Chương 32: Một chuyến xe lửa

Xuyên Không Đến Cộng Hòa Liên Bang Đông Dương

Chương 32: Một chuyến xe lửa

Chương 32: Một chuyến xe lửa

Chương 32: Một chuyến xe lửa

Ngày 28/11/1897

Tại một nhà ga thuộc Thành Phố Tây Ninh, hàng người đi đi lại lại, tấp nập vô cùng, già trẻ lớn bé, đủ loại người, người nghèo thì giơ cái mũ, cái thùng để được mọi người cho ít tiền, sống qua ngày.

Dù thế thì nó vẫn không thể làm ảnh hưởng quá nhiều đến hình ảnh tại Nhà Ga Xe Lửa Ninh Gia Bình được, mà tại quầy bán vế, một người đàn ông đang cãi vã với 1 cô nhân viên tiếp thị bán vé tàu, ông ta nói rất to, cãi rất to còn cô nhân viên cố gắng giữ bình tĩnh, nói năng rất nhẹ nhàng đối với người đàn ông.

Nhưng ông ta không chịu, lại cãi tiếp, vụ cãi vả xảy ra, thu hút không ít người, bảo vệ ga tàu cũng tới can ngăn

" Mấy người là đồ ăn cướp, vé tàu cách đây mấy tháng trước mới còn có giá là 4 Kim, mà thế quái nào đã tăng lên 5 Kim, tôi lấy tiền đâu ra để đi về quê đây? " Người đàn ông nói

Còn cô nhân viên thì vẫn nói rất lịch sự, đáp lại rằng " Thưa quý khách, do tình trạng vé tàu được đặt tăng cao, cộng với chi phí vận chuyển than đá cũng đang tăng nên mới xảy ra tình trạng như vầy, mong quý khách thông cảm " cô nhân viên cố gắng giải thích nhưng có lẽ không thành công cho lắm.

" Tôi không quan tâm, tôi còn có 1 chuyến xe đi tới Tiền Giang, với các trạm trung chuyển thì chí phí xe của tôi sẽ tăng cao, tôi lấy đâu ra tiền để đi tiếp, hả? " Không nhượng bộ, người đàn ông cũng lí do riêng của mình.

Đám đông chia ra 2 luồng ý kiến, 1 bên cho là cô nhân viên đúng vì giá vé hiện tại cũng được đặt rất nhiều, việc vận chuyển than đá cho nhà ga cũng tăng nên chí phí cũng tăng, vé tàu tăng nên cũng hợp lí.

Mà bên kia thì lại không như vậy, nếu vé tàu tăng thì những người không có đủ tiền để đi, nếu chỉ có đi 1 chuyến đến 1 tỉnh thành thì giá vé không cao lắm nhưng nếu là đi xa, đi hơn mấy trăm cây số trở lên thì giá tiền cho vé tàu cũng tăng theo, điều này lại kéo theo 1 hệ lụy là người dân không có đủ tiền để đi tiếp, bắt buộc sẽ phải xuống 1 trạm khác và đi bộ còn không thì đi xe lửa.

Bên Cục Giao Thông Đường Sắt là bắt buộc phải làm, nếu vẫn giữ cái giá 4 Kim ấy, mà có thể đi khắp cả nước thì bọn họ sẽ chả còn vốn hay tiền để duy trì và vận hành đường sắt, mặc dù việc thu phí từ người dân tăng cao vẫn sẽ đủ để duy trì tuyến đường sắt nhưng khổ nổi là toàn bộ số tiền ấy đều rơi vào tay của Bộ Tài Chính, sau khi thu xong thì Bộ mới tính toán, thống kê rồi mới chia tiền duy trì và vận hành đường sắt cho Cục Giao Thông Đường Sắt.

Và trong những tháng gần đây, Quốc Hội yêu cầu Cục Giao Thông tăng thêm việc thu phí tàu hỏa đối với người dân nhằm kiếm thêm nguồn tài chính để đầu tư vào các công trình khác tại Trấn Bắc hoặc xây thêm đường sắt.

