Chương 30: Hoàng Tộc Nhà Nguyễn

Xuyên Không Đến Cộng Hòa Liên Bang Đông Dương

Chương 30: Hoàng Tộc Nhà Nguyễn

Chương 30: Hoàng Tộc Nhà Nguyễn

Chương 30: Hoàng Tộc Nhà Nguyễn

Ngày 25/11/1897

Tại Kinh Thành Huế, trung tâm hoàng tộc của cả Đại Nam.... Thật ra là nơi ở của Hoàng Tộc Nhà Nguyễn.

Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha. Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi "Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ" (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ).

Vòng thành có chu vi gần 10 km, cao 6,6m, dày 21m được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn; thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây gạch. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài. Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương).

Thành có 10 cửa chính gồm:

Cửa Chính Bắc
Cửa Tây-Bắc
Cửa Chính Tây
Cửa Tây-Nam
Cửa Chính Nam
Cửa Quảng Đức.
Cửa Thể Nhơn
Cửa Đông-Nam
Cửa Chính Đông
Cửa Đông-Bắc

Ngoài ra kinh thành còn có 1 cửa thông với Trấn Bình Đài (thành phụ ở góc Đông Bắc của Kinh Thành, còn gọi là thành Mang Cá), có tên gọi là Trấn Bình Môn. Hai cửa bằng đường thủy thông Kinh Thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà là Đông Thành Thủy Quan và Tây Thành Thủy Quan. Chính giữa mặt trước thành có cột cờ, được gọi là Kỳ Đài.

Đấy là còn nhiều kiến trúc như Hoàng Thành, Tử Cấm Thành, nơi mà vua chúa ở, rồi hồ, vườn, nơi đọc sách, làm việc......

Quân lính thuộc Vệ Binh Hoàng Gia liên tục canh gác Kinh Thành, họ canh rất nghiêm, súng trường và súng lục đều đã lên đạn, sẽ bắn bất kì một ai dám cả gan xâm phạm vào Tử Cấm Thành hay Hoàng Thành, đều được lựa chọn và tuyển chọn trong quân đội, đều giỏi chiến đấu, trung thành tuyệt đối, không bao giờ sợ chết, nếu bảo bọn họ đi chết, họ sẽ sẵn sàng mà không do dự hy sinh vì lợi ích cho Hoàng Thất. Họ cũng có đãi ngộ cao hơn so với các binh lính bình thường khác.

Cụ thể hơn thì có chế độ ăn tốt, lương cao, đãi ngộ cho gia đình cũng tốt hơn nên mới trung thành đến mức độ đáng sợ ấy.

Quân lính bảo vệ Kinh Thành Huế từ hồi lúc Vua Tự Đức bắt đầu cải cách kể từ năm 1850 là 40.000 người, giảm xuống còn 32.000 người vài năm sau đó.

Nhưng đó là cả toàn bộ Kinh Đô Huế chứ vào lúc này, Vệ Binh Hoàng Gia bảo vệ kinh thành chỉ còn có 3.500 người, mặc dù ít nhưng tinh nhuệ, còn chưa nói đến gần 40.000 Binh lính từ Quân Đoàn Thiên Huế đang trú đóng tại ngoài kinh thành nữa.

Mà tại Điện Kiến Trung, nơi ở của Vua Huệ Đức, ngài đang ở trong Thư Phòng của Điện, giấy tờ thì nhiều mà bản thân ông cũng đã quá mệt đi, ông không mặc trang phục kiểu vua chúa, rườm rà mà thay vào đó là trang phục theo kiểu của các nước Phương Tây như áo vest, cà vạt......

Ông phải giải quết vô số các công việc từ quản lí, xử lí giấy tờ có liên quan tới các hoạt động phát triển kinh tế với Hoa Kỳ, dù bên Phủ Thủ Tướng cũng đã có xử lí nhưng Huệ Đức vẫn phải chủ trương trong việc hợp tác với Hoa Kỳ.

Mà khi đang làm việc, tiếng gõ cửa vang lên, Huệ Đức để ý, ông ở trong cái thư phòng này cũng chán nên cũng nói

" Mời vào "

Khi được lệnh, 2 vệ binh mở cửa ra, 1 thanh niên bước vào, trẻ đẹp, và quan trọng hơn, khi vừa mới vào cửa, Huệ Đức cũng có chút bất ngờ vì đây là con trai của ông Nguyễn Phúc Bửu Lân.

(Tới đây khi miêu tả cuộc trò chuyện giữa hai cha con thì mình không giỏi kể cho lắm, nếu có sai hay là thiếu tính xưng hô thì mình xin lỗi, mình không biết cách tả)

Nguyễn Phúc Bửu Lân, là con trai đầu của Vua Huệ Đức, thật ra thì không đúng cho lắm vì Bửu Lân là người con thứ 7 chứ không phải là đầu, 6 người còn lại gồm

Nguyễn Phúc Bửu Cương
Nguyễn Phúc Bửu Thị
Nguyễn Phúc Bửu Mỹ
Nguyễn Phúc Bửu Nga
Nguyễn Phúc Bửu Nghi
Nguyễn Phúc Bửu Côn

Nhưng tất cả đều đã chết yểu khi sinh, chỉ có Nguyễn Phúc Bửu Lân và Nguyễn Phúc Bửu Tán, cùng với 1 số ít anh chị em còn lại là sống sót.

