Chương 31: Sức khỏe và Hoàng Tộc

Xuyên Không Đến Cộng Hòa Liên Bang Đông Dương

Chương 31: Sức khỏe và Hoàng Tộc

Chương 31: Sức khỏe và Hoàng Tộc

Chương 31: Sức khỏe và Hoàng Tộc

" Ý của cha là gì? " Bửu Lân tự hỏi chính bản thân mình rằng rốt cuộc Huệ Đức cảm thấy không khỏe.

Và đúng như những suy nghĩ trong đầu của Bửu Lân, Huệ Đức nói rằng

" Bản thân ta cảm thấy rất mệt mỏi khi ngồi, ta cũng hiểu tại sao lại như vậy.

Ta cũng đã đi khám, đi chữa nhưng các y sĩ đã phát ra rằng ta đã bị bệnh có liên quan tới thần kinh? "

" Thần kinh " Khi nghe tên bệnh, Bửu Lân đã không khỏi sốc khi cha hắn bị bệnh, Bửu Lân lo lắng hỏi

" Cha, rốt cuộc gì đã xảy ra, mau kể cho con " Bửu Lân nghiêm túc hỏi Huệ Đức

Huệ Đức nói " Chuyện là...... Họ chuẩn đoán rằng ta bị Thần Kinh Tọa "

" Thần Kinh Tọa " Bửu Lân suy nghĩ, mấy giây sau thì hỏi lại Huệ Đức.

" Cha, có cảm thấy đau từ đầu xuống lưng, rồi tới gót chân không? "

" Có, ta có

Và con cũng không cần nhất thiết phải lo cho ta, bệnh mới chỉ ở giai đoạn đầu, ta vẫn còn sức

Nhưng nói gì cũng phải nói, nó vẫn là 1 căn bệnh, mặc dù y học đã phát triển nhưng Bệnh Thần Kinh Tọa lại không có thuốc giải

Các y sĩ khuyên ta rằng không nên thức đêm nhiều, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, rèn luyện thể chất, mà ta cũng chả quan tâm là mấy, nó không phải là trọng bệnh nên ta không cần phải lo? "

Nhưng Bửu Lân nghe xong cũng không hỏi lo lắng " Thưa cha, một quốc gia cần 1 vị vua trị vì, ngày không có vua, biến cục đất nước tất loạn, mong cha giữ gìn long thể để lãnh đạo đất nước, giữ gìn sức khỏe để lãnh đạo nhân dân......."

" Ta tự biết, mà cái đất nước này không cần nhất thiết phải cần có vua, đã có Quốc Hội, đã có các con, thế sao lại loạn được?

Mà bỏ cái thói quen lễ nghĩa Nho Giáo ấy đi, nó không tốt cho con đâu " Huệ Đức dặn dò với Bửu Lân

" Nhưng....? "

" Không có nhưng gì hết, mau đi ra ngoài, để ta còn làm việc. Sức khỏe thì con không cần phải lo, Y Viện Sĩ sẽ lo cho ta, con đi ra ngoài đi, để ta còn làm việc " Huệ Đức nói xong thì cũng làm ngơ Bửu Lân luôn.

Mà Bửu Lân cũng không biết phải nói gì, cậu cũng bó tay đối với cha của mình nên nhắc vài câu như " Mong cha giữa gìn sức khỏe " rồi rời đi.

Huệ Đức nghe xong cũng không nói gì, ông lấy cặp kính từ trên bàn, sau đó xem lại đống giấy tờ còn trên bàn.

Còn Bửu Lân thì cũng không dám làm phiền cha của mình nên chào hỏi xong thì cũng ra khỏi Điện Kiến Trung luôn, sau đó tới Tử Cấm Thành để làm 1 số việc tại đó.


Mà tới giờ cũng chưa nhắc tới các phi tần, thái giám đâu?

Xin thưa là đều đã bị loại bỏ

Thái giám đã không còn được tuyển chọn từ hồi thời Vua Tự Đức rồi, vua Tự Đức gần như đã loại bỏ tất cả mọi thứ được cho là không mang lại 1 chút lợi ích nào như thái giám, phi tần, người hầu hay chè nước, ca múa. Nuôi mấy ngàn người làm cái gì trong khi cái sức lao động của mấy ngàn người ấy đủ sức để đi làm rồi.


Thế là Tự Đức thẳng tay loại bỏ những thứ liên quan tới Nho Giáo, lễ nghi rườm rà, quỳ lạy, tế trời, hô mưa gọi gió.....

Tới thời điểm hiện tại, Kinh Thành Huế gần như trống vắng vô cùng, chỉ còn các vệ binh và người hầu và Hoàng Tộc.

Mà nhắc tới Hoàng Tộc thì không thể nhắc tới Hoàng Thân và Hoàng Tộc Nhà Nguyễn

Triều đại nhà Nguyễn đã thiết lập quy chế cụ thể về tước hiệu cùng đãi ngộ cho các thành viên thuộc hoàng tộc (họ Nguyễn Phúc cùng Tôn Thất), đồng thời còn có các quý tộc có công trạng. Triều đại nhà Nguyễn đã thiết lập hệ thống quý tộc tương tự nhà Thanh và có áp dụng hệ thống nhà Hậu Lê.

Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Vua Thế Tổ đã thiết lập hệ thống tước hiệu mô phỏng các triều đại trước. Các tước Quận công thường được ban cho công thần hoặc Tôn Thất đã có công trạng lớn, một số sau này được truy phong. Trong một số trường hợp được truy phong tước vương là tiền vương đời trước như Tuyên vương, Mục vương,... và tuy triều Nguyễn cũng có tước Vương cho những người khi còn sống (như Thọ Xuân vương Nguyễn Phúc Miên Định), song đều do công trạng hoặc tuổi tác cao.

Tới thời kỳ Minh Mạng, thiết lập hệ thống tôn tước gồm 21 bậc. Đồng thời quy định chế độ "tập phong" - tức cho phép con tập tước của cha, thì so với tước được phong của cha trước phải kém xuống một bậc. Có một số trường hợp con lập được công trạng ban phong hơn tước của cha. Các triều đại Hoàng đế triều Nguyễn sau dựa theo cơ bản thiết lập tôn tước của Vua Minh Mạng mà ban phong.

Nhưng..... Việc ban thưởng và lương bổng cho Hoàng Thân và Quý Tộc đã không giúp ít gì mà còn phải thất thoát quốc khố.

Tự Đức đã dẹp sạch hết tất cả, từ tiền lương, rồi lễ nghi, gần như là tất cả.

Còn về Quý Tộc thì cũng chả khác là mấy

Hệ thống tước vị dành cho quan thời Nguyễn, là Ngũ đẳng tước có từ thời nhà Chu. Trước năm Gia Long thứ 5 (1806), tước hiệu của Vua Thế Tổ là Vương do đó giai đoạn đầu triều Nguyễn không phong tước Vương. Trong giai đoạn này tước vị của tôn thất và quan thần chưa được phân biệt. Hệ thống tước vị triều đại Gia Long gồm:

Công: chia làm Thân công, Quốc công và Quận công, là tước vị ban phong cho Hoàng thất và Công thần. Không tập ấm.

Hầu: tước vị thường ban cho Thượng thư. Không tập ấm.
Bá: tước vị ban cho từ Chánh ngũ phẩm văn giai và Tòng lục phẩm võ giai trở xuống. Không tập ấm.

Tử: tước vị ban cho từ Chánh lục phẩm văn giai và Tòng cửu phẩm võ giai trở xuống. Không tập ấm.

Nam: tước vị ban cho từ Chánh bát phẩm văn giai. Không tập ấm.

Lại định tước phong con cháu công thần Vọng Các. Thời Gia Long, chỉ có một số công thần hỗ trợ cho Thế Tổ trong thời kỳ lưu vong tại Bangkok thì mới được ban phong và tập ấm, nhóm này gọi chung là ["Công thần Vọng Các"]. Tập ấm đều lấy con trưởng cháu trưởng, nếu không có con trưởng cháu trưởng thì lấy ngành thứ cho thừa tập, án theo lệ tập ấm thời Nguyễn thì mỗi đời giảm một bậc.

Thứ tự tước hiệu công thần Vọng Các như sau:

Khinh xa đô úy: hàm Tòng nhị phẩm
Kiêu kỵ đô úy: hàm Tòng tam phẩm
Kỵ đô úy: hàm Tòng tứ phẩm
Phi kỵ úy: hàm Tòng ngũ phẩm
Ân kỵ úy: hàm Tòng lục phẩm
Phụng ân úy: hàm Tòng thất phẩm
Thừa ân úy: hàm Tòng bát phẩm

Mà sau cuộc Đại Đồ Sát Quý Sửu 1853 và Chiến Tranh Xiêm La - Đại Nam lần thứ 3, Tự Đức mới có cơ hội để cải tổ lại toàn bộ hệ thống hoàng tộc và quý tộc.

Dù đổ máu song song với đó nó đã tạo ra 1 hệ thống có tổ chức gồm việc phân công cho các thành viên Hoàng Tộc vào các chức vụ mới sau khi cải cách, Quý Tộc được tự do kinh doanh và buôn bán, thành lập các cơ sở doanh nghiệp tư nhân nhà nước tự do và điều phối, rồi nào là Quốc Hội, Nội Các....

Đến lúc này, gần như Hoàng Tộc Nhà Nguyễn đã bị biến chất

Trong Quốc Hội, Thập Bát, Hội Đồng 9 Mũi Tên, Cơ Quan Nội Các, Giám Sát, trong kinh doanh, các sí nghiệp, cơ sở đào tạo nhân tài như Đại Hộc Huế, Đại Học Gia Định..... Đều có bóng dáng của Hoàng Tộc Nhà Nguyễn.

Điều này vô tình tạo ra 2 lợi thế to lớn là quản lí và kiểm soát, quản lí từ các ngành nghề, giúp cho Đại Nam có thể ổn định được hệ thống kinh tế và giá cả thị trường không bị nháo động và kiểm soát toàn bộ hệ thống quản lí khắp cả Đại Nam và Liên Bang.

Nhưng nó cũng có hại đó là sẽ tạo ra được ít kẻ có tâm địa muốn chiếm đoạt chức vụ cao hơn như cái ghế nhà vua chẳng hạn, rồi là tham ô, đút lót túi riêng..... Cái này cũng là 1 hệ lụy tất yếu khi phân tán quá nhiều đi.

Dù sao thì Đại Nam vẫn ở trong tình trạng ổn định.... Nhưng đó chỉ là ổn định ngắn hạn mà thôi, chúng ta sẽ chẳng biết chuyện gì sẽ xảy trong tương lai cả.