Chương 101. Số phận họ Hồ.

Phục Hưng

Chương 101. Số phận họ Hồ.

Chương 101. Số phận họ Hồ.

Hoàng thân quốc thích họ Hồ thua trận rút chạy vào Nam hòng tìm cơ lật ngược tình thế nhưng thất bại, bị truy binh quân Minh bắt ở Hà Tĩnh, không mấy ai chạy thoát được, có thoát cũng chỉ là râu ria, dòng bên, chi thứ mà thôi. Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Hồ Nguyên Trừng,….rồi bao thành viên quan trọng chủ chốt đều bị bắt cả.

Theo như sử sách ghi lại thì họ sẽ bị đưa qua Nam Kinh, diện kiến vua Minh rồi đưa đi đày, chỉ có Hồ Nguyên Trừng do có tài chế súng mà bị giữ lại. Ở thời không này tất cả đều khác, quân Minh bắt được vua Hồ nhưng lại bị Vạn Xuân bón hành, hoàng tộc họ Hồ cũng về tay Vạn Xuân.

Xử trí họ Hồ như nào cũng khiến nội các Vạn Xuân nhức đầu. Có ý kiến cho rằng nên giết sạch đề trừ hậu họa, cổ nhân có câu diệt cỏ phải diệt tận gốc. Lại có ý rằng chỉ nên giam lỏng lại thôi, dù gì cũng từng là vua nước Nam…nhưng lại bị phản bác là sợ kẻ có ý nhân cơ hội. lấy cớ vua Hồ còn lại mà làm loạn,…Tranh cãi nảy lửa, mấy cuộc họp cũng chưa thống nhất được.

Suy đi tính lại, cuối cùng Đại Hải chốt, tội chết có thể miễn nhưng tội sông khó mà tha, Họ Hồ chính sự sai lầm, thất trận khiến biết bao binh lính, dân chúng phải chết, đã thế mất nước còn không dám tuẫn tiết mà theo, thực là đáng khinh thường…nhưng rốt cuộc, họ Hồ cũng chưa chắc đã có ý xấu, cũng đã chống trả quyết liệt, tiếc là tài năng có hạn, lòng dân lại không theo, Hồ Hán Thương cũng đã tự sát dưới Hoành Sơn quan tạ tội. Thôi thì nay phân tách họ Hồ, đưa đi các nơi mà khai hoang, riêng Hồ Nguyên Trừng thiện về đúc súng pháo, cho vào cơ mật viện làm nghiên cứu. Cử ám vệ nghiêm mật giám sát họ Hồ, 3 đời không được làm quan.

Cách xử trí của Đại Hải có đôi phần nhẹ nhàng nhưng cũng không ai có ý kiến phản đối. Gia tộc bị chia nhỏ, đưa đi các vùng khỉ ho cò gáy khai hoang, họ Hồ muốn làm loạn cũng không được. Huồng hồ, họ Hồ trên phương diện chính trị thì không ai bằng, hoàng thất họ Trần cũng bị hành cho ra bã nhưng về phương diện quân sự thì phải nói là nát. Hồ Quý Ly, thái tổ nhà Hồ khi xưa còn làm tướng triều Trần cũng đánh đâu thua đấy, các con cũng không khá hơn. Đưa họ Hồ về các vùng hẻo lánh không đáng lo ngại.

…………..

Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất Việt Nam, đất đai màu mỡ, sản vật phong phú, khí hậu dễ chịu khéo chiều lòng người….dùng hết mỹ từ cũng không miêu tả được sự ưu ái của thiên nhiên đối với vùng đất này…nhưng đấy là nói đến thể kỷ 21, khi đồng bằng đã được khai phá, dân cư đông đúc. Chứ ở thời không này, buổi đầu thế kỷ 15, đây là vùng đầm lầy lầy lội, hoang vu hẻo lánh không dấu chân người, khắp nơi đều là rừng thiêng nước độc.

