Chương 22: Đại Nam thời kì đổi mới: Giáo Dục

Xuyên Không Đến Cộng Hòa Liên Bang Đông Dương

Chương 22: Đại Nam thời kì đổi mới: Giáo Dục

Chương 22: Đại Nam thời kì đổi mới: Giáo Dục

Chương 22: Đại Nam thời kì đổi mới: Giáo Dục

Giáo dục là gốc rễ của con người, có giáo dục mới làm nên con người.

Câu nói này quả là không sai, bất kì đâu, bất kì ai, bất kì 1 thời kì nào thì câu nói này không bao giờ sai, có giáo dục mới làm nên được người, có giáo dục mới có đạo đức, tiếc là thời hiện đại không y như vậy.

Có thể thấy rõ ràng nhất là trong cuộc sống, chúng ta tiếp thu mọi thứ xung quanh, tiếp thu nhiều thứ, tùy vào điều kiện gia đình, sự dạy bảo và việc học tập theo thời gian mới có thể quyết định được tính cách của 1 con người.

Nhưng khổ ai, cha ông ta có cả ngàn năm lịch sử hào hùng, đến cái thời ăn chơi nhảy múa của đầu thế kỉ 21 này thì đã suy đồi tới mức nào cơ chứ, con cãi cha mẹ, không tôn trọng người già, ăn chơi, đánh đập, chữi thề,........ Liệu........... CHÚNG TA ĐÃ QUÁ MỨC MỤC NÁT.

Giáo dục là gốc rễ của cả 1 đời người, sự dạy bảo nếu được chú trọng thì sẽ quyết định của cả 1 đời người, rồi chúng ta sẽ đi về đâu nếu không có giáo dục.... KHÔNG GÌ CẢ.

Có thể thấy giáo dục quan trọng cỡ nào, thời cha ông ta cũng vậy.

Việc ta bị đồng hóa, phải học hỏi nhiều thứ như tôn giáo, lễ nghĩa, phong tục tập quán của người Phương Bắc trong thời kù bị đô hộ đã ảnh hưởng không ít đến sự phát triển giáo dục tại đất người Việt.

Cụ thể là từ thời Tiền Sử, cho tới khi tới thời kì Hồng Bàng Lập Quốc, Rồi An Dương Vương, sau đó là gần cat trăm năm chinh chiến và loạn thì mới tới thời Nhà Lý thì hệ thống giáo dục mới có cơ sở hệ thống, dù giáo dục nước ta đã có kể từ khi Hồng Bàng được thành lập như mãi cho tới thời Nhà Lý mới có hệ thống.

Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam xác lập hệ thống giáo dục khoa cử có hệ thống.

Trường học tư đầu tiên được xác nhận là trường Bái Ân của Lý Công Ân – một tông thất nhà Lý không ra làm quan mà ở nhà dạy học. Tuy nhiên, trong những năm đầu, hệ thống trường học chưa nhiều. Do ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo và một phần của Đạo giáo nên Nho giáo chưa có vị trí độc tôn như sau này. Các trường lớp còn dạy nhiều kiến thức về Phật giáo và Đạo giáo. Chữ viết chính thức trong giáo dục vẫn kế tục các đời trước là chữ Hán.

Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng nhà Văn Miếu ở kinh thành Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối 72 người hiền của đạo Nho. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng Quốc Tử Giám chỉ là trường học công đầu tiên do triều đình chính thức đứng ra tổ chức, thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của hoàng tộc, còn trường học tư được hình thành trước đó.

Từ trung kỳ, nhà Lý đã coi trọng đạo Nho hơn trước, vì Nho giáo là học thuyết giải quyết được các mối quan hệ cơ bản (vua – tôi, cha – con, chồng - vợ, bằng hữu...) để thống nhất và quản lý xã hội.

Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào tháng 2 năm 1075 thời vua Lý Nhân Tông. Lê Văn Thịnh đỗ đầu cùng hơn 10 người trúng tuyển. Ông trở thành Thủ khoa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Việc mở khoa thi Nho giáo đầu tiên đánh dấu mốc về việc nhà Lý chính thức tuyển người theo Nho giáo làm quan bên cạnh tầng lớp quan lại thiên về kiến thức Phật giáo trước đó.

Các khoa thi đòi hỏi người ứng thí phải thông hiểu kiến thức cả ba đạo Nho, Phật và Lão mới có thể đỗ đạt. Việc tổ chức thi Tam giáo (Phật, Nho, Đạo) chính thức được thực hiện năm 1195 dưới triều vua Lý Cao Tông.

Sử sách ghi chép 9 khoa dưới triều Lý, trong đó có các khoa thi không ghi đầy đủ tên người đỗ. Các khoa thi không đều đặn theo định kỳ và các kỳ thi cũng chưa có cách thức nhất định.

Kế tiếp là sự phát triển rực rỡ của Giáo Dục tại các thời kỳ như Nhà Trần, Hồ, Hậu Lê, Lê Sơ, Mạc, Tây Sơn và cho tới Nhà Nguyễn ở thời điểm hiện tại.

Nhà Nguyễn vẫn duy trì hệ thống giáo dục từ thời Nhà Lê Sơ. Tài liệu học tập, giảng dạy và thi cử chính thức gồm có:

Tứ Thư
Ngũ Kinh
Ngọc đường văn phạm
Văn hiến thông khảo
Văn tuyển
Cương mục
Bắc sử (Sử Trung Quốc)

Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là học thuộc lòng và trừng phạt bằng roi vọt. Ngoài ra, còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng.

Dưới thời Lê sơ nói chung và trong thời trị vì của Lê Thánh Tông nói riêng, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới nho học.

Có 3 kỳ thi chính và quan trọng nhất là thi Hương, thi Hội và thi Đình, vượt qua các kì thi này, bạn mới có 1 đường trong sự nghiệp của bạn.

Khi này, việc bạn vượt qua được tất cả những kì thi này, mới giúp bạn trở nên giàu có khi làm quan, tiếc là có rất nhiều người dành cả đời chỉ để đi thi và rồi kết cục là chết trong vô vọng.

Có thể thấy, Nho Giáo đã thấm sâu vào trong tư tưởng của người Việt, nó rất khó bỏ, cho tới cái ngày mà vua Tự Đức lên ngôi, chính là ngày tàn của Nho Giáo và Chữ Nôm tại Đại Nam.

Vua Tự Đức muốn 1 lũ người có tri thức, đúng, nhưng chỉ biết hô hào bậc quân tử, thiên triều, khổng tử thì lấy cái gì để giúp đất nước?

Tự Đức muốn hơn cả thế, ông muốn 1 cơn lũ tri thức, 1 hệ thống giáo dục phải được cải chế theo lối phát triển của các nước Phương Tây, ông muốn ai cũng được học, chứ không phải là cơn bệnh mù chơi, nó chỉ hại chứ không có lợi, lợi chỉ vào tay lũ có tri thức.

Các cuộc thanh trừng, giết, diệt trừ những kẻ phản loạn, có ý định không tuân theo tân pháp, sau Cuộc Đại Đồ Sát Quý Sửu 1853, Chiến Tranh Đại Nam - Xiêm La lần thứ 3 (Năm 1855 - 1857), Chiến Tranh Đại Nam - Đại Thanh (1864 - 1865), Chiến Tranh Đại Nam Xiêm La lần thứ 4 (1875 - 1879) và cuối cùng là Cuộc Xâm Lược Hải Nam (1886) thì hệ thống giáo dục tại Đại Nam đã thay đổi hoàn toàn sau 40 năm cải cách và mở cửa.

