Chương 38: Trận Surin 1878 Năm Đó

Xuyên Không Đến Cộng Hòa Liên Bang Đông Dương

Chương 38: Trận Surin 1878 Năm Đó

Chương 38: Trận Surin 1878 Năm Đó

Chương 38: Trận Surin 1878 Năm Đó

Trong chiến tranh, mất mát là bắt buộc phải có, có chiến tranh thì chắc chắn phải có nước mắt và máu, tất cả phải bị đổ xuống trong chiến tranh, và anh trai của Kiệt, Vương, cũng như vậy.

Kiệt và Vương là 2 người anh em, Nguyễn Chiến Vương sinh năm 1855 và Nguyễn Quốc Kiệt sinh năm 1859, năm 1874, anh của Kiệt, Nguyễn Chiến Vương, trúng tuyển và trở thành 1 người lính dự bị trong Lực Lượng Dự Bị Số 2 Nam Gia Định.

Nhưng sau Tháng 3/1875 trở đi thì chiến tranh giữ Xiêm La và Đại Nam bùng nổ.

Tổng động viên toàn Trấn Nam tham chiến, quân dự bị cũng được tung vào trận chiến.

Năm đó, Tự Đức ra lệnh chiến tranh toàn diện với Xiêm La, 11 Quân Đoàn, 450.000 quân được tung vào khắp các mặt trận tại Cao Miên, Tây Nguyên và Hạ Lào.

Vương được tuyển vào thẳng Đại Đội 2, Trung Đoàn 1, Sư Đoàn 1, Quân Đoàn Số 3 Nam Gia Định, dưới sự chỉ huy của Đại Úy Phan Đình Phùng, tham chiến tại Mặt Trận Cao Miên.

Xiêm La cũng hề kém cạnh khi họ cũng động viên được gần 410.000 quân tham chiến.

Lực Lượng Bộ Binh Xiêm La Số 4 và Sự Đoàn Chanthaburi gồm 4 Sư Đoàn Bộ Binh, 2 Trung Đoàn Pháo Binh, 4 Tiểu Đội Súng Máy Gatling và 3 Tiểu Đội Voi Chiến (1 tiểu đội gồm 20 con voi) và 5 Tiểu Đoàn Kị Binh, tổng quân số lên tới 106.000 quân

Bên phía Đại Nam cũng không kém cạnh khi họ tung quân vào Mặt Trận Cao Miên gồm Quân Đoàn Số 3 Nam Gia Định, Quân Đoàn Số 4 Biên Hòa và hai sư đoàn gồm Sư Đoàn 6 Tây Ninh và Sư Đoàn 9 Hà Tiên, 3 Trung Đoàn Pháo Binh, 2 Tiểu Đoàn Kỵ Binh và 6 Tiểu Đội Súng Máy Gatling, Quân số cũng lên tới gần 120.000 quân.

Vương tham gia vào Mặt Trận Cao Miên, Đại Đội 2 của Vương tham chiến tại làng Parach, cách Đại Nam có 5 Km, Sư Đoàn 1 thuộc Quân Đoàn Số 3 Nam Gia Định tiến quân từ Tỉnh Đồng Tháp vào Prey Sdau, Tiểu Đội của Vương chạm trán với 1 Tiểu Đội của Xiêm La vào ngày 27/3 tại làng, sau đó giao tranh, giết được vài tên Xiêm, thu được các loại súng bộ binh rồi đi tiếp.

Sau khi tiến sâu vào lãnh thổ Cao Miên, gặp rất nhiều người dân Cao Miên, họ sợ hãi, bỏ chạy tứ phía khi gặp ngay Đại Đội của Vương.

Nhưng đó là điều mà Vương không quan tâm, nhiệm vụ của Đại Đội là phải đi sát, đi theo đường tiến quân của Sư Đoàn 1.