Còn cái cớ giá vé được đặt tăng hay chi phí vận chuyển thang đá tăng chỉ là một cái cớ để đánh lạc hướng người dân và họ chỉ nghĩ rằng là giá vé tăng do nhu cầu đi lại tăng, nên họ sẽ không có bất cứ 1 sự nghi ngờ nào mà đặt vé.

Còn hiện tại, cãi vã với nhau, không thể giải quyết được thì để bên Bảo Vệ Nhà Ga tới giải quyết.

Một người bảo vệ tới, hỏi người đàn ông rằng " Thưa anh, chúng tôi yêu cầu anh giải quyết vấn đề này, anh đặt vé hay là không? Nếu không thì anh đang gây rối trật tự công cộng, chúng tôi có thể mời anh lên làm giấy tờ? "

Khi nghe người bảo vệ nói, mà đe dọa cũng đúng, người đàn ông cũng có chút không cam tâm, nói lại với người bảo vệ rằng là " Nhưng..... Tôi lấy đâu ra tiền để đi? "

" Vậy thì anh sẽ không đi, chỉ thế thôi? "

Phải gần mấy phút, người đàn ông cũng quyết định là sẽ không đặt vé. Mọi chuyện được giải quyết, đám đông cũng giải tán, mọi việc lại trở về bình thường.

Còn Tuân (Ba của Kiên), cũng vừa mới đến nhà ga, cũng không quá để ý đến chuyện vừa nãy, nên sau đó tới thẳng quầy tiếp tân, nói với tiếp tân nhà ga.

" Xin chào, tôi muốn đặt vé tàu? "

Người tiếp tân hỏi " Anh muốn tới nơi đâu? "

" Tới Phủ Gia Định "

Vừa nghe xong thì mấy giây sau là tiếp tân đưa vé tàu luôn rồi nói " Chuyến tàu Tây Ninh - Gia Định sẽ có vào lúc 10h40 phút sáng, mong anh ngồi ghế chờ "

" Và đây là vé của anh, giá là 8 Kim ạ " Tiếp tân đưa với, yêu cầu giá vé là 8 Kim.

" Cảm ơn " Nói lời cảm ơn xong thì Tuân nhìn lại đồng hồ nhà ga, cũng mới chỉ có 9h50 phút sáng, vẫn còn khá lâu mới có 1 chuyến xe lửa nên Tuân tạm thời ngồi hàng ghế chờ, mua 1 tờ báo từ 1 quầy hàng bán báo gần đó rồi ngồi đó mà đọc.

Lí do vì sao ông Tuân lại đi Gia Định thì cũng dễ hiểu lắm, đại diện cho Huyện đi tới Gia Định lấy 1 chút giấy tờ, cũng có ít công việc tại đó nên đi.

Mà tại ga tàu, xe lửa cứ hú lên từng đợt, bắt đầu 1 chuyến đi tiếp theo

Với động cơ hơi nước, là loại đầu máy dùng động cơ, dùng than đốt cháy củi,tạo nhiệt đun nước làm tăng áp suất nước, xả van cho hơi nước đẩy piston và quay trục khuỷu.

Mà chiếc toa xe lửa đầu tiên được nhập vào Đại Nam là năm 1868 từ Đế Quốc Anh, và kể từ đó cho tới giờ, ngành giao thông đường sắt tại Đại Nam nói riêng và Liên Bang nói chung đã phát triển tới mức cực thịnh, bất kì 1 thành phố nào tại Liên Bang ít nhất cũng phải có 1 nhà ga xe lửa.

Còn về Tuân, như đã nói ở trên, có công việc tại Gia Định nên mới đi, nhưng sở thú
vị của Tuân chủ yếu là đọc báo, đọc sách, bánh và trà, thế nên trong mỗi bữa ăn, thói quen đọc báo và trà đã là thứ không thể thiếu, khiến Kiên cũng không biết Tuân có phải là con lai hay không?

