Chương 102. Tiếp tục Bắc chiến.

Phục Hưng

Chương 102. Tiếp tục Bắc chiến.

Chương 102. Tiếp tục Bắc chiến.

Hàng Châu tan hoang, muôn dân lầm than nhưng khi thiên binh Đại Minh đến thì một cọng lông của quân giặc cũng không bắt được, chỉ có đôi ba nhóm hải tặc. Lạ thay, đám này vốn hoạt động ở Cao Ly, đến Liêu Đông cũng không dám bén mảng mà nay lại xuất hiện giữa vùng Chiết Giang này. Quan quân không biết phải làm gì, đành gửi người về cầu kiến hoàng đế, xin phái thủy sư xuống trấn áp, chứ 15 vạn quân, toàn là quân bộ thì làm sao mà đuổi đánh nổi, cũng không bõ công đuổi đánh.

15 vạn quân đóng giữ, Hàng Châu an toàn, dẫu có vậy dân chúng cũng không dám về nữa, kéo nhau về Nam Kinh, khắp vùng Chiết Giang này đều bị tàn phá cả, đâu có phải nguyên Hàng Châu, Gia Hưng, Hồ Châu, Tô Châu,….cũng không thoát nạn. Số người người chết lên đến hơn chục vạn, lại đa phần là tráng đinh, giặc chuyên mốn bắt dân phu đi lấp thành, lấp hào, số này chết vì tên đạn của quân Minh là của yếu, bị quân Vạn Xuân đồ sát chỉ có 1 2 phần. Tráng đinh chết nhiều như vậy, nạn dân thì càng không thiếu, nhờ phước lũ hải tặc, gần như không thôn trấn nào được yên, những nơi này nhỏ, không có mấy quân trấn thủ, bị chúng lao vào cướp giết, đốt phá bằng sạch.

Đã vậy, đê điều hỏng cả, vạn dặm đều là nước ngập, ruộng đất hoa màu đi tong, thành trấn thì bị đốt phá, dân không nhà không lương, không đi thì cũng không có chỗ mà ở. Mùa đông đến rồi, nếu thiên tử ở Nam Kinh mà không cứu giúp thì còn không biết bao nhiêu dân chúng sẽ chết trong cơn đói, trong đợt gió rét nữa, khéo phải đến hàng chục vạn. Thảm họa vô cùng.

Chu Đệ cầm tấu chương mà lòng cuồng nộ, giận không sao át nổi. Từ khi nào mà lũ giặc cướp dám huênh hoang đến vậy, ngang nhiên dám tấn công thiên triều. Lũ nam man, ai cho chúng cái gan này? Chu Đệ cuồng loạn đập phá, cung nữ, thía giám đứng hầu lơm lớp lo sợ, sợ y điên lên vung kiếm chém chết cả, lúc đấy lại oan không ai thấu.

"Triệu nội các đại thần vào cung. Lần này phải quyết san bằng đất nam man, đồ sát sạch chúng mới thỏa nỗi lòng này. MAUUUU!" Chu Đệ vớ lấy cái bình quý, ném mạnh vào cửa, tên thái giám hết hồn, vội vã chạy đi báo tin.

Khắp hoàng cung gà bay, chó sủa, loạn vô cùng. Đế vương nổi giận, trăm dặm máu rơi. Cung nữ, phi tần im thin thít, không dám đứng ra tranh sủng như thường ngày. Các hoàng tử, công chúa đều hành quân lặng lẽ.
…………
Mặc Chu Đệ cuồng loạn như nào, quân Vạn Xuân đắc thắng trở về, ai đấy mặt mũi rạng rỡ. Một chuyến đi Đại Minh bằng 10 năm cố gắng, ai mà không ham cơ chứ. Cả trăm thuyền vận chuyển của Vạn Xuân cùng hàng trăm thương thuyền khác của người Minh bị "trưng dụng" đầy ắp hoàng hóa. Theo gió mùa giong buồm về lại đất Thăng Long, nơi đóng đô muôn đời của nước Việt.