Ngày 3/4, Sư Đoàn 1 tiến quân vào Thị Khu Chor Dra thì gặp ngay 1 Trung Đoàn tại đây, sát theo Sông Mê Kông, Sư Đoàn 1 tung Trung Đoàn 1 và 4 tham chiến tại đây.

Giao tranh rất ác liệt, từng khu phố, nhà cửa rồi là chợ, đâu đâu cung có giao tranh.

Pháo Binh Đại Nam không thể di chuyển nhanh để có thể hỗ trợ cho Quân Đoàn.

Từ Hồng Bàn tới Chor Dra cũng phải mất tới gần 10 ngày vì đường xá tại Cao Miên thật sự quá tệ, sức ngựa cũng không quá nhanh khi di chuyển pháo, lương thực, vũ khí và đạn dược.

Từ đây cho tới Chor Dra là 35,7 Km nhưng là theo đường chim bay chứ trên thực tế con số này phải tăng tới gấp 2 đến 3 lần.

Dù có Sông Mê Kông, Quân Đội Đại Nam có thể dùng đường thủy để chuyển quân nhưng Xiêm La lại không cho họ được phép di chuyển như vậy.

Hải Đội Tuần Tra của Xiêm La đóng tại Phnom Penh luôn luôn trực sẵn tại đó, sợ bị tập kích nên Đại Nam không dám dùng đường thủy để di chuyển quân, kết quả là viện quân đến hỗ trợ cho Trung Đoàn 1 và 4 là lên tới 10 ngày, cao hơn 7 ngày.

Còn về Vương, Đại Úy Phùng chỉ huy Đại Đội 2 thuộc Trung Đoàn 1 của mình đã cùng với Trung Đoàn 4, đánh tan quân Xiêm tại Chor Dra, chúng rút lui, di chuyển, chia thành 2 phía, 1 phía hướng tới Phnom Penh, 1 phía thì lên đảo Kaoh Paem gần tại đó.

Chỉ Huy Trung Đoàn 1 là Đại Tá Hồ Bát ra lệnh cho các Đại Đội tiếp tục tiến quân lên Kro Pdari, còn Trung Đoàn 4 thì chờ tiếp viện, diệt số ít quân Xiêm còn lại trên đảo.

Cứ thế, sau các chiến dịch gồm Trận Nam Cao Miên 1975, rồi là chiến dịch 3 Quân Đoàn năm 1977, Trận Surin năm 1978.

Vô số lần bị giết hụt rồi bị đạn bắn thì Vương vẫn may mắn vô cùng, nhưng rồi bị kịch đã xảy ra với Vương.

Tháng 9/1879, còn 3 tháng nữa thì chiến tranh sẽ kết thúc nhưng không ai biết trước được tương lai cả, và rồi tai họa ập tới.

Vương cùng với 1 Tiểu Đội gồm 13 người, do anh ta chỉ huy, mới tăng cấp thành chức Hạ Sĩ Quan sau năm 1878, Tiểu Đội đang đi do thám tại Surin, Miền Đông Xiêm La, trong Trận Surin, 60.000 ở cả 2 bên tham chiến tại đây.

Vương cũng vậy, tiếc là cậu lại không gặp may tới như vậy.

Từ trong cánh rừng, 3 con voi từ rừng chui ra, Một Đại Đội của Xiêm cùng với 3 con với có trang bị súng máy Gatling trên lưng đã thấy Tiểu Đội của Vương, chúng bắn xối xả vào Tiểu Đội, kết quả là 13 người đều đã chết, ai cũng bị bắn thành tổ ong, không thể nhìn ra được hình dạng.

Mà sau khi kết thúc chiến tranh, với gần 350.000 thường dân và 200.000 binh lính ở cả 2 bên, gồm cả người Khmer, Lào và Đại Thanh đã thiệt mạng trong cuộc chiến thì Cuộc Chiến Tranh Đại Nam - Xiêm La lần thứ 4 (1875 - 1879) là cuộc chiến có quy mô lớn nhất Đông Nam Á vào thời điểm đó, cũng có số quân tham chiến lên tới 1,1 triệu quân ở tất cả các bên và cũng có số lượng người bị chết nhiều nhất với gần nửa triệu người bị bay màu.

