Chương 37: Chuẩn Bị Cho Lễ Duyệt Binh

Xuyên Không Đến Cộng Hòa Liên Bang Đông Dương

Chương 37: Chuẩn Bị Cho Lễ Duyệt Binh

Chương 37: Chuẩn Bị Cho Lễ Duyệt Binh

Chương 37: Chuẩn Bị Cho Lễ Duyệt Binh

Đại cải cách, có ai biết, quân đội Đại Nam vào năm 1850 là bao nhiêu không?

Là 103.000 ngàn quân, không sai, nếu so sánh vào thời điểm đó thì Quân Đội Đại Nam tại Đông Nam Á là 1 thế lực mạnh và đáng gờm.

Nhưng nếu so sánh với Đế Quốc Đại Thanh thì y như là hạt cát với bao cát vậy.

Theo ước tính, vào năm 1850, Quân Đội Đại Thanh Đế Quốc có số lượng quân chính quy dao động tầm từ 400.000 cho đến 600.000 quân trở lên, thậm chí là cao hơn nếu động viên, cỡ năm 1860 trở đi thì luôn luôn duy trì số lượng quân là 600.000.

Nhưng quân đông không có nghĩa là mạnh, Đại Thanh tại sao quân lại đông nhưng lại thua Anh, Mỹ và Pháp, câu trả lời là vũ khí.

Vũ khí lạc hậu, pháo nạp bằng nòng trong khi Phương Tây đã là nạp hậu, súng mồi dây thừng thì bên kia đã là hạt nổ, trang phục lạc hậu, tư duy chiến thuật cũng đã cũ và thiếu tính kỉ luật, còn dùng cả đao, kiếm, cung, khiên trong chiến đấu và nhiều vấn đề khác.

Đại Thanh đã như thế thì Đại Nam cũng y như vậy nhưng đó từ năm 1850, sau năm đó thì nhiều thứ thay đổi lắm, đặc biệt là quân đội.

Quân đội Đại Nam vừa được tăng quân số, trang bị vũ khí mới, trang phục cũng được thay đổi và tư duy chiến thuật cũng hiện đại.

Nhưng tiếc là sau gần mấy năm trong chiến tranh với Xiêm La và dẹp loạn trong nước thì Quân Đội Đại Nam đã bị suy yếu nghiêm trọng, cần phải được hồi phục.

Nhưng cũng rất may mắn vì trong thời đó, thời kì chiến loạn ấy đã sinh ra không ít các vị tướng, nhà chính trị và tư tưởng như Đô Đốc Phùng Thanh Tuấn, Phó Đô Đốc Trần Tam (cả 2 hiện tại là chỉ huy của Hạm Đội Vịnh Xiêm La), Thủ Tướng Lý Xuân Diệu (Thủ Tướng hiện tại của Liên Bang), Tổng Bộ Bộ Chỉ Huy Nguyễn Kim Phúc (Là người chỉ huy của Bộ Máy Quân Sự Đại Nam) và Nhà Lí Luận Học Thuyết Quân Sự Nguyễn Phúc Đình (Nguyễn Phúc Hồng Đĩnh).....

Nói chung, đúng là chiến tranh nó đổ máu thiệt, nhưng đổi lại không ít là những người lính, vị tướng, nhà lãnh đạo cho thế hệ tiếp theo, nên xét về tổng thể thì vẫn là hại nhưng lợi.

Và tất nhiên, sự kiện Lễ Quốc Khánh của Liên sắp diễn ra và người dân rất mong chờ vào háo hức.

Lễ diễn ra vào ngày 18/12, và tại các Phủ, đặc biệt là Phủ Gia Định, Thiên Huế, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt, Viên Chăng, Mittakpheap, Phnôm Pênh và nhiều nơi khác.

Các nơi đang chuẩn bị cho ngày lễ sắp tới, người thì mong chờ, rồi bàn tán, báo đài thì đăng tin của mình lên, chính phủ cũng tích cực chuẩn bị.

Mà tại Phủ Gia Định, nơi đặt trụ sở của Tổng Bộ Bộ Chỉ Huy Liên Bang, bên đây cũng tích cực lắm, các thành viên thuộc Đảng Quân Dân chủ yếu đều sống tại Gia Định, gia đình của họ ở đây.

Còn về họ, Đảng Quân Dân, nhiều nhất là các thành viên chỉ huy của Đảng đang bàn về việc nên tuyển bao nhiêu người cho lễ duyệt binh.

" 10 Đại Đội là tôi thấy còn hợp lí chứ cả 1 Quân Đoàn thì tới bao giờ mới xong, ông bị điên à? " 1 người trong đảng đang cãi nhau với 1 người khác

Người kia cũng không chịu gì, nói thẳng với người kia " Đây là 1 ngày lễ trọng đại, phải thật hoàng tráng, để thể hiện rằng, Liên Bang ta đã mạnh như thế nào sau bao nhiêu năm, ông không nghĩ tới như vậy sao?

" Vậy là mạnh mẽ?, nực cười, Hiệp Ước Đà Nẵng ông quên rồi à, rồi là Pháp, Xiêm La, ông quên rồi sao? "

" Đó là chuyện của 40 năm về trước, ông không được nhắc lại " Người kia tức giận, nói với việc đừng nói tới quá giới hạn của mình.

Nhưng rồi là 1 cuộc cãi lộn, chửi nhau gay gắt, đã không thống nhất về việc sẽ có số lượng bao nhiêu binh lính tham gia vào cuộc diễu hành mà còn nhắc lại chuyện cũ khiến mọi thứ còn lộn xộn hơn.