Hôm nay, Bửu Lân đến Điện Kiến Trung đi thăm cha của mình, nhưng hôm nay tâm trạng của Vua Huệ Đức có lẽ không ổn cho lắm, ông không quan tâm đến việc Bửu Lân tới đây làm gì mà hỏi Lân rằng

" Hoàng Nhi đó à, cơn gió nào đã thổi con vào cái Điện này vậy? "

Bửu Lân nói với Huệ Đức " Thưa cha, dạo này con thấy cha làm việc, thức đêm nhiều, rồi càng về sau, con nghe cha bị bệnh, con lo lắm, nên.... Hôm nay con vào thăm cha? "

Khi nghe câu trả lời từ Bửu Lân, Huệ Đức cũng dừng bút, sau đó ông đứng dậy, ra khỏi bàn làm việc, dù mới có 45 tuổi nhưng ông cũng đã có vết nhăn trên mặt rồi, tinh thần cũng có chút mệt mỏi hơn nên tâm trí của ông cũng già đi theo tháng.

Huệ Đức vừa đi, ngắm nghía khắp căn phòng làm việc của mình, và đứng trước cửa sổ, hỏi Bửu Lân rằng

" Hoàng Nhi, sau này tương lai của cái đất nước này, sẽ đi về đâu? " Huệ Đức hỏi Bửu Lân

Bửu Lân nghiêm nghị mà đáp " Thưa cha, tương lai đất nước của chúng ta, đang ngày phát triển, kinh tế phát triển, ngoại thương, nông nghiệp, hải sản, công nghiệp cũng phát triển, sớm muộn gì thì cũng chỉ còn là thời gian, con tin rằng, đất nước của chúng ta sẽ là 1 đế quốc, 1 cường quốc hùng mạnh nhất Châu Á này " Bửu Lân đáp lại với cha của mình, lời nói hùng hồn, cũng có mang ít chút tự tôn dân tộc và sự cải tiến.

Huệ Đức nghe xong, ông không nhanh, không chậm, lại hỏi Bửu Lân lần nữa, nhưng lời nói lại có chút..... Khó Hiểu

" Hoàng Nhi à, liệu con đường mà chúng ta đang đi..... Nó có đúng? "

Bửu Lân nghe xong cũng không biết phải trả lời như thế nào, câu nói từ Vua Huệ Đức ít nhiều cũng có đúng sai, Bửu Lân đáp

" Dạ, con không biết, con mu muội, mong cha dạy bảo? "

Huệ Đức nghe xong cũng không nói gì, mà đáp rằng " Ông cha ta giữ cái mảnh đất này cả ngàn năm, và rồi cuối cùng, chúng ta.... Sống để làm cái gì cơ chứ?

Con biết đấy, Hoàng Nhi, ta già rồi, nếu không chừng thì mười mấy hay hai mươi mấy năm nữa là ta đi, ta mong sao này, con sẽ giữ hướng đi tốt cho đất nước.

Cha nuôi của ta, Vua Tự Đức, là một trong những vị vua kiệt xuất nhất mà Nhà Nguyễn chúng ta có.... Khi tới cuối đời, ta vẫn không bao giờ nghe được những bí mật trong người ông ấy, từ miệng ông ấy nói ra, những lời tiên tri, hay lời nói từ ông ấy đều được giữ bí mật, có lẽ con nghe không ít tin đồn trong Hoàng Tộc rằng Tự Đức là người được thần linh chiếu xuống, cứu giúp nước Nam.

Đúng, có lẽ vậy, nhưng suy cho cùng đó vẫn chỉ là những tin đồn, một ngày nào đó, Hoàng Nhi, con sẽ biết những sự thật ấy... Chỉ là chưa tới lúc.

Ta mong sau này con sẽ lãnh đạo đất nước, cùng các chị em của con, hãy dẫn lối cho Đại Nam ta đi đúng con đường.

Mà thôi, ta đã nói nhiều rồi nhỉ?

Con có muốn một chút trà không? "

Huệ Đức và trả lời xong, hỏi Hoàng Thái Tử Bửu Lân có muốn uống 1 chút trà không, Bửu Lân lịch sự từ chối

" Dạ, con không khát "

Nghe nói như thế thì Huệ Đức quay đầu, tới thẳng ngay tại bàn làm việc, rồi khi ngồi xuống ghế, Huệ Đức cũng mời Bửu Lân vào ghế ngồi, có lẽ Bửu Lân cũng hơi bị mỏi chân rồi.

Khi vừa mới ngồi xuống, Huệ Đức hỏi Bửu Lân rằng " Hoàng Nhi à, ta dạo này cảm thấy.... Mệt mỏi chăng?