Vương thì được truy tặng Danh Hiệu Anh Hùng, tăng lên chức thành Sĩ Quan Quân Đội, gia đình được giảm thu thuế, ưu đại cao và được truy tôn, nhưng những thứ ấy đã là gì khi chết đi cơ chứ, thật đau khổ.

Kiệt sau gần mấy chục năm nỗ lực không ngừng cố gắng, nỗ lực trong việc học, tham gia vào Đảng thì cuối cùng cũng được trỏ thành 1 thành viên của Đảng Quân Dân, để có cơ hội gặp mặt Đại Tướng Phan Đình Phùng để hỏi những câu hỏi mà Kiệt đang có khúc mắt trong lòng gần hơn mấy chục năm sinh sống.

Trong căn phòng vừa sáng vừa tối này, 2 con người, 1 nửa thế hệ, đang hỏi nhau.

Kiệt lại hỏi, liên quan về anh trai của mình " Anh trai của tôi, Vương, là 1 người như thế nào? "

Tướng Phùng thì đang cố gắng nhớ lại xem ai đã từng chiến đấu trong Đại Đội của ông, rồi 1 tiếng A thật to, nói " Vương Bất Khả Bại, đúng rồi, đúng rồi, a, 1 thanh niên nhiệt huyết, trẻ trung và đẹp, nếu không có chiến tranh, có lẽ Vương cũng đã có vợ rồi nhỉ

Nhưng cậu biết đây, Kiệt, ta biết Vương có 1 người em trai, cậu ta cứ kể suốt, nhưng không ngờ lại là cậu đấy, thật li kì nhỉ?

" Tôi xin lỗi nhưng anh trai tôi, anh ta đã chết ra sao, giấy báo tử từ Bộ không nói lí do chết của anh trai tôi nên mới tới đây

Ngài biết rõ rằng, anh trai tôi, là 1 con người như thế nào "

Kiệt lại hỏi, Phùng lại trả lời

" Hoạt bát, lanh lẹ, liều mạng và dũng cảm, đó có lẽ là những gì mà ta nhận xét về con người của Vương

Ai cũng có ngày sẽ phải ra đi, nhưng đâu phải ngày này, thì ngày mai, ngày mốt, rồi tháng sau.....?

Anh trai của cậu, bị 1 Đại Đội của Xiêm La và cùng với 12 người khác bị bắn thành 1 cái tổ ong "

" Anh tôi có nói gì trước khi tham gia vào Trận Surin không?

" Có, không nhớ rõ lắm nhưng là " Một Hòa, Hai Vui, Ba Buồn, Bốn Chơi "

Đột nhiên, Kiệt bật khóc, lại nói " Đúng là.... Anh Vương, có cần nhất thiết phải vậy không? "

Kiệt cứ vậy mà khóc, còn Phùng như 1 vị cha già, 1 người anh trai vậy, ôm Kiệt vào trong lòng, nói rằng " Hãy để cho nó qua đi, rồi sẽ ổn thôi, Kiệt, hãy từ bỏ quá khứ, hướng tới tương lai, như ước mơ của anh trai cậu cũng như vậy, ta chỉ muốn thấy cái lớp bên trong của bánh mì, cậu hiểu chứ? "

" Vâng.... Thưa Đại Tướng, tôi đã hiểu...." Kiệt khóc, Phùng lại dỗ dành, an ủi, dù cả 2 đều đã trên 30 nhưng tính cách của mỗi người lại có chút khác lạ.

Nhưng cho cùng, vẫn là cảm xúc, và thứ hai, là 1 lí giáo điều kèm chút ít tri thức và hoạt động sẽ thành 1 thứ vũ khí vĩ đại nhất thế giới.