Nhưng rồi 1 âm thanh đã cắt ngang hết tất cả, nói

" Tất cả mọi người im lặng, TẤT CẢ IM LẶNG " Âm thanh làm đầu có chút nhẹ nhưng rồi sau đó cũng phải nói to vì bọn họ cãi nhau quá to đi, nói kiểu đó không nghe gì cả.

Lời nói vừa nói ra là tất cả đều im lặng, lắng nghe lời nói từ vị chỉ huy của họ, Đại Tướng Phan Đình Phùng

Phùng hỏi những người trong cuộc họp lần này, rằng

" Mọi người bảo rằng một là 10 Đại Đội, hai là là 1 Quân Đoàn, ta thấy, cuộc duyệt binh không cần nhất thiết phải qua hoàng tráng, tốn hao nguồn lực, chưa kể người dân chỉ xem có đúng 1 lần, rồi sao đó họ lại đi vào công việc của mình, họ còn phải đi làm nên.... Tốt nhất là 10 Đại Đội thì đúng, nó vẫn là ổn hơn " Đại Tướng Phùng suy xét và lựa chọn sao cho hợp lí theo ý của mình, giờ chỉ còn chờ ý kiến từ những người khác

(Phan Đình Phùng (1847 – 1896), hiệu Châu Phong, tự Tôn Cát, là một nhà cách mạng Việt Nam, lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Hương Khê chống lại thực dân Pháp trong phong trào Cần Vương.

Nhưng đó là thế giới kia, còn ở đây, ông là 1 chỉ huy của Quân Đội Đại Nam

Sinh ra tại Hà Tĩnh, nhưng rồi ông lại sinh ra vào đúng 1 trong những thời kì khủng khiếp nhất trong lịch sử Đại Nam, sau Cuộc Đại Đồ Sát 1853, gia đình ông chuyển vào Gia Đình sinh sống, kể từ khi lớn lên, ông đã tiếp thu rất nhiều thừa khó có ai có thể có được.

Năm 1868, ông cùng với Nguyễn Thân, Mạc Khai Minh và nhiều người khác được cử sang Châu Âu để tiếp thu và học hỏi.

Dù được cha dạy về Lễ Nghĩa Nho Giáo nhưng cũng được tiếp thu về tri thức từ các nước Phương Tây nên nói chung.

Ông là con người có sự kết hợp giữa cả Tây và Đông, là 1 con người thông minh và tài giỏi, ông đã chứng minh mình tài năng của mình.

Năm 1872, Sau khi tiếp thu và được dạy tại Trường Huấn Luyện Quân Sự tại Pháp và Anh, ông giữ chức Đại Úy thuộc Đại Đội 2, Trung Đoàn 1, Sư Đoàn 1, Quân Đoàn Số 3 Nam Gia Định, rồi tới khi đến chiến tranh Đại Nam - Xiêm La lần thứ 4 (1875 - 1879).

Ông cùng với Đại Đội của mình tham gia vào mặt trận Nam Cao Miên 1975, rồi là chiến dịch 3 Quân Đoàn năm 1977 và cuối cùng là Trận Surin năm 1978, với các trận chiến mà ông đã tham gia, ông được tăng chức thành Đại Tá thuộc Trung Đoàn 3, Sư Đoàn 13, Quân Đoàn Số 8 Mittakpheap ngay sau khi Liên Bang được thành lập.

Ông được chuyển công tác tại Gia Định, sau bao nhiêu nỗ lực và cố gắng, ông giữ chức Đại Tướng, chỉ huy của Quân Đoàn Số 3 Nam Gia Định cho tới hiện nay

Ông hiện tại giữ chức vụ Phó Đảng của Đảng Quân Dân, khiêm luôn cả chức Phó Chỉ Huy Vùng 6 Trấn Nam và cả chức Đại Tướng thuộc Quân Đoàn Số 3 Nam Gia Định hiện nay).

" Nhưng thưa Đại Tướng, đây là 1 ngày lễ, đánh dấu cột mốc việc ta chiến thắng trước người Thái, không đáng lí nào mà ngày lễ lại có ít quân tới như vậy, chúng ta nên là chọn khoản 7 Trung Đoàn? " Một người khác đưa ra ý kiến của mình

Vẫn quá đông, giảm xuống còn 5 Trung Đoàn, 12.000 người, đã tương đương gần 1 Thượng Đoàn, không tăng thêm nữa, 3 Đại Đội Kị Binh, 4 Đại Đội Pháo Binh và Hải Đội 2 thuộc Hạm Đội Biển Đông, thế là hết, ai có ý kiến gì không? " Tướng Phùng hỏi những người còn lại


Không ai có ý kiến gì, Tướng Phùng đáp

" Vậy là đã ổn, ngày 18, sẽ là ngày mà lại chứng kiến...... SỨC MẠNH QUÂN SỰ CỦA 1 TÂN ĐẾ QUỐC MỚI NỔI? "

" Tất cả mọi người mau đi chuẩn bị đi, cuộc họp lần này kết thúc, giải tán "

Tất cả mọi người đều ra ngoài, ngoại trừ 1 người, Tướng Phùng hỏi

" Kiệt, sao cậu vẫn chưa ra? "

" Xin lỗi vì đã làm phiền nhưng xin được phép cho tôi hỏi, năm 1878, cụ thể là Trận Surin, rốt cuộc là Anh tôi đã chiến đấu như thế nào? "

" Cái này, rốt cuộc là cậu đang hỏi tới ai? "

" Nguyễn Chiến Vương, Đại Đội 2, Trung Đoàn 1, Sư Đoàn 1, Quân Đoàn Số 3 Nam Gia Định, chết vào năm 1878 tại Surin "

" Nhưng xin cho phép hỏi, anh trai tôi là 1 người như thế nào? Anh ta đã chiến đấu ra sao? "