Đội thuyền quá lớn, hàng hóa lại nặng nề, phong phú nên Đại Hải phải cử hẳn hạm đội biển Đông đi theo hộ tống, tránh cho sai sót. Thuận gió Đông Bắc, chắc quãng độ 1 tháng là về tới Thăng Long, nơi đó nội các Vạn Xuân đang chờ sẵn. Có số của cải này, công cuộc khôi phục kinh tế cùng cải cách sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Chỉ một hạm đội được cử đi hộ tống, còn đại quân vẫn tiếp tục tiến lên, xa hơn nữa về phía Bắc, mục đích chuyến này còn chưa hoàn thành, những người bạn thảo nguyên còn đang chờ đợi. Càng lên phía Bắc, không khí càng lạnh hơn, binh lính phải mặc thêm áo da, áo lông chống rét. Viễn chinh phương Bắc thế này quả là khó khăn cho các binh lính đến từ phương Nam, nơi quanh năm đều ấm áp. Lính gốc Việt, lính Minh Châu còn đỡ, ít ra còn trải qua chút mùa đông, chứ lính quê Tân đảo thì chịu hẳn, phải cố gắng mà thích nghi. Còn lính gốc du mục thì không vẫn đề gì, khí hậu tháng 12 đối với họ nhìn chung là ấm. Họ có nhiều người đến từ những nơi giá lạnh hơn nhiều.

"Binh lính có ai bị thương tổn do giá rét không?’ Đại hải quay sang hỏi.

« Báo tướng quân, không ai cả. Đồ quân nhu chuẩn bị kỹ càng từ quần áo đến găng tay, tất chân, lại thêm có nước gừng mỗi ngày. Binh lính đảm bảo sức chiến đấu. » Phạm Văn Võ đáp.

« Tốt lắm. Nhưng tuyệt đối không được chủ quan, chúng ta người phương Nam đánh lên đất Bắc hạn chế đủ đường. Khi xưa quân phương Bắc đánh xuống nước ta, chết bệnh, chết do không quen khí hậu vô số, ta phải hết sức cẩn thận. »

« Đã rõ tướng quân. Từ khi gió mùa về, thuộc hạ cũng đã phổ biến xuống cho anh em binh sĩ. Đảm bảo không ai phải chịu rét chiến đấu. »

« Ừ, trận này cam go, chắc đánh nhanh tới Tết là rút về thôi. Không nán lại quá lâu đất này, khí hậu không hợp, quân ta ở lâu dễ bị mất sức. »

« Vâng. » Đại Hải cùng chúng tướng lại hàn huyên đôi chút rồi đi nghỉ, trời lạnh thế này, ngủ là sướng nhất. Đi biển cũng nhàm chán không có hoạt động giải trí gì nhiều.

Tác chiến mùa đông rất là nguy hiểm đối với quân viễn chinh, không biết bao nhiêu đội quân viễn chinh lớn, tinh nhuệ thiện chiến đều bị bón hành trong mùa đông. Nổi tiếng nhất chắc phải kể đến mùa đông nước Nga, làm bay màu quân viễn chinh của Napoleon lẫn Đệ tam đế chế. Dĩ nhiên, nguyên nhân quan trọng là do hậu cần của mấy đội quân viễn chinh này không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng đủ nhu cầu cho cuộc viễn chinh, lại thêm cái buff mùa đông khắc nghiệt nữa nên thua trận là điều dễ hiểu.

Nhìn người Mông Cổ xem, hậu cần đảm bảo, bính lính lại quen với khí hậu, đánh một mạch từ thảo nguyên Mông Cổ đến Đông Âu có là sao đâu, khỏe như vâm. Vẫn đủ sức khiến châu Âu hết hồn, suýt thì phải tổ chức Thập tự chinh để chống lại.

Lần này Đại Hải cất quân lên mãi tận phương Bắc, đến gần Vạn lý trường thành luôn, khí hậu khác một trời một vực nên hắn phải hết sức, hết sức cẩn trọng, không chỉ một lỗi lầm thôi là đi tong bao công sức cả.
…………..
Trực Cô – Thiên Tân, nơi từng là biên giới Tống – Liêu, Tống – Kim, cũng nơi Chu Đệ vượt sông mà Nam tiến trong loạn Tĩnh Nan. Là một đầu mối giao thông quan trọng vùng Bắc Trực Lệ, liên tiếp với Đại Vận hà, thông hướng vịnh Bột Hải, là trọng trấn, trung tâm vận chuyển đường thủy đương thời. Từ nhiều đời trước, Thiên Tân đã là một thương cảng quan trọng của vùng bình nguyên Hoa Bắc, các triều đại đều chú ý xây dựng. Đây cũng là mảnh đất binh gia, là nơi giao chiến liên tiếp giữa Tống, Liêu, Kim, Nguyên, ngược dòng sông Vô Định (Vĩnh Định) là đến Đại Đô – Bắc Bình, kinh đô của nhà Nguyên, cũng là đế đô thứ 2 của nhà Minh hiện tại, dù cho còn đang xây dựng, vua Minh còn chưa tới.

Một thành trấn quan trọng như vậy, cửa ngõ để vào Bắc Bình hay vùng Bắc Trực Lệ, đặc biệt, nơi đây lại gần Cao Ly, Đông Doanh, cái nôi của Oa khấu, giáp với Bắc Nguyên, thiết kỵ Mông Cổ bất cứ khi nào cũng có thể vượt trường thành tiến đánh, Thiên Tân luôn đóng không dưới 2 vạn quân, đều là tinh binh, quen thuộc trận mạc. Thủy quân cũng có đến 200 thuyền chiến lớn, bảo thuyền cũng có đôi ba chiếc.

Dẫu có tinh binh đóng giữ, thủy binh hùng mạnh thì Thiên Tân cũng không thể đứng vững trước đại pháo Vạn Xuân. Với ưu thế vượt trội về cả số lượng lẫn chất lượng, vũ khí, chiến thuật đều hoàn toàn lấn át đối phương, hải quân Vạn Xuân nhanh chóng làm gỏi thủy sư Đại Minh đóng ở Trực Cô. Và sau đó là pháo oanh Thiên Tân. Hạm đội hàng trăm chiến thuyền dàn ngang trên sông, họng pháo chỉ thẳng Thiên Tân, thuyền chiến thì dĩ nhiên sử dụng pháo hạm, tầm bắn, sức sát thương mạnh hơn pháo dã chiến nhiều lần. Thiên Tân thành cao, tường chắc cũng chịu không nổi, kêu trời trời không thấu.

Pháo oanh nửa ngày, Thiên Tập ngập chìm trong khỏi lửa, khắp nơi đổ nát. Dân chúng chạy tứ tán, binh lính hết sức duy trì trật tự, tránh cho quân Vạn Xuân chưa tới mà tự vỡ trận. Tráng đinh trong thành, bất kể già trẻ, giàu nghèo đều bị gom lại, cấp cho vũ khí, bắt buộc phải tham gia thủ thành, nếu không giết bất luận tội. Quả là điên cuồng, chỉ trong thời gian ngắn ngủi, Thiên Tân tăng thêm mấy vạn lính. Dù chỉ là những dân thường mới cầm binh khí nhưng ở thời đại vũ khí lạnh này, đây cũng là một lực lượng không thể coi thường, chưa kể thể hình người phương Bắc Đại Minh trội hơn phương Nam nhiều, ai đấy đều trông to lớn hung hãn.

Diệt xong thủy sư đóng giữ, kỵ binh Vạn Xuân nhanh chóng đổ bộ rồi tản ra khắp vùng mà bắt bớ tráng đinh. Dân bản xứ thường xuyên trải qua binh lửa, sống đến giờ này cũng là dạng hung hãn, rất là bất hợp tác. Kỵ binh Vạn Xuân vốn xuất thân du mục cũng đâu phải dạng hiền lành gì, đồ đao giơ lên, máu chảy thành sông. Lần này thì không chỉ tráng đinh, phụ nữ cũng bị bắt đến phục vụ công thành. Nhân từ với kẻ thù là tàn ác với chính mình, mỗi một binh lính thời loạn đều thấm nhuần tư tưởng đó.

Tiếp theo, y như những gì đã là ở Hàng Châu, Chiết Giang, quân Vạn Xuân lại dồn tráng đinh bắt được lấp hào, công thành, mở đường cho đại quân tiến đến. Làm đất phát nguyên của Chu Đệ, thuộc quản hạt của Yên vương, binh lính đóng ở Thiên Tân đều là dạng kiêu dũng thiện chiến, không ngán bất cứ ai, đánh đấm thuộc dạng liều mạng. Bọn này ác với quân địch, cũng ác với chính mình, bắn tên bắn súng xuống dân thường không một chút do dự. Chuyện như này xảy ra quá nhiều rồi, không có gì phải lo cả. Lính Thiên Tân cũng là từ các vùng khác đến, không phải dân bản xứ, dân chúng dưới thành không thể nào là người thân, đồng tộc của họ được, lo gì, giết thôi.

Trận công thành diễn ra vô cùng đẫm máu, cường độ cao hơn trận công thành Hàng Châu nhiều lần, dù cho quy mô thành Thiên Tân không bằng. Dễ hiểu thôi, dù gì đây cũng là nơi biên ải nhiều đời, thành trấn xây cho mục đích quân sự là chính, thành cao, hào sâu, công sự nhiều như lông trâu.

Dù quân thủ thành có điên cuồng đến chừng nào thì quân Vạn Xuân cũng không ngán. Tráng đinh, bình dân chết hết lớp này đến lớp khác, nhóm này ngã xuống, nhóm khác xông lên. Lấy mạng người, lấy thân xác mà lấp kín chiến hào rộng cả chục mét. Tuyết dưới chân thành nhuộm màu đỏ máu, dưới cái lạnh âm độ, đóng băng hết cả, lấp lánh trong ánh nắng như những viên hồng ngọc.

Trả giá mấy vạn mạng người, cuối cùng hào cũng lấp, thành cũng sập. Y như những gì diễn ra ở Hàng Châu, khung cảnh hùng tráng lại được tái hiện lần nữa.


Tường thành Thiên Tân bị đánh sập, quân Vạn Xuân nhanh chóng lao vào giáp chiến nhưng gặp phải sự chống trả kịch liệt của quân dân trong thành. Phải thôi, nơi đây rất gần đất Bắc Nguyên, lại thường xuyên xảy ra chiến sự, dân chúng, binh lính thừa hiểu nếu để kẻ địch vào được thành thì mọi chuyện sẽ như thế nào, bởi vậy liều chết mà phản kháng.

Sự phản kháng này khiến cho Đại Hải rất không vui. Và để vua nước Nam không vui là có chuyện xảy ra. Quân Vạn Xuân đồ thành, gà chó không tha. Bất kỳ ai cầm vũ khí, có biểu hiện chống lại đều bị chém chết, không một lời phân trần, người già, phụ nữ trẻ em cũng mặc. Chỉ những người thực sự được xem là vô hại mới được tha mạng. Mà giữa chiến trường thì ai vô hại? Chỉ có người chết mới vô hại.

Trận công thành Thiên Tân diễn ra xuất hai ngày với biết bao tổn thất cho quân Vạn Xuân, hơn 3000 binh sĩ tử trận, hàng nghìn người bị thương. Quân Minh càng tử thương vô số, 2 vạn lính thủ thành toàn bộ bị giết sạch, bất kể đã đầu hàng. Hơn 8 phần dân chúng Thiên Tân bị giết, xác chết đầy đường, máu chảy thành sông. Tráng đinh thành Thiên tân không một ai sống sót, tất cả đều chôn cùng thành.

Các thành trấn lân cận cũng gặp tai nạn mang tính hủy diệt, thiết kỵ đi qua, tất cả hóa thành hư vô cả, nhà cửa bị đốt phá, lương thực bị cướp đi. Dân chúng không thể không dắt díu nhau mà dồn về Bắc Bình. Hàng vạn dân chúng díu già dắt trẻ kéo nhau về Bắc Bình lánh nạn, quân Vạn Xuân đại phát từ bi, cho họ một chút lương thực, chỉ vừa đủ đến Bắc Bình, nhiều hơn không có.
Dân thời loạn chính là như thế đó, mạng người không bằng cỏ rác. Người Hán có câu « Ninh vi trị thời khuyển/ Bất tác loạn thế nhân » thà làm chó thời bình còn hơn dân thời loạn. Một câu nói vạn phần bất đắc dĩ. Chiến tranh khốc liệt hơn những gì được miêu tả trong sách vở, phim ảnh nhiều lần, chỉ những người trải qua mới hiểu được thôi.