Nhưng trước khi cải cách, chúng ta nên nhìn lại hệ thống giáo dục thời Nhà Nguyễn

Nhà Nguyễn, thời Vua Gia Long rất đề cao Nho học, cho lập Văn Miếu ở các doanh, các trấn thờ đức Khổng Tử và lập Quốc Tử Giám năm 1803 ở Kinh thành Huế để dạy cho các quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương lấy những người có học, có hạnh ra làm quan. Cũng trong năm này, Gia Long cũng cho ban hành hai đạo dụ về việc mở các trường ở các tỉnh, ấn định nhân viên giáo giới và chương trình học chế đồng thời tái lập lại các khoa thi ở các trấn. Ở mỗi trấn có một quan Đốc Học, một phó Đốc Học hay Trợ Giáo. Cứ tháng 10 hàng năm triều đình mở một kỳ thi. Theo thông lệ cứ ba năm triều đình mở khoa thi Hương ở các địa phương. Những người trúng cao ở khoa thi Hương gọi là cử nhân, trúng thấp gọi là tú tài. Năm sau ở Kinh đô mở khoa thi Hội tại bộ Lễ, những cử nhân năm trước khi ứng thí, nếu trúng cách thì được tiếp tục thi Đình ở trong điện nhà vua để lấy các bậc Tiến sĩ.

Trong dân chúng, việc học tập có tính chất tự do hơn. Bất kỳ người nào có học lực kha khá cũng có thể mở trường tư thục để dạy học. Mỗi làng có vài ba trường tư thục, hoặc ở nhà thầy, hoặc ở nhà người hào phú nuôi thầy cho con học và cho con các nhà lân cận đến học.

Nhưng chỉ chú trọng vào Nho Giáo thì nó chỉ khiến đất nước ngày càng hủ bại và suy nhược, sẽ chỉ bị xâm lược nếu ta chỉ nghe mấy lời chả có hữu ích gì từ những kẻ tự cho là mình thông minh hơn người nhờ đọc sách Thánh Hiền.

Và thế là cải cách giáo dục diễn ra, vua Tự Đức bắt đầu xây nhiều trường học, chia thành các cấp, rồi sau đó tuyển chọn nhân tài không theo Thi Hội, Thi Đình nài cả mà thay vào đó là Thi Cấp Quốc Gia mỗi năm 1 lần, không phân biệt giai cấp hay bất kì ai, chỉ cần muốn học, đều sẽ cho học miễn phí.

Việc mở dạy trường học đã giúp rất nhiều các em trẻ nhỏ cùng với người mù chữ đã có thể tiếp cận với tri thức, chữ Quốc Ngữ cũng đã được truyền dạy, toán, lí, hóa, sử, địa ngày càng được chú trọng, hệ thống giáo dục, trang phục, cơ cấu hệ thống trường học đều gần như đã được hoàn thiện sau mấy chục năm cải cách và giờ đây, Đại Nam nói riêng và Liên Bang nói chung là nơi có hệ thống giáo dục tốt nhất tại Đông Nam Á hay thậm chí hơn cả Châu Á, đứng trên Nhật Bản về hệ thống giáo dục, mỗi năm sản sinh ra không ít các nhân tài, cho phép các du học sinh từ Đại Thanh, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái và nhiều nước khác tới du học và học tập.

Xóa bỏ nạn mù chữ, phổ cập kiến thức hay tư tưởng cho người dân khi tiếp thu đã khiến Đại Nam ngoài thế mạnh về xuất khẩu gạo thì còn có cả giáo dục.

Đây là công sức sau 40 năm của Tự Đức, công lao mà chính tay Tự Đức gây dựng, công của ông quả là quá to lớn, giáo dục tại Đại Nam đã thực sự phát triển rồi và nó vẫn tồn tại cho tới sụp đổ, những di sản mà nó để lại vẫn còn rất hữu ích, giúp cho Đại Nam hay quốc gia trong tương lai đào tạo nhân tại cho đất nước.