầu. Thương binh, tử sĩ đa phần đều đến từ lực lượng khinh kỵ, những người trực diện chiến đấu cũng như làm mồi câu quân Minh. Trong số họ rất nhiều người còn chưa trở lại, vẫn đang trên đường đuổi giết tàn quân Đại Minh.

Lính hậu cần thu dọn chiến trường, thu thập thẻ quân nhân từ trên người tử sĩ, miếng dogtag nhỏ bằng thép cán, trên có khắc tên, quê quán, cấp bậc của binh lính, những miếng dog tag này có tác dụng rất lớn trong việc thống kê an trí thương binh, liệt sĩ sau này. Xác định viễn chinh nếu hy sinh thì thân xác sẽ không trở về, tất cả sẽ được hoa táng, tro cốt đựng trong những chiếc vại nhỏ rồi được chuyển về nước, an táng tại nghĩa trang liệt sĩ sau, để con cháu đời đời thờ cúng.

Chiến giáp, vũ khí tổn hại, thậm chí quần áo bên ngoài của lính Minh cũng được thu thập. Chiến giáp, vũ khí của Vạn Xuân sẽ được mang đi sửa chữa, còn đồ của quân Minh sẽ được viện trợ cho các đồng minh. Nên nhớ thảo nguyên rất thiếu sắt, dù một thanh đao gãy, một chiếc mũ bẹp họ cũng không chê, tất cả sẽ được nấu lại rồi đúc thành vũ khí, công cụ mới. Quần áo bằng da hay vải thì càng không chê, dù có lấy từ người chết, như đã nói, nông nghiệp trên thảo nguyên ngoài chăn nuôi ra thì khá ý ẹ cho nên việc sản xuất vải để làm quần áo của họ cũng không khá là bao, có thể nói, dân du mục ngoài dê, bò, cừu,…cùng ngựa và chiến sĩ thì cái gì cũng thiếu, mọi viện trợ của Vạn Xuân cho họ đều đáng quý.

Lính hậu cần tất bật làm việc, nhóm đun nấu thức ăn, nước uống cho binh lính, nhóm vận chuyển vật tư, thu hồi chiến nợi phẩm, nhóm lại an táng liệt sĩ, hỗ trợ quân y cấp cứu, an trí thương binh,….bận như con quay. Họ và quân y là những lực lượng không trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng lại có vai trò, nhiệm vụ rất quan trọng trong mỗi cuộc chiến. Trong quân đội Vạn Xuân có rất nhiều chị em phụ nữ tham gia vào hai lực lượng này, họ được tất cả quan tướng, binh lính quý mến, tôn trọng.

Cùng vời hàng ngàn hàng vạn phụ nữ khác tham gia sản xuất trong mọi ngành nghề, những người nữ binh góp phần nâng cao, khẳng định vị thế của phụ nữ Vạn Xuân trong thế kỷ mới, không hề kém cạnh phái mạnh, sánh ngang các bậc anh hào nữ kiệt trong quá khứ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu,....