Mà giờ này, nhà ga cũng tấp nập lắm, bán hàng rong, ăn xin, người đi lại.... Vô cùng đa dạng.

Mà tại hàng ghế chờ, ngay sát chỗ Tuân có mấy dãy ghế, có 2 người đàn ông đang nói chuyện với nhau, tuổi đều tứ tuần, họ ăn mặc cũng rất lịch sự, gọn gàng, cho dù nhà ga vẫn khá ồn nhưng vẫn có thể nghe rõ được cuộc trò chuyện giữa cả hai.

" Mấy bữa nay sao mà đông thế không biết, tui cũng mệt mỏi? "

Người kia đáp " Mệt gì ông, tui còn phải chờ hàng dài, lấy vé y như đi chợ vậy, mệt thiệt chứ "

" Kệ đi ông, vậy...... Ông định bắt 1 chuyến đi Đà Nẵng? "

Người kia nghe xong lắc đầu " Không, tui đây qua đó làm chi, để cho tụi Pháp nó kiểm tra, rườm rà, phiền phức, giấy thông hành tui không có, mất từ lúc nào rồi ông "

" Ôi là dời, mệt với ông.... Thôi tui đi đây, xe tới rồi "

" Ừ, tạm biệt ông, hẹn gặp tại Ninh Thuận, tôi chờ ông "

Cả 2 trò chuyện, cũng chỉ là vài lời tạm biệt, nói chuyện phiến, Tuân cũng chả quan tâm lắm, mà cũng nghe câu chuyện cũng buồn lắm, sau Hiệp Định Đà Nẵng 1857 thì Đà Nẵng đã trở thành đất của Nước Pháp, không giống như Tô Giới, chủ quyền vẫn thuộc về nước kia nhưng quản lí lại là một quốc gia khác, Hiệp Ước Đà Nẵng 1857 là giao Đà Nẵng cho Pháp vĩnh viễn luôn, các nhà sử gia, chính trị, tướng tá Đại Nam đều coi bản hiệp ước này là 1 hiệp ước bất bình đẳng, 1 sự sỉ nhục.

Nhưng đó là Đà Nẵng, đã là lịch sử từ mấy chục năm trước rồi, cũng khó có thể sửa lại được.

Mà nãy giờ vừa đọc báo, vừa suy nghĩ thì 1 tiêng " Tua " vang lên

Tiếng rất to, thu hút sự chú ý của Tuân xem lại đồng hồ trên tay, đã là 10h40 phút sáng, sau đó quay lại nhìn lại đường ray, phát hiện tàu đã tới, vội vàng hướng tới tàu hỏa.

Nhân viên soát vé tàu kiểm tra tầng vé cho từng người, từng người đi lên, đến lượt Tuân, đưa vé cho nhân viên rồi đi thẳng vào tàu luôn mà không cần chờ kiểm tra, nhân viên cũng không làm khó là mấy, cũng là người lao động mà, chắc cũng có chuyện gì đó nên mới gấp, cũng không quan tâm lắm, vẫn kiểm tra vé.

Còn Tuân thì tìm 1 hàng ghế 2 chỗ ngồi, lí tưởng lắm, sát bên cửa sổ, chà, vui vẻ đấy.

Tuân thì để hành lí dưới chân, để khỏi bị mất, rồi đọc tờ báo vẫn còn dang dở.

Sao đó thì chuyên tàu mấy phút sau, bắt đầu lăn bánh, hướng tới Phủ Gia Định, từ Thành Phố Tây Ninh tới Phủ Gia Định là khoảng 80 Km, nhưng đó là theo đường chim bay chứ nếu đi qua những khúc cua ngoặt ngèo thì con số đó có thể lên tới 110 Km trở lên, sẽ là 1 chuyến hành trì dài hơi a, theo ước tính nếu không tới các trạm trung chuyển thì 6h00 tối là tới, nhưng 8h00 vẫn có khả năng lắm, mệt lắm à nha, sẽ là 1 chuyến đi dài đấy.