Người Việt thời điểm này đang khai phá vùng đồng bằng sông Hồng, từ từ di cư vào Nam thôi chứ chưa ồ ạt như hồi Trịnh Nguyễn phân tranh. Một phần là do Chiêm Thành chưa bị diệt quốc, một phần khác là do dân cư Đại Việt còn ít, mới khoảng 5 triệu người, đồng bằng sông Hồng còn chưa khai thác hết ấy chứ lại vào Nam. Nói thế thôi chứ phần đất đai ngon nghẻ màu mỡ nhất ở đồng bằng sông Hồng đều được khai phá hết rồi, còn phần khoai khoai khó khăn thôi.

Đối với Đại Hải, đồng bằng sông Cửu Long là một phần không thể thiếu trong công cuộc Nam tiến, đất đai bằng phẳng màu mỡ, nước tưới đầy đủ, không khai thác thì hơi phí. Huống hồ dân cư ở đây cũng không nhiều, chỉ có nhóm nhỏ người Miên, Chăm,…không đáng ngại. Nước Chân Lạp, Ăng ko cũng chưa phải quân đến trú đóng quản hạt, thuộc dạng gần như vô chủ. (có thể khác thực tế lịch sử nhưng mọi người coi như bình thường nhé, thế giới song song nó thế.)

Nhưng mà, đồng bằng sông Cửu Long lúc này cũng như miếng gân gà, ăn thì cũng không bổ béo gì mà bỏ đi thì tiếc. Nguyên do chỉ có một là do nó quá xa, dấu chân của Vạn Xuân mới đến Thị Nại thôi, cách Cửu Long hàng trăm cây số. Vạn Xuân cũng không có quá nhiều dân để đưa vào khai hoang nên nhớ Tân đảo, Minh Châu còn đang rất hoang vu, chưa khai phá hết, sức đâu mà quẩy ở Cửu Long.

Biết là vậy nhưng Đại Hải ham quá, người thời này không biết giá trị thì có thể bỏ qua nhưng Đại Hải rõ mồn một tương lai sau này của vùng đất Cửu Long, sao mà ngồi im được.

Chính bởi vậy, hắn cố gắng lắm mới thuyết phục được nội các, cắt cử lưu dân vào đó khai phá. May thay hiện tại Cửu Long cá sấu rất nhiều, món này lại được thương nhân ưa chuộng, quân đội cũng thèm. Giáp da cá sấu quá tuyệt, không quá trầm, lại phòng ngự tốt, rất thích hợp đi biển. Da cũng làm yên ngựa, quân ủng, thắt lưng các thứ được hết, bền chắc, không lo hỏng. Chính nhờ lợi thế này mà việc di dân vào đồng bằng sông Cửu Long có đôi phần dễ dàng hơn. Dù gì dân Vạn Xuân cũng đi thuyền là nhiều, ít di chuyển đường bộ nên quãng đường đến Cửu Long bớt phần khó khăn.

Nói vậy không có nghĩa là Vạn Xuân bỏ hẳn đường bộ nhé, các tuyến đường huyết mạch vẫn được tù binh quân Minh ngày đêm xây dựng, dự kiến còn sẽ trải bê tông kiên cố. Không phải nơi nào cũng có sông và sông đủ rộng để thuyền lớn ra vào, hải quân – thủy quân là lợi thế của Vạn Xuân nhưng không phải là tất cả. Bộ binh Vạn Xuân cũng rất mạnh, solo 1 1 với Đại Minh cũng không ngán.

Đi thuyền dọc theo nhánh Cửu Long, sông Hậu vào sâu trong nội địa là đến Cần Thơ, trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất sông nước màu mỡ, trù phú, rất thích hợp để phát triển nông – ngư nghiệp. Có câu ca dao "Cần Thơ gạo trăng nước trong/ Ai đi đến đó lòng không muốn về."

Đấy là Cần Thơ, còn hiện tại, nơi đây có một cái tên khác, Trấn săn giao. Gạo trắng nước trong đâu chưa thấy chứ cá sấu, hùm cọp nhiều nhan nhản. Người Vạn Xuân đến đây cũng vì da cá sấu, da hổ chứ cũng chưa hẳn là vì gạo, chắc gạo để khi khác.

Trấn săn giao là một trấn nhỏ, dân số khoảng 3000, được bao quanh bởi lớp tường gỗ cao 5m, bảo vệ dân chúng khỏi hung thú hay người bản địa không hiếu khách. Đây là một điểm định cư lâu dài, nhà cửa được xây hết sức rắn chắc, xây theo kiểu nhà sàn, để tránh rắn rết, độc trùng cũng như đề phòng mùa mưa lũ. Vùng này có tiếng mưa nhiều rồi. Xung quanh trấn là những thửa ruộng rộng mới được khai hoang, hoa màu vừa mới nhú, xa xa là kênh đào, vừa bảo vệ trấn, vừa cấp nước tưới tiêu.

Trong một căn nhà sàn gần trung tâm trấn, một người phụ nữ lớn tuổi đang lóng ngóng nấu cơm, quần áo mộc mạc giản dị nhưng cũng không thể che đi phần khí chất phú quý, hẳn ngày xưa cũng là tiểu thư đài các, đại phu nhân của nhà quyền quý.

"Phu nhân, ta đã trở lại. » một giọng đàn ông đứng tuổi vang lên

« Bà nội, cháu về rồi. » theo sau là một giọng khàn khàn của một thiếu niên mới lớn, đang tuổi dậy thì vỡ giọng.

Cửa cổng mở ra, một già một trẻ eo đeo đao, tay cầm giáo nhọn, xách theo tảng thịt lớn tiến vào. Quần áo đầy bùn đất cùng máu.

"Mọi chuyện ổn cả chứ phu quân?" người đàn bà hỏi.

"Đều ổn cả, hôm nay giết được 3 đầu cá sấu lớn. Bán đi đủ tiền ăn đến cuối năm." Người trung niên nói.

"Ngài uống nước nghỉ ngơi, đợi Thị Lan về là cả nhà có thể ăn cơm rồi."

"Nhuế cũng đi rửa ráy đi, không tí mẹ về lại bị mắng. Chơi nốt hôm nay mai phải đi học rồi đấy." Bà quay sang nói cậu thiếu niên.

"Cháu biết rồi." thiếu niên đáp rồi đi ra giếng lấy nước.
Một cảnh sinh hoạt gia đình tưởng chừng rất đỗi bình thường của những người dân ở trấn săn giao này nhưng ít ai biết, họ đã từng là những người quyền lực nhất Đại Ngu. Họ chính là hoàng tộc họ Hồ, chính xác hơn nơi này có Hồ Quý Ly, vợ Huy Ninh công chúa Trần thị, con trai của Hồ Hán Thương Hồ Nhuế cùng mẹ. Họ bị bắt và đày đến nơi man hoang này, tham gia công cuộc khai phá vùng đất mới. Công việc tuy vất vả, không có sơn hào hải vị, người hầu kẻ hạ nhưng cuộc sống yên ổn, không còn những mưu tính, đấu đá trốn cung đình, gia đình cũng được đoàn tụ, dù chỉ một phần nhỏ. Âu cũng là quá đủ rồi, Quý Ly cũng chẳng dám mong gì hơn, phận vua mất nước, thế là quá đủ rồi. Nhìn cảnh họ Trần như thế nào, nhìn lại họ Hồ mới thấy Vạn Xuân đã hết sức nhân đạo, nếu người họ Hồ còn không biết điều thì đừng có trách.

Cuộc sống cứ thế, yên ổn từng ngày trôi qua, sau này, con cháu họ Hồ có thể vươn lên, trở thành những người đứng đầu Vạn Xuân được hay không thì xem sự cố gắng của